Ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam:

Các giải pháp đồng bộ là mục tiêu đặt ra để hoàn thành được bao phủ BHYT toàn dân

Thứ tư, 26/06/2019 21:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) "Với những giải pháp đồng bộ chắc chắn chúng ta sẽ có một tương lai tốt hơn và mục tiêu bao phủ BHYT mang tính khả thi rất cao" - Ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã nhấn mạnh như vậy tại tọa đàm "Phát triển bền vững đối tượng tham gia BHYT".

Ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam

Ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam

Thưa ông, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 90% dân số. Vậy tính đến thời điểm hiện nay, số lượng người tham gia BHYT đạt bao nhiêu % thưa ông? Số người tham gia tập trung chủ yếu ở nhóm đối tượng nào?

Ông Phạm Lương Sơn: Theo số liệu thống kê đến 5/2009 cả nước chúng ta đã có 84,5 triệu người dân có thẻ BHYT và đã đạt được tỉ lệ bao phủ là 89%. Có thể nói rằng hiện nay các nhóm đối tượng là người lao động đã tham gia BHYT trên 90% một con số rất đáng khích lệ. Nhóm người hưu trí, mất sức lao động, bảo trợ xã hội thì 100% đã tham BHYT với khoảng 3,1 triệu người có thẻ BHYT. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ bao gồm có hộ cận nghèo, HSSV cũng đã có cái tỷ lệ tham gia xấp xỉ 100%.

Một điều mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là nhóm thứ 5, là nhóm hộ gia đình mà trước đây được tham gia BHYT dưới hình thức tự nguyện, từ ngày Luật BHYT sửa đổi năm 2014 thì chuyển thành đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nhưng theo hình thức là hộ gia đình, thì đến tháng 5/2019 đã có trên 17 triệu người tham gia. Đây là con số mà chúng tôi nghĩ rằng nó thể hiện sự quyết tâm cao độ của cả hện thống chính trị cũng như là sự quan tâm người dân trong quá trình tham gia BHYT.

Vấn đề giải quyết thanh toán BHYT có lẽ luôn là vấn đề trăn trở nhất đối với người dân. Kể cả khi Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/12/2018 thì vẫn gặp phải sự mâu thuẫn giữa 2 mẫu giấy chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT theo quy định cũ và mới của Thông tư số 39/2018/TT-BYT hay như việc xác định tổng mức thanh toán khám, chữa bệnh. Vấn đề này sẽ được phối hợp giải quyết như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Lương Sơn: Khi Nghị định mới của Chính phủ ban hành, Bộ Y tế có ban hành Thông tư hướng dẫn. Trong quá trình triển khai thực hiện, đúng là có một thực tế. Hiện nay đang tồn tại hai mẫu giấy chuyển viện có trong Thông tư của Bộ Y tế ban hành. Quá trình thực tế tiếp thu phản ánh của người dân và các cơ sở khám chữa bệnh, phải xác nhận ngay thời kỳ ban đầu (từ tháng 12/2018 đến tháng 1,2/2019) đã tạo ra một số khó khăn bất cập cho phía người dân khi tham gia và sự lúng túng của cơ quan BHXH lẫn cơ sở khám chữa bệnh khi giải quyết đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Chúng tôi đã phối hợp với Bộ Y tế để có một thông báo thống nhất. Theo đó, trong thời gian chờ Bộ Y tế ban hành mẫu giấy chuyển tuyến thống nhất thì cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan BHXH vẫn phải tiếp nhận cả hai mẫu giấy chuyển tuyến và đối chiếu với cơ sở dữ liệu của ngành BHXH để đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho người dân. Tôi nghĩ rằng những khó khăn này hiện nay đang được khắc phục.

Việc giải quyết thủ tục, giấy tờ khi thanh toán BHYT và thời gian đợi được giải quyết thanh toán khá lâu nhất là đối với những bệnh nhân chuyển tuyến. Chính điều này đã góp phần làm giảm bớt sức hút của BHYT đối với người dân. Quan điểm của ông về ý kiến này như thế nào?

Ông Phạm Lương Sơn: Khi Nghị định mới của Chính phủ ban hành, Bộ Y tế có ban hành Thông tư hướng dẫn. Trong quá trình triển khai thực hiện, đúng là có một thực tế. Hiện nay đang tồn tại hai mẫu giấy chuyển viện có trong Thông tư của Bộ Y tế ban hành. Quá trình thực tế tiếp thu phản ánh của người dân và các cơ sở khám chữa bệnh, phải xác nhận ngay thời kỳ ban đầu (từ tháng 12/2018 đến tháng 1,2/2019) đã tạo ra một số khó khăn bất cập cho phía người dân khi tham gia và sự lúng túng của cơ quan BHXH lẫn cơ sở khám chữa bệnh khi giải quyết đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Chúng tôi đã phối hợp với Bộ Y tế để có một thông báo thống nhất. Theo đó, trong thời gian chờ Bộ Y tế ban hành mẫu giấy chuyển tuyến thống nhất thì cơ sở khám chữa bệnh, cơ quan BHXH vẫn phải tiếp nhận cả hai mẫu giấy chuyển tuyến và đối chiếu với cơ sở dữ liệu của ngành BHXH để đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho người dân. Tôi nghĩ rằng những khó khăn này hiện nay đang được khắc phục.

Trước khi Nghị định 146/2018/N Đ-CP có hiệu lực, các trạm y tế xã bị khống chế tỷ lệ quỹ khám chữa bệnh BHYT được sử dụng dưới 20%, điều này đã dẫn đến việc chuyển tuyến ồ ạt dù là bệnh nhẹ. Sau khi Nghị định 146 có hiệu lực, tình trạng này đã được cải thiện như thế nào, thưa ông?

Ông Phạm Lương Sơn: Đang có sự hiểu lầm đáng tiếc liên quan đến sự khống chế tỷ lệ 20% của quỹ ngoại trú của trạm y tế xã. Mục tiêu là dành 20 % của quỹ ngoại trú trạm y tế xã để phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Khi vượt ra khỏi khả năng chuyên môn của trạm y tế xã thì chuyển lên cơ sở tuyến trên. Đây là một trong những giải pháp về mặt chuyên môn để đảm bảo chất lượng dịch vụ, đảm bảo việc khám chữa bệnh cho người dân được tốt nhất.

Sau khi khảo sát và sửa Nghị định 105/2014 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT sang Nghị định 146/2018, thay đổi phương thức phân bổ, thanh quyết toán, chi phí khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế, trong đó có cả y tế tuyến xã. Ở trên chúng ta có đề cập đến tổng mức thanh toán. Tổng mức thanh toán căn cứ vào chi phí thực tế của năm trước được gián định vào quyết toán, cộng với những chi phí phát sinh hợp lý theo đúng quy định của Luật BHYT. Cơ chế đó tạo điều kiện cho các cơ sở y tế, kể cả y tế tuyến xã nếu phát triển được dịch vụ y tế.

Tôi phải nhấn mạnh phát triển dịch vụ y tế, cung cấp dịch vụ y tế trong phạm vi chuyên môn được Bộ Y tế cho phép hoặc các cơ sở y tế ở địa phương cho phép. Để ngoài việc phát triển dịch vụ y tế thì phải đảm bảo phạm vi chuyên môn và khả năng cung cấp dich vụ y tế của trạm y tế xã. Cho đến nay, đã có những bước tiến triển rất tốt ở trạm y tế xã, ngoài việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cơ bản như tôi có chia sẻ, trạm y tế xã đang hướng tới việc quản lý, chăm sóc, điều trị các bệnh mãn tính không lây nhiễm. Một trong những căn bệnh mà Việt Nam đang được đánh giá là quốc gia có tỷ lệ khá đông. Một nguy cơ nữa là chúng ta đang quản lý và điều trị bệnh đó ở tỷ lệ rất hạn chế.

Với BHYT cơ bản do BHXH cung cấp, đó là một trong những giải pháp rất tốt để đáp ứng được ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân

Với BHYT cơ bản do BHXH cung cấp, đó là một trong những giải pháp rất tốt để đáp ứng được ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân

Để thu hút người dân tham gia BHYT, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có chỉ đạo Việt Nam triển khai xây dựng các gói BHYT nhiều mệnh giá. Vậy việc này đã được triển khai đến đâu rồi thưa ông?

Ông Phạm Lương Sơn: Nói đến vấn đề gói dịch vụ y tế phải nói đến gói dịch vụ y tế cơ bản. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 39 Quy định gói dịch vụ y tế cơ bản ở trạm y tế xã. Chúng tôi đang tích cực tham gia với Bộ Y tế để xác định quyền lợi cơ bản trong gói dịch vụ y tế đó. Tuy nhiên phải xác định BHYT xã hội do Đảng, Nhà nước tổ chức thực hiện định hướng để cung cấp những quyền lợi cơ bản nhất, đáp ứng được nhu cầu cơ bản, nhu cầu của số đông. Để đảm bảo như cầu của những người có yêu cầu được cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn, đắt tiền hơn phải cần có các gói y tế, gói BHYT bổ sung. Điều này đã được thể hiện trong Nghị quyết của Trung ương Đảng, Chỉ thị của Chính phủ, đặc biệt sự chỉ đạo rất quyết liệt của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Tuy nhiên phải nhìn nhận một thách thức giữa BHYT xã hội và BHYT thương mại có sự khác biệt. Một trong những sự khác biệt đó là đối với BHYT thương mại phải tính toán, làm sao để có lợi nhuận. Và xu hướng để xác định gói y tế bổ sung đó phù hợp hơn với BHYT thương mại. Để thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng cũng như chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, BHXH Việt Nam đang tiến hành, xây dựng những quy định, quy trình để kết nối liên thông giữa BHYT xã hội do BHXH Việt Nam được giao tổ chức thực hiện với BHYT thương mại do các doanh nghiệp y tế thực hiện.

Chúng tôi hy vọng khi có sự kết nối đó, người dân sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn tham gia những gói BHYT do các tổ chức, doanh nghiệp đưa ra. Với BHYT cơ bản do BHXH cung cấp, đó là một trong những giải pháp rất tốt để đáp ứng được ngày càng tốt hơn nhu cầu không những của người dân về mặt cơ bản mà còn của một số những người có nhu cầu được cung cấp gói dịch vụ cao hơn.

Chúng ta đang hướng tới ngày 1/7 là ngày BHYT toàn dân theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Vậy những giải pháp nào được BHXH Việt Nam thực hiện  trong thời gian tới đây, thưa ông?

Ông Phạm Lương Sơn: Tôi rất mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm sâu sắc hơn của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể. Đồng thời rất mong trên các mặt trận chúng tôi nhận được sự hỗ trợ, đồng hành của đông đảo người dân, các cơ quan thông tin đại chúng để công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân đối với việc tham gia BHYT được đẩy đủ, sâu sắc hơn và hướng tới phát triển chính sách BHYT ở Việt Nam một cách bền vững và đảm bảo được quyền lợi của cộng đồng tham gia BHYT. Đây là một trong những giải pháp tôi nghĩ rằng rất hiệu quả, hữu hiệu để góp phần chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân theo định hướng thị trường xã hội chủ nghĩa. 

Ngoài ra, các giải pháp đồng bộ luôn luôn là mục tiêu đặt ra để chúng ta hoàn thành được bao phủ BHYT toàn dân. Chúng tôi đã chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố thường xuyên báo cáo, xin ý kiến của các cấp ủy chính quyền địa phương để cả hệ thống chính trị địa phương vào cuộc từ Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng, phải xác định đây không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành BHXH mà còn là nhiệm vụ an sinh xã hội của đất nước, trong đó BHYT là một trụ cột. Đây là giải pháp không chỉ là về mặt chính trị, trong thời gian qua đã có những hiệu quả rất tốt.

Vấn đề thứ hai, cần phải hoàn thiện hơn nữa những quy định pháp luật, từ Nghị định, Thông tư và những quy định rất cụ thể về mặt chuyên môn để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế từ y tế cơ sở đến y tế chuyên sâu. Vấn đề này BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh đang phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các ngành liên quan để ngày càng hoàn thiện hơn những văn bản quy định đó.

Giải pháp thứ ba chúng tôi rất quan tâm đó là đẩy nhanh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình phục vụ. Hiện nay toàn bộ người tham gia BHYT được quản lý trên hệ thống công nghệ thông tin. Chúng tôi đã có cơ sở dữ liệu khá đầy đủ, khá chính xác. Đây là nền tảng để từ đó có những tiện ích, phần mềm trở lại phục vụ người dân, phục vụ các bệnh viện. Đồng thời phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát hướng tới đảm bảo việc chi trả đúng đủ cho người dân. Với những giải pháp đồng bộ chắc chắn chúng ta sẽ có một tương lai tốt hơn và mục tiêu bao phủ BHYT mang tính khả thi rất cao.

Vâng, xin cảm ơn ông!

PV (thực hiện)

Tags:

Tin khác

Hưng Yên: Thu ngân sách nội địa đạt 41,13% dự toán cả năm

Hưng Yên: Thu ngân sách nội địa đạt 41,13% dự toán cả năm

(CLO) Tính đến hết tháng 4 năm 2024, ngành thuế tỉnh Hưng Yên thu ngân sách nội địa ước đạt trên 11,9 nghìn tỷ đồng, đạt 41,13% dự toán giao cả năm.

Tài chính - Bảo hiểm
Hai sản phẩm công nghệ của Viettel Telecom vào shortlist giải quốc tế Real IT Awards 2024

Hai sản phẩm công nghệ của Viettel Telecom vào shortlist giải quốc tế Real IT Awards 2024

(CLO) Viettel Telecom vừa được trao giải thưởng Real IT Award 2024 tại Vương Quốc Anh cho 2 sản phẩm là CCAI và RAS.

Tài chính - Bảo hiểm
Dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp 'ngồi trên đống lửa'

Dự thảo sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp "ngồi trên đống lửa"

(CLO) Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có góp ý dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tài chính - Bảo hiểm
Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Từ đầu tháng 5 tới nay đã có 6 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm. Trước đó, trong tháng 4, thị trường đón nhận thông tin 16 ngân hàng tăng lãi suất huy động. 

Tài chính - Bảo hiểm
Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

(CLO) Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm 2% thuế suất Thuế Giá trị gia tăng (VAT) cho nửa cuối năm 2024 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đây là lần thứ 4, Bộ Tài chính giảm loại thuế này.

Tài chính - Bảo hiểm