Các giải pháp tài khóa trong chương trình phục hồi “siêu chậm”: Mới đạt 5,5% dự toán

Thứ năm, 07/07/2022 19:23 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong Hội nghị sơ kết công tác Tài chính - Ngân hàng nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra vào chiều 7/7, kết quá của Bộ Tài chính cho thấy, các giải pháp tài khóa diễn ra vẫn còn chậm, mới chỉ đạt 5,5% dự toán.

Các giải pháp tài khóa mới chỉ đạt 5,5% dự toán

Đầu năm 2022, để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng, Chính phủ đã thông qua Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, kèm theo đó là nhiều chính sách tài khóa, tiền tệ và an sinh xã hội. 

Trong đó, các chính sách tài khóa, miễn giảm một số loại thuế, phí đã được triển khai nhanh chóng và hỗ trợ một phần khó khăn cho doanh nghiệp.

cac giai phap tai khoa trong chuong trinh phuc hoi sieu cham moi dat 55 du toan hinh 1

Toàn cảnh Hội nghị.

Tuy nhiên, Hội nghị sơ kết công tác Tài chính - Ngân hàng nhà nước 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra vào chiều 7/7, kết quá của Bộ Tài chính cho thấy, các giải pháp tài khóa diễn ra vẫn còn chậm.

Theo Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm, các chương trình giảm thuế, miễn thuế đã được triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp sau 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19. 

6 tháng đầu năm, tổng số tiền miễn giảm thuế, phí, tiền thuế đất trong chương trình phục hồi là 7.400 tỷ đồng, bằng 5,5% số dự kiến gia hạn (ước tính khoảng 135.000 tỷ đồng), khi xây dựng chính sách.

Số tiền miễn giảm khoảng 32.400 tỷ đồng, bằng 35,8% số tiền dự kiến miễn giảm khi xây dựng chính sách. 

Nếu tính cả 6.100 tỷ đồng số tiền miễn, giảm theo Nghị quyết số 406 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổng số tiền đã thực hiện miễn, giảm gia hạn khoảng 45.900 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trong 6 tháng qua, do giá xăng dầu leo thang, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã 2 lần đồng ý đề xuất của Bộ Tài chính về việc giảm thuế bảo vệ môi trường để hỗ trợ nền kinh tế hồi phục, kiềm chế lạm phát. 

Theo Bộ Tài chính, tất cả các chính sách này đều ảnh hưởng tới việc thu Ngân sách Nhà nước (NSNN). Kết quả cho thấy, lũy kế 6 tháng, việc thu NSNN đạt 941.000 tỷ đồng, bằng 66,7% dự toán.

Về chi ngân sách, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ một số chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên, hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp,...

Tổng chi NSNN 6 tháng đầu năm ước đạt 713.000 tỷ đồng, bằng 40% dự toán, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 28,6%, chi thường xuyên đạt 45,8%, chi trả lãi đạt 50,1% dự toán.

Theo Bộ Tài chính, về tổng thể, tiến độ thu NSNN 6 tháng đầu năm đạt khá, nhưng một số khoản thu và địa bàn tiến độ đạt thấp, nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Tình trạng gian lận, trốn lậu thuế, quản lý thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, thương mại điện tử, kinh doanh xuyên biên giới, diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, công tác phân bổ dự toán chi NSNN chậm; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, đặc biệt là vốn đầu tư ngoài nước, chưa tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bộ Tài chính lý giải: Nguyên nhân của các hạn chế này là do hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá xăng dầu và các nguyên liệu đầu vào tăng cao, nhiều doanh nghiệp phát sinh nợ thuế.

Một số bộ, ngành, địa phương chưa quyết liệt trong công tác chuẩn bị triển khai dự toán chi NSNN được giao; việc áp dụng các chế tài xử lý đối với các cơ quan, đơn vị để xảy ra chậm, muộn trong phân bổ dự toán ngân sách còn chưa nghiêm.

Trước thực tế này, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ quyết liệt trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị nhằm kịp thời báo cáo, kiến nghị xử lý những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.

8 giải pháp của Bộ Tài chính

Dự báo trong thời gian tới, Bộ Tài chính cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, còn nhiều khó khăn, nên việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là nhân tố quan trọng, quyết định tới ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì đà phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2022.

cac giai phap tai khoa trong chuong trinh phuc hoi sieu cham moi dat 55 du toan hinh 2

Ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Theo đó, Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai kịp thời, trọng tâm, trọng điểm các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu hoàn thành và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 đã đề ra.

Hai là, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, các đề án tài chính - NSNN theo chương trình công tác của Chính phủ và yêu cầu thực tế, đảm bảo yêu cầu về thời hạn, chất lượng, khả thi, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.

Ba là, tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN năm 2022; phấn đấu thu vượt mức dự toán Quốc hội quyết định; tăng cường công tác quản lý thu, nắm chắc nguồn thu trên địa bàn để có giải pháp phù hợp với từng lĩnh vực, đối tượng thu; phấn đấu hoàn thành vượt dự toán Quốc hội giao.

Bốn là, điều hành chi NSNN năm 2022 theo dự toán, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ phục hồi kinh tế. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Năm là, đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, bảo đảm dự toán thu và giảm áp lực chi NSNN.

Sáu là, phát triển bền vững, vận hành an toàn, thông suốt thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; thực hiện quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát lạm phát, ổn định các cân đối lớn, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Bảy là, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch; Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại của Ban chỉ đạo 389 quốc gia để chống buôn lậu, gian lận thương mại; thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm toán.

Tám là, chuẩn bị tốt các điều kiện và tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2023, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2023-2025.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 'Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công'

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công"

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa có một số chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

Kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình có nhiều khởi sắc

(CLO) Nhờ triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, nên nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024 tỉnh Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực.

Kinh tế vĩ mô