Các hãng xe chi mạnh tay nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Thứ tư, 22/06/2022 14:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa được xem là nền tảng và yêu cầu cấp thiết để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Vì sao công nghiệp ô tô chưa thể “cất cánh”?

So với nhiều nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ra đời khá muộn. Bắt đầu từ năm 1991, với sự xuất hiện của hai liên doanh là Mekong và VMC.

Cho tới thời điểm hiện tại, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu, thế nhưng, vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng. Nguyên nhân được xác định là tỷ lệ nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô còn thấp.

cac hang xe chi manh tay nham phat trien cong nghiep ho tro nganh o to hinh 1

Tỷ lệ nội địa hóa ngành ô tô đang thấp.

Trong một báo cáo mới đây, Bộ Công Thương cho biết: Tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân 9 chỗ ngồi mới chỉ đạt bình quân khoảng 7% - 10%, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra là khoảng 30% - 40% vào năm 2020.

Theo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực cơ khí, ô tô: Nếu Việt Nam không có giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hóa, thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ bị phụ thuộc rất lớn vào linh kiện nhập khẩu từ bên ngoài.

Trong bối cảnh thế giới bị gián đoạn chuỗi cung ứng như hiện tại, việc phải phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu sẽ cản trở cho ngành này tăng trưởng. Đó là chưa kể, việc tăng tỷ lệ nội địa hóa, cũng sẽ khiến giá ô tô trong nước hạ nhiệt.

Do đó, phát triển công nghiệp hỗ trợ, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa được xem là nền tảng và yêu cầu cấp thiết để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đồng thời tạo động lực kéo theo các ngành công nghiệp khác.

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và cạnh tranh khốc liệt với xe nhập khẩu từ khu vực ASEAN và nhiều nước trên thế giới, việc đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ để gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là hướng đi được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Đồng tình với nhận định này, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương cho rằng: Mặc dù sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ thời gian qua đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, song trong bối cảnh hội nhập và kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều thách thức do đại dịch COVID-19, các ngành kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp của Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức của chính mình.

Thực tế, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu.

cac hang xe chi manh tay nham phat trien cong nghiep ho tro nganh o to hinh 2

Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản.

Cùng với đó, quy mô chủ yếu của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn là nhỏ nên đa số có trình độ công nghệ, quản lý thấp, nguồn nhân lực hạn chế, dẫn tới khó có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của đối tác về tiêu chuẩn, chất lượng, giá thành, thời gian giao hàng… 

Bên cạnh đó, sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp cũng đang kìm hãm sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ. Các doanh nghiệp trong nước chưa tham gia sâu vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các doanh nghiệp đầu chuỗi và doanh nghiệp nước ngoài.

Việc đánh giá tác động ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đến các ngành sản xuất trong nước đã cho thấy rõ một trong những điểm yếu lớn nhất của kinh tế Việt Nam là nội lực của ngành sản xuất hạn chế, phụ thuộc lớn vào các chuỗi cung ứng từ nước ngoài. Việc phụ thuộc lớn vào linh kiện và phụ tùng nhập khẩu đã làm cho giá trị gia tăng tạo ra trong nước của ngành công nghiệp chế biến chế tạo thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực”, ông Phạm Tuấn Anh nói.

Những giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hóa ngành ô tô

Trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa trong nước.

Các doanh nghiệp “nội” như Thaco, Hyundai Thành Công hay VinFast đều đã hưởng ứng mạnh mẽ. Các doanh nghiệp liên doanh, hoặc các hãng xe “ngoại” cũng đang có nhiều động thái tích cực.

cac hang xe chi manh tay nham phat trien cong nghiep ho tro nganh o to hinh 3

Buổi ký kết biên bản ghi nhớ của Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp.

Đơn cử, mới đây, Toyota Việt Nam và Cục Công nghiệp đã ký ký kết Biên bản ghi nhớ Dự án Hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô tô, nhằm nâng cao năng lực và tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp hỗ trợ trong nước với các nhà lắp ráp ô tô. Dự án được triển khai từ năm 2022 đến 2023.

Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam, ông Ueda Hiroyuki cho biết: Trong năm 2020-2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, Toyota Việt Nam vẫn tuyển dụng được 12 nhà cung cấp mới. Nâng số nhà cung cấp hiện tại của doanh nghiệp này lên con số 46, trong đó có 6 nhà cung cấp thuần Việt.

Toyota Việt Nam đã nội địa hóa thêm 324 linh kiện, nâng tổng số lên 724 linh kiện nội địa cho đến nay.  

Chúng tôi đặt mục tiêu tăng thêm nhiều nhà cung cấp và hơn 200 linh kiện nội địa trong năm 2022”, ông Hiroyuki Ueda nhấn mạnh.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô