Các luật phải tôn trọng quy luật thị trường, có công cụ để Nhà nước can thiệp kịp thời, hiệu quả

Thứ tư, 24/08/2022 21:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng các luật cần bám sát và thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; các luật phải tôn trọng quy luật thị trường, song cũng cần phải có công cụ để Nhà nước can thiệp kịp thời, hiệu quả khi cần thiết, đảm bảo an sinh xã hội.

Ngày 24/8/2022, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2022. Tại phiên họp, Chính phủ nghe tờ trình tóm tắt, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định, báo cáo thẩm tra, thảo luận, đóng góp ý kiến, làm rõ các nội hàm, chỉnh sửa, bổ sung nội dung vào các dự án luật gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi).

Các thành viên Chính phủ đã tập trung thảo luận đối với nhiều vấn đề còn ý kiến khác nhau, các nội dung mới, các nội dung còn vướng mắc trên thực tiễn. Trong đó, Chính phủ đã dành nhiều thời gian thảo luận về Luật Đất đai (sửa đổi).

cac luat phai ton trong quy luat thi truong co cong cu de nha nuoc can thiep kip thoi hieu qua hinh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, hoàn thiện thể chế, xây dựng pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược mà các Đại hội Đảng gần đây đã chỉ ra.

Bài liên quan

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xây dựng các luật cần bám sát và thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; đảm bảo tăng cường quản lý nhà nước; vừa tháo gỡ vướng mắc mà thực tiễn đặt ra và đáp ứng mong mỏi của người dân, doanh nghiệp.

Theo đó, các luật phải tôn trọng quy luật thị trường, song cũng cần phải có công cụ để Nhà nước can thiệp kịp thời, hiệu quả khi cần thiết, đảm bảo an sinh xã hội; các luật phải bao quát được các đối tượng, phạm vi điều chỉnh, phù hợp với khả năng quản lý và điều kiện đất nước.

Việc xây dựng và hoàn thiện các dự thảo luật phải trên tinh thần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải phóng tối đa nguồn lực phục vụ phát triển; giảm thủ tục hành chính, tăng cường chuyển đổi số, tránh tiếp xúc trực tiếp, tránh phiền hà cho nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức; bảo đảm có ổn định, kế thừa và phát triển; đảm bảo tính hệ thống, liên thông, đồng bộ giữa các luật; không để khoảng trống pháp lý khi thực hiện các nội dung chuyển đổi; các quy định của luật phải dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ giám sát, kiểm tra; chống cơ chế "xin - cho", góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí…

cac luat phai ton trong quy luat thi truong co cong cu de nha nuoc can thiep kip thoi hieu qua hinh 2

"Các bộ, ngành tập trung quản lý nhà nước là chủ yếu, không sa vào các việc cụ thể; cấp dưới không làm thay việc của cấp trên và ngược lại", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hoàn thiện, trình Chính phủ các dự án luật tạo khuôn khổ thể chế, pháp luật đồng bộ, đổi mới trong quản lý, phân bổ hiệu quả các nguồn lực, tạo không gian, động lực, giải phóng nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; quản lý chặt chẽ nguồn lực đất đai, ngân sách, vốn, tài sản Nhà nước.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về ý kiến góp ý đối với các dự án luật; tinh thần chung là vì chất lượng cao nhất của các luật, vì lợi ích quốc gia. Các bộ, cơ quan chủ động hơn nữa trong việc tham gia ý kiến và cùng nhau trao đổi, thảo luận để tạo sự đồng thuận khi trình cấp có thẩm quyền, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Các cơ quan chủ trì tiếp tục huy động trí tuệ tập thể, lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng tác động; thảo luận, tôn trọng ý kiến phản biện, phối hợp tích cực, trách nhiệm với các cơ quan của Quốc hội trong việc chuẩn bị các dự án, dự thảo luật, pháp lệnh chuẩn bị cho kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV bảo đảm tiến độ và chất lượng...

Về Luật Đấu thầu, liên quan đến vướng mắc về mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế và sách giáo khoa, trang thiết bị giáo dục, tại phiên họp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương phối hợp, tích cực tháo gỡ, tham mưu, giải quyết những việc đang ách tắc, bảo đảm tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, qua đó phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân và việc khai giảng năm học mới.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả, xác minh nguyên nhân sự cố sạt lở đất tại Kỳ Liên (Hà Tĩnh)

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả, xác minh nguyên nhân sự cố sạt lở đất tại Kỳ Liên (Hà Tĩnh)

(CLO) Ngày 7/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 45/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả, làm rõ nguyên nhân sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Người điều khiển xe điện 4 bánh phải có giấy phép lái xe

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Người điều khiển xe điện 4 bánh phải có giấy phép lái xe

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương chịu trách nhiệm cấp phép đăng ký, cụ thể hóa phạm vi hoạt động của xe điện 4 bánh, thực hiện nghiêm quy định của Luật Giao thông đường bộ. Đặc biệt, người điều khiển phải có giấy phép lái xe theo quy định.

Tin tức
Ninh Bình: Thống nhất dự kiến nội dung kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XV

Ninh Bình: Thống nhất dự kiến nội dung kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XV

(CLO) Chiều 7/5, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất dự kiến nội dung kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XV. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất chủ trì hội nghị.

Tin tức
Ninh Bình là một trong 2 tỉnh đã hoàn thành bàn giao khoảng néo thực hiện dự án đường dây 500kV mạch 3

Ninh Bình là một trong 2 tỉnh đã hoàn thành bàn giao khoảng néo thực hiện dự án đường dây 500kV mạch 3

(CLO) Ngày 7/5, Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng họp trực tuyến giao ban định kỳ về các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối.

Tin tức
Nam Định: 4 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội ổn định, phát triển

Nam Định: 4 tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội ổn định, phát triển

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định tiếp tục ổn định, phát triển. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều tăng trưởng khá.

Tin tức