Các nhà đầu tư nước ngoài cam kết hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế

Chủ nhật, 19/09/2021 15:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tin tưởng vào sức mạnh và khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam, các nhà đầu tư cho rằng cần hành động ngay để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, không để tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế.

"Chúng tôi lạc quan về tương lai của Việt Nam"

Các doanh nghiệp nước ngoài vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất chiến lược “phòng ngừa và kiểm soát đại dịch ở từng khu vực” nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn trong trạng thái chống dịch mới.

cac nha dau tu nuoc ngoai cam ket ho tro viet nam phuc hoi kinh te hinh 1
Bài liên quan

Trong văn bản, các hiệp hội doanh nghiệp hàng đầu AmCham Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN, EuroCham và KoCham, bày tỏ lời cảm ơn đến Thủ tướng trong việc xây dựng kế hoạch cho Việt Nam để ngăn chặn, kiểm soát Covid-19 và xác định con đường để tái mở cửa an toàn cũng như phục hồi kinh tế.

"Chúng tôi lạc quan về tương lai của Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng vào sức mạnh và khả năng phục hồi của nhân dân Việt Nam - và nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi cam kết và đầu tư vào tương lai với Việt Nam. Chúng tôi cam kết hỗ trợ các mục tiêu kép Covid-19 của Chính phủ Trung ương là bảo vệ cuộc sống và sinh kế, đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của người dân, thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế", văn bản nêu.

Ủng hộ định hướng “sống chung với Covid", các nhà đầu tư muốn chung tay cùng Thủ tướng và lãnh đạo các tỉnh thành khắp cả nước, đặc biệt là TP. HCM, vùng kinh tế phía nam và Đà Nẵng để tái mở cửa nền kinh tế một cách an toàn, tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và thiết lập trạng thái “bình thường mới”. Điều đó có nghĩa sẽ thoát khỏi quy trình Chỉ thị 15 hoặc 16 cũng như các biện pháp hạn chế tương tự trong tương lai.

Ngay từ bây giờ, doanh nghiệp cần có lộ trình rõ ràng cho việc mở cửa trở lại. Bởi các cuộc khảo sát mà các hiệp hội này đã thực hiện cho thấy ít nhất 20% thành viên sản xuất của các hiệp hội đã chuyển một số hoạt động sản xuất sang quốc gia khác. Một khi sản xuất thay đổi, rất khó để quay trở lại, đặc biệt là khi dây chuyền sản xuất đã được mở rộng ở nơi khác.

Chỉ ra Việt Nam đang bỏ lỡ những cơ hội đầu tư có thể không quay trở lại, các hiệp hội cho rằng đầu tư sẽ không tăng nếu không có kế hoạch rõ ràng để tái mở cửa và phục hồi.

Hiện, kế hoạch đầu tư của nhiều doanh nghiệp đang bị trì hoãn do những bất ổn. Nếu không có các chính sách hợp lý cho việc nhập cảnh của người nước ngoài, các nhà đầu tư tiềm năng mới không thể đến. Đồng thời, Việt Nam cũng sẽ bỏ lỡ cơ hội lớn để tận dụng đa dạng hóa chuỗi cung ứng đi từ Trung Quốc.

"Để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, kể cả so với Malaysia, Indonesia và Thái Lan, Việt Nam phải hành động ngay từ bây giờ", các hiệp hội nhấn mạnh.

"Thẻ xanh” là một phần hữu ích của chiến lược tái mở cửa

Nhận định vaccine là chìa khóa để tái mở cửa an toàn và phục hồi kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng hệ thống “thẻ xanh" và "thẻ vàng” được đề xuất có thể là một phần hữu ích của chiến lược này.

Song, nhiều câu hỏi đặt ra về ứng dụng hoặc hệ thống theo dõi là gì; nó sẽ được điều phối như thế nào giữa các ban hoặc bộ ngành, các tỉnh để cho phép việc nhận dạng, tiếp cận và đi lại một cách nhất quán. Bên cạnh đó, cần có cơ chế để nhập liệu các lần tiêm chủng và cấp “thẻ xanh” cho người nước ngoài, bởi nhiều người trong số họ đã được tiêm chủng đầy đủ ở các quốc gia khác.

Ngoài ra, các hiệp hội hy vọng những thủ tục hải quan có thể được đẩy nhanh vừa để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu vào sản xuất và xuất khẩu, vừa để đảm bảo các sản phẩm dược phẩm và thiết bị y tế cứu sinh được đến kịp thời.

cac nha dau tu nuoc ngoai cam ket ho tro viet nam phuc hoi kinh te hinh 2

Văn bản của các hiệp hội gửi Thủ tướng Chính phủ

Theo các hiệp hội, sản xuất cần phải tái mở cửa thiết lập trạng thái "bình thường mới” ngay bây giờ. Các doanh nghiệp có kế hoạch rõ ràng và đảm bảo an toàn cho người lao động cần được tạo điều kiện mở cửa lại.

Bên cạnh đó, cần tăng thêm thời gian làm việc để đáp ứng yêu cầu riêng của các mô hình sản xuất, tránh bị dồn nén khi nhiều hoạt động sản xuất được hoạt động trở lại.

Nhấn mạnh an ninh lương thực là tối quan trọng, các hiệp hội cho rằng các biện pháp giãn cách gần đây đã làm gián đoạn nhiều chuỗi cung ứng. Theo đó, các cửa hàng, chợ ẩm thực và chuỗi cung ứng thực phẩm cần được ưu tiên tiếp cận vaccine và tái mở cửa ngay lập tức, hỗ trợ cung cấp cho những người có nhu cầu. Các nhà hàng là đối tác quan trọng để đảm bảo an ninh lương thực cũng như việc làm cho người lao động.

Việc giao hàng phải được cho phép ngay lập tức và nên sớm cho phép các cửa hàng bán thức ăn mang đi, cũng như tại chỗ phục vụ số lượng khách phù hợp với diện tích.

Các hiệp hội cũng đánh giá, sự phối hợp trên toàn quốc và giữa các tỉnh là rất quan trọng. Khi tiến tới trạng thái bình thường mới, ngoài việc tiêm chủng nhiều hơn, điều quan trọng là phải có sự phối hợp các chính sách trên toàn quốc, bao gồm vận chuyển, xét nghiệm nhanh và các chính sách để cô lập, loại bỏ F0 nhanh chóng để đảm bảo an toàn cho người lao động và giảm thiểu tác động đến các hoạt động.

Xác định bây giờ là lúc để lên kế hoạch tái mở cửa an toàn cho hoạt động du lịch, các hiệp hội cho rằng Việt Nam một lần nữa sẽ là điểm đến hàng đầu của du lịch cả trong nước và quốc tế. Họ cũng bày tỏ sự hoan nghênh các đề xuất về mô hình thí điểm Phú Quốc và hành lang xanh Bà Rịa - Vũng Tàu và mong muốn được hợp tác để tái mở cửa du lịch một cách an toàn và bền vững.

"Chúng tôi cam kết đóng góp cho những người thiếu thốn ở Việt Nam. Các hiệp hội doanh nghiệp và các thành viên của chúng tôi là những nhà tài trợ hào phóng để hỗ trợ phản ứng Covid-19 của Chính phủ Việt Nam, cũng như cho những người nghèo và thiệt thòi trong cộng đồng", các hiệp hội chia sẻ.

Kỳ Hoa

Tin khác

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

23% tài phiệt không nói cho người thừa kế biết mình giàu đến mức nào

(CLO) Các gia đình giàu có toàn cầu quan tâm đến việc làm thế nào để chuẩn bị cho con cái quản lý tài sản của mình, nhưng rất ít người thực sự chuẩn bị cho việc đó.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, giá xăng có thể tăng trở lại

(CLO) Ngày mai (2/5), tức sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, giá xăng trong nước có thể tăng nhẹ. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

Châu Âu có thể áp thuế lên tới 55% để hạn chế nhập khẩu xe điện từ Trung Quốc

(CLO) Theo một phân tích mới của Rhodium Group, Liên minh châu Âu sẽ cần đánh thuế cao hơn dự kiến, lên tới 55% đối với xe điện của Trung Quốc để hạn chế nhập khẩu vào khối.

Thị trường - Doanh nghiệp
TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

TS. Lê Duy Bình: “Gia tăng đầu tư tư nhân là dư địa lớn để nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững”

(NB&CL) Trao đổi với Báo Nhà báo & Công luận, TS. Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cho rằng: Sau mỗi cuộc khủng hoảng, doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn. Nhưng việc hơn 200 nghìn DN rời thị trường cho thấy yêu cầu cấp bách phải nâng cao năng lực nội sinh và bài học về quản trị rủi ro và xây dựng chiến lược để DN có sức chống chọi cao hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

Trung Quốc cảnh báo nguồn cung điện mùa hè thắt chặt do nắng nóng

(CLO) Đầu tuần này, cơ quan quản lý năng lượng của Trung Quốc dự kiến phụ tải điện tối đa trong mùa hè sẽ tăng hơn 100 triệu kilowatt so với năm ngoái, đe dọa gây căng thẳng nguồn cung ở một số khu vực, đặc biệt là trong thời tiết khắc nghiệt.

Thị trường - Doanh nghiệp