Các nhà máy Trung Quốc chịu sức ép lớn ngay từ đầu năm

Chủ nhật, 23/01/2022 14:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mới đây, một quan chức thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc thừa nhận hoạt động sản xuất tại nước này đang đối mặt với áp lực giảm lớn, do sự ảnh hưởng của đại dịch và nhu cầu sụt giảm.

Trả lời phỏng vấn với CNBC, ông Luo Junjie - một quan chức thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc cho biết hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc đang đối mặt với áp lực giảm “khá lớn” trong quý I/2022.

cac nha may trung quoc chiu suc ep lon ngay tu dau nam hinh 1

Các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do các lệnh hạn chế. Ảnh: CNBC.

Theo ông Luo, nền kinh tế công nghiệp vẫn chưa thể phục hồi mạnh mẽ do tình hình dịch bệnh trên toàn cầu, tăng trưởng thương mại suy yếu, nhu cầu tiêu dùng lao dốc và một số yếu tố khác.

“Trên hết, những đợt bùng dịch Covid-19 đã lan ra nhiều nơi”, ông Luo cho hay. “Trong quý đầu tiên, nền kinh tế công nghiệp vẫn phải đối mặt với áp lực giảm khá lớn”.

Biến thể Omicron

Kể từ cuối tháng 12 khi biến thể Omicron được phát hiện, chính quyền các địa phương Trung Quốc đã áp dụng biện pháp phong tỏa và đưa ra những quy định gắt gao về hạn chế di chuyển để kiểm soát các đợt bùng phát dịch mới.

cac nha may trung quoc chiu suc ep lon ngay tu dau nam hinh 2

Nhiều thành phố tại Trung Quốc hạn chế người dân di chuyển nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Ảnh: Xinhua.

“Những lệnh phong tỏa này sẽ có chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và chỉ gây tác động rất ít lên chuỗi cung ứng”, ông Tian Yulong, một quan chức thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin nhận định.

Tuần trước, nhóm chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc xuống 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Biến thể virus mới dễ lây lan hơn có thể khiến người tiêu dùng Trung Quốc không thể ra khỏi nhà trong dịp Tết Nguyên đán trong bối cảnh chính phủ theo đuổi chính sách Zero-Covid và tiêu dùng dịch vụ giảm”, báo cáo của Morgan Stanley nhận định.

Trong năm 2020, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới đạt mức tăng trưởng 2,3%. Tăng trưởng GDP trung bình của Trung Quốc giai đoạn 2020-2021 là 5,1%, dẫn đầu hầu hết các nền kinh tế thế giới. Trong quý IV/2021, GDP Trung Quốc tăng trưởng 4,0%. Ba quý trước đó ghi nhận mức tăng 18,3%, 7,9% và 4,9%.

“Tăng trưởng GDP hàng quý của Trung Quốc giảm dần trong suốt cả năm. Áp lực giảm đã lên đến đỉnh điểm vào quý III, nhưng hầu hết trở về mức bình thường trong quý IV. Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế đã chạm đáy và có thể khởi đầu thuận lợi trong năm tới đây”, ông Tian dự đoán.

Doanh số bán lẻ của Trung Quốc đã lao dốc trong quý IV/2021. Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cũng cảnh báo về “áp lực gấp ba” đối với tăng trưởng kinh tế do nhu cầu suy yếu, cú sốc nguồn cung và triển vọng kinh tế mờ mịt.

Trong những tuần qua, các ổ dịch xuất hiện rải rác trên khắp Trung Quốc đã khiến nhiều nhà máy sản xuất quần áo phải đóng cửa. Hoạt động vận chuyển tại Ninh Ba - một trong những cảng biển lớn nhất Trung Quốc - bị gián đoạn, hoạt động của các nhà máy sản xuất chip máy tính tại Tây An cũng bị đình trệ.

Tính đến hôm 11/1, có ít nhất 3 thành phố đã bị phong tỏa. Nhiều thành phố lân cận cũng đối mặt với một số hạn chế. Chính quyền Thâm Quyến - trung tâm sản xuất và công nghệ của Trung Quốc - siết chặt hạn chế đối với những người dân di chuyển vào thành phố.

Tiêu dùng chậm lại

Chi tiêu tiêu dùng chậm lại có thể kéo tụt nền kinh tế Trung Quốc. “Nếu nhu cầu được cải thiện, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế cũng tăng lên”, ông Wang Jun - kinh tế trưởng tại Zhongyuan Bank, cho biết.

Theo ông, nguyên nhân chính khiến Trung Quốc không thể duy trì tăng trưởng kinh tế là nhu cầu suy yếu. Ông Wang Jun nhấn mạnh tác động tiêu cực của đại dịch đối với thu nhập của người lao động.

Theo ông Luo, tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn đã được cải thiện phần nào. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn sẽ eo hẹp trong một thời gian.

Ông Luo chia sẻ rằng tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn đã được cải thiện phần nào, tuy nhiên, nguồn cung vẫn sẽ eo hẹp trong một khoảng thời gian.

Theo dữ liệu chính thức, sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc đã tăng 33% trong năm 2021 so với cùng kỳ năm trước. Chỉ tính riêng sản xuất chip trong tháng 12 đã tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, lên 29,9 triệu chiếc. Sản lượng ôtô tăng 3,4% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm trước, mức tăng đầu tiên kể từ tháng 4/2021.

Theo các nhà kinh tế, chính sách “Zero-Covid” của Trung Quốc gây nhiều tác động lên người tiêu dùng hơn lĩnh vực sản xuất và các nhà máy.

Theo CNBC, trong 2 năm qua, nhờ quyết tâm theo đuổi chính sách “Zero-Covid”, các nhà máy Trung Quốc vẫn duy trì hoạt động sản xuất mọi thứ từ thiết bị y tế đến máy tính xách tay.

Tuy nhiên, kể từ giữa tháng 10/2021, Trung Quốc đã ghi nhận một số ổ dịch Omicron mới. Điều này đồng nghĩa với việc Bắc Kinh cần phải đưa ra những quy định khắt khe hơn để hạn chế sự lây lan của biến chủng mới.

“Sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Omicron đồng nghĩa với Trung Quốc sẽ phải trả giá nhiều hơn cho chính sách ‘Zero-Covid’”, nhà phân tích Ting Lu tại Nomura nhận định.

Hương Vũ (Theo CNBC)

Bình Luận

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp