Các quốc gia ASEAN đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19

Chủ nhật, 24/10/2021 07:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong khi tình hình dịch bệnh COVID-19 tại khu vực ASEAN đã khả quan hơn rõ rệt với số ca mắc mới và ca tử vong đều đã giảm sâu, nhiều nước tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vaccine.

Sự kiện: COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 23/10, tại 10 quốc gia trong khối ASEAN ghi nhận 31.756 ca mắc COVID-19 và 369 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại khu vực này kể từ đầu dịch là 12.960.013 ca, trong đó 275.032 người tử vong.

Trong ngày 23/10, Thái Lan đứng thứ đầu ASEAN về ca mắc với 9.742 ca, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 1.841.131 ca. Quốc gia ghi nhận ca mắc cao thứ hai là Malaysia với 6.630 ca. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.420.222 ca mắc COVID-19.

cac quoc gia asean day manh chien dich tiem chung vaccine covid 19 hinh 1

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ nhỏ ở Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN

Đứng số 3 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Philippines với 5.807 ca. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã là 2.751.667 ca. Tiếp đó là Singapore với 3.637 ca, Việt Nam với 3.373 ca, Myanmar với 925 ca, Indonesia với 802 ca mắc, Lào với 467 ca, Brunei với 229 ca và Campuchia với 144 ca.

Về số ca tử vong, cả 10 quốc gia ASEAN đều ghi nhận ca tử vong mới: Malaysia (78 ca), Việt Nam (77 ca), Thái Lan (74 ca), Philippines (65 ca), Myanmar (26 ca), Indonesia (23 ca), Singapore (14 ca), Campuchia (10 ca), Lào (1 ca) và Brunei (1 ca).

Trong khi tình hình dịch bệnh COVID-19 tại khu vực ASEAN đã khả quan hơn rõ rệt với số ca mắc mới và ca tử vong đều đã giảm sâu, nhiều nước tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vaccine.

Tại Singapore, nhà chức trách yêu cầu người lao động phải tiêm vaccine đầy đủ trước khi trở lại nơi làm việc. Bộ Y tế Singapore ngày 23/10 thông báo, bắt đầu từ ngày 1/1/2022, chỉ những người đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 hoặc những người đã khỏi bệnh hoàn toàn trong vòng 270 ngày trước thời điểm đó ở nước này mới được quay trở lại nơi làm việc.

Trong cuộc họp báo của Ủy ban Liên bộ chống COVID-19 Singapore (MTF), Bộ Y tế Singapore cho biết bắt đầu từ ngày 1/11 tới, những người có chứng nhận không đủ điều kiện để tiêm bất kỳ loại vaccine ngừa COVID-19 nào sẽ được phép vào các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, các khu ăn uống tập trung… và tham gia một số hoạt động nhất định.

Bên cạnh đó, Chương trình hồi phục tại nhà sẽ được mở rộng diện áp dụng tới nhóm đối tượng phụ nữ mang thai mắc COVID-19, với điều kiện họ ở độ tuổi dưới 35, mang thai dưới 26 tuần và đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ. Những bệnh nhân này sẽ phải được đánh giá kỹ lưỡng đủ điều kiện về mặt lâm sàng tại một số bệnh viện nhất định trước khi tiến hành chữa trị tại nhà.

Tại Malaysia, Bộ Y tế nước này thông báo, tính đến ngày 22/10, tổng cộng 22.109.534 người (tương đương 94,4% dân số trưởng thành) đã hoàn thành tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Với 157.999 liều vaccine được sử dụng trong ngày 22/10, tổng số vaccine ngừa COVID-19 mà Malaysia đã sử dụng kể từ khi bắt đầu chương trình tiêm chủng quốc gia vào ngày 24/2 đến nay đã đạt 48.831.214 liều. Hiện 2,54 triệu trẻ vị thành niên từ 12-17 tuổi, tương đương 80,8% nhóm dân số độ tuổi này, đã tiêm ít nhất một mũi vaccine, trong đó 1.456.265 trẻ đã tiêm chủng đủ liều.

Trong khi đó, Campuchia đã dỡ bỏ lệnh cấm tất cả các chuyến bay từ Malaysia, Indonesia và Philippines, sau khi hầu hết người dân ở vương quốc này đã được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm này được đưa ra sau khi Campuchia đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine ngừa COVID-19 cho 13,65 triệu người, tương đương 85,33% dân số 16. Trong số đó, 12,94 triệu người (80,8%) đã tiêm đầy đủ 2 mũi và 1,62 triệu người (10,1%) đã được tiêm mũi tăng cường.

Đáng chú ý, Campuchia ngày 23/10 xác nhận có thêm 10 ca tử vong do COVID-19, tất cả các ca này đều chưa tiêm phòng.

Brunei cũng đang hướng tới mục tiêu 80% dân số hoàn thành tiêm chủng. Bộ trưởng Y tế Brunei Isham Jaafar nhấn mạnh đây là cách tốt nhất để sống chung với dịch bệnh.Tính đến ngày 21/10, Brunei đã tiêm ít nhất một mũi vaccine cho 346.829 người, tương đương 80,7% dân số, trong đó 240.978 người (56% dân số) đã hoàn thành chương trình tiêm chủng.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Cứu sống người đàn ông bị xà beng đâm xuyên thành bụng

Cứu sống người đàn ông bị xà beng đâm xuyên thành bụng

(CLO) Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã phẫu thuật cấp cứu thành công cho nam bệnh nhân bị thanh xà beng sắt dài hơn 1m đâm xuyên thành bụng do tai nạn lao động.

Sức khỏe
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn về vụ ngộ độc khiến 470 người nhập viện

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn về vụ ngộ độc khiến 470 người nhập viện

(CLO) Theo dõi chặt chẽ người bệnh nặng và có nguy cơ tăng nặng, đặc biệt là các ca đang điều trị hồi sức tích cực, đồng thời quan tâm chăm sóc sức khỏe, động viên người bệnh và gia đình.

Sức khỏe
Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

Đã ghi nhận hơn 1.200 ca nhập viện vì sử dụng thuốc lá điện tử

(CLO) Theo báo cáo tổng hợp gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước, tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; trong đó trẻ dưới 18 tuổi ghi nhận 71 ca.

Sức khỏe
Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

Thông tin vaccine AstraZeneca có thể gây đông máu: Cục quản lý khám chữa bệnh nói gì?

(CLO) PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho hay, ban đầu khi triển khai tiêm vaccine Covid-19, ngành y tế rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Sức khỏe
Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

(CLO) Đã có tình trạng trẻ em, người già, người bệnh mãn tính đã suy kiệt sức khỏe vì sử dụng thuốc đông y, thuốc nam bán trên mạng xã hội, nhiều người suy thận, suy gan, ngộ độc vì dùng thuốc không có nguồn gốc.

Sức khỏe