Các sản phẩm từ cây tre còn rất nhiều tiềm năng trong tương lai

Thứ sáu, 05/08/2022 08:36 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với tổng giá trị xuất khẩu đạt từ 300-400 triệu USD/năm, các sản phẩm: đồ gia dụng, ván ép, mành, chiếu, tre đan, giấy, bàn ghế… làm từ tre đã có mặt tại thị trường nhiều nước và khu vực trên thế giới.

Cần phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm từ cây tre

Theo đánh giá của Dự án phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị cây tre ở Việt Nam, thị trường tre thế giới đang phát triển, với quy mô dự kiến đến năm 2028 lên tới 82,9 tỷ USD.

Hiện Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu tre trên thế giới, sau đó là EU, Philippines, Canada, Mexico, Việt Nam. Các nước nhập khẩu tre nhiều nhất là EU, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc…

cac san pham tu cay tre con rat nhieu tiem nang trong tuong lai hinh 1

Sản phẩm bộ ấm chén uống trà được chế tác từ tre Việt. Ảnh: ĐV

Nằm trong số các quốc gia có thế mạnh về ngành tre, Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này chủ yếu sang các thị trường Nhật, Mỹ, EU. Tuy nhiên, giá trị hàng xuất đi còn tới 65% là nguyên liệu tre chưa qua chế biến, còn thiếu các sản phẩm công nghiệp có giá trị cao.

Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng diện tích tre cả nước hiện gần 1,6 triệu ha phân bố hầu hết các tỉnh thành trên cả nước; có 37 tỉnh có diện tích trên 10.000 ha. Hàng năm khai thác từ 500-600 triệu cây với khoảng 2,5-3 triệu tấn;

Giá trị xuất khẩu từ 300-400 triệu USD/năm và chủ yếu xuất khẩu sang EU với 25% tỷ trọng; Hàn Quốc và Nhật Bản cũng nhập khẩu lớn với tỷ trọng khoảng 15% mỗi nước. Với xu hướng tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững, các chuyên gia nhận định, sản phẩm từ tre ngày càng được các thị trường ưa chuộng.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, giá trị của cây tre rất lớn nên từ năm 2011, Thủ tướng đã ra quyết định về phát triển cây tre Việt Nam. Tuy nhiên, người nông dân trồng tre hiện nay đang bị áp lực bởi có nhiều cây trồng khác có giá trị kinh tế cao như: cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi.

Để phát triển ngành hàng tre, ngay từ bây giờ doanh nghiệp cùng chính quyền địa phương và Bộ NN&PTNT xây dựng những vùng nguyên liệu lớn đáp ứng yêu cầu sản xuất, chế biến, xuất khẩu.

“Để hình thành chuỗi giá trị kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư phải xác định được vùng nguyên liệu và sự liên kết. Đây là những vấn đề mà doanh nghiệp, người sản xuất và chính quyền các địa phương phải cùng vào cuộc thì mới phát huy được giá trị cây tre”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam chỉ rõ.

Việt Nam có thể làm bia tre, rượu tre…

Tại hội thảo về tre nguyên liệu đối với sự phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm tre Việt Nam được Bộ NN&PTNT phối hợp Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 4/8, nhiều ý kiến cho rằng ngành hàng tre Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh rất lớn từ phía Trung Quốc.

Giải pháp cho thách thức này không chỉ là đối đầu trực tiếp bằng chất lượng, giá cả, mà doanh nghiệp trong nước còn phải tìm tòi, phát triển những sản phẩm cùng loại.

Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Sao Thái Dương cho biết: “Nhà máy của Sao Thái Dương đang sản xuất các sản phẩm công nghiệp như ván ép tre thay thế cho gỗ. Ngoài ra, chúng tôi cũng sản xuất một số sản phẩm không có trên thị trường, không bị cạnh tranh với Trung Quốc như tấm lót đường, hiện không đủ hàng để bán”.

Cũng theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, ứng dụng trên cây tre còn rất nhiều, như bia tre, rượu tre, giấy tre... đều rất tiềm năng trong tương lai. Bên cạnh đó, với xu hướng tiêu dùng ngày càng ưa chuộng sản phẩm xanh, thân thiện môi trường thì các sản phẩm từ tre trong tương lai còn có thể làm thay đổi ngành xây dựng, phân bón, nhựa… trên thế giới.

Ví dụ như nghiên cứu các hạt tre thay thế cho nhựa, nghiên cứu ra phân bón từ tre, các vật liệu dùng để dán tường, xây nhà, làm nội thất. Việc nghiên cứu hạt tre thay thế cho nhựa là sản phẩm rất đặc biệt, chúng tôi đã nghiên cứu cùng đối tác ở Đan Mạch được 6 năm và về cơ bản đã thành công. “Hiện chúng tôi vẫn đang nghiên cứu thêm để có chất kết dính hữu cơ có thể sản xuất được một lượng lớn” - ông Nghĩa tiết lộ.

Tuấn Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp