Các tổ chức phi chính phủ sẽ tham gia bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể

Thứ hai, 05/11/2018 21:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 5/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (TTBTDTCĐ Huế) phối hợp với Trung tâm Thông tin và mạng lưới quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á – Thái Bình Dương do UNESCO bảo trợ (ICHCAP) tổ chức họp báo về Hội nghị Di sản văn hóa phi vật thể khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 2 - năm 2018.

Với chủ đề “Các tổ chức phi chính phủ bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể vì sự phát triển cộng đồng bền vững”, hội nghị sẽ chia sẻ kinh nghiệm về các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ góp phần đạt được các mục tiêu: Phát triển bền vững và tìm hiểu hướng đi trong tương lai để xây dựng hệ thống bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể.

Hội nghị lần này có đại diện của 35 tổ chức trong lĩnh vực bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể đến từ 16 quốc gia trong khu vực tham dự. Trong đó, có những thành viên là đại diện của diễn đàn NGO ICH (Diễn đàn của các tổ chức phi chính phủ bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể). Các tổ chức tham gia đóng vai trò cầu nối giữa các quốc gia và cộng đồng xã hội tham gia bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể với các mục tiêu khác nhau, như phát triển cộng đồng địa phương, xóa đói giảm nghèo, phục hồi đô thị và xây dựng năng lực cộng đồng, dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của họ góp phần vào việc phát triển bền vững…

Báo Công luận
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc TTBTDTCĐ Huế phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: PV.

Tại hội nghị, các đại biểu sẽ có các tham luận chia sẻ các hoạt động của mình và các kinh nghiệm về dự án liên quan đến vai trò và tiềm năng của các các tổ chức phi chính phủ (NGOs) để bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể; Giáo dục Di sản văn hóa phi vật thể để phát triển bền vững; Phát triển toàn diện các thành phố và cộng đồng thông qua việc tuyên truyền về Di sản văn hóa phi vật thể… và các phiên thảo luận nhóm song song về giáo dục và cộng đồng.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc TTBTDTCĐ Huế chia sẻ: Hội nghị lần này không chỉ là việc chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước thành viên ICHCAP, mà cũng là cơ hội để các nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa tại Huế và Việt Nam tiếp nhận thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể. Năm 2003, Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn được UNESCO vinh danh; đây là Di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam. Trải qua 15 năm, cũng là khoảng thời gian thực hiện Công ước UNESCO 2003, Nhã nhạc đã từng bước được bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị, và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Với mục đích tăng cường trao đổi và hiểu rõ hơn mối quan hệ qua lại giữa Di sản văn hóa phi vật thể và phát triển bền vững, nhằm trao quyền cho các tổ chức phi chính phủ tham gia bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể trong khu vực thông qua việc chia sẻ thông tin hữu ích và tăng cường mạng lưới các tổ chức phi chính phủ trong khu vực; Hội nghị sẽ tập trung đặc biệt vào giáo dục chất lượng (SDG 4), cộng đồng (SDG 11) và mối quan hệ của những vấn đề này với việc bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể.

Việc lựa chọn tổ chức Hội nghị Di sản văn hóa phi vật thể tại châu Á – Thái Bình Dương 2018 tại thành phố Huế nhân kỷ niệm 15 năm Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO công nhận là điều hết sức có ý nghĩa. Hội nghị này sẽ giúp cố đô Huế bằng những đánh giá chính xác, khách quan, từ đó đưa ra các chính sách và hướng phát triển bền vững cho các di sản văn hóa phi vật thể trong thời gian tới, trong đó có Nhã nhạc cung đình.

Việt Dũng - Hữu Tin

Tin khác

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa