Các tổ chức tín dụng có quyền thu giữ, thu hồi tài sản đảm bảo không?

Thứ ba, 10/10/2023 13:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian qua, việc thu hồi tài sản đảm bảo hay còn gọi là xử lý nợ của một số tổ chức tín dụng đã được dư luận đặc biệt quan tâm, chú ý và câu hỏi đặt ra là dựa trên những căn cứ pháp lý nào mà các tổ chức tín dụng có quyền thu giữ, thu hồi tài sản đảm bảo?

Thu giữ, thu hồi tài sản bảo đảm được thực hiện ra sao

Xử lý tài sản bảo đảm là một thủ tục khá quan trọng trong toàn bộ quá trình tồn tại của giao dịch bảo đảm. Thủ tục này xuất hiện với tư cách là kết quả của quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng trước đó.

Để thực hiện, hầu hết các phương thức xử lý này đều cần có sự chuyển giao tài sản từ bên bảo đảm sang cho bên nhận bảo đảm. Qua đó bên nhận bảo đảm có thể chủ động tiến hành các phương thức xử lý như hai bên đã thỏa thuận. Tuy nhiên trên thực tế việc chuyển giao tài sản bảo đảm này không phải khi nào cũng thực hiện được hoặc dễ dàng thực hiện được bởi phụ thuộc phần lớn vào ý chí của bên bảo đảm.

Về vấn đề này, tại Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng đã quy định rõ ràng về quyền thu giữ tài sản bảo đảm của các Tổ chức tín dụng với một số điều kiện nhất định.

Tuy nhiên, đối với các tổ chức nhận tài sản bảo đảm khác như các tổ chức kinh doanh dịch vụ cầm đồ hay các tổ chức có giao dịch cho vay không thường xuyên để tối ưu dòng tiền mà có nhận tài sản bảo đảm thì pháp luật chưa có các quy định rõ ràng trong hoạt động thu giữ, thu hồi này.

Nhưng xét về mặt luật pháp thì có thể nhận thấy hành vi này đang không bị cấm. Do đó các tổ chức nhận bảo đảm khác có thể vận dụng quyền thu giữ, thu hồi một cách linh hoạt để thực hiện hoạt động xử lý tài sản bảo đảm của mình.

cac to chuc tin dung co quyen thu giu thu hoi tai san dam bao khong hinh 1

Việc thu giữ tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm đang không bị cấm.

Cụ thể theo khoản Khoản 2 Điều 2 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định: “Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”

Còn tại Khoản 2 Điều 3 của bộ luật này, cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

Như vậy pháp luật đã có các quy định rõ ràng và công nhận mọi thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội đều có hiệu lực và được các chủ thể khác tôn trọng. Đây là một trong các nguyên tắc cơ bản được pháp luật công nhận, theo đó nếu các Bên trong quan hệ bảo đảm có thỏa thuận về biện pháp xử lý tài sản bao gồm quyền thu giữ, thu hồi thì việc thỏa thuận này hoàn toàn không trái các quy định pháp luật và được các chủ thể khác tôn trọng.

Đã có quy định về chi phí thu giữ, thu hồi tài sản đảm bảo

Mặc dù không nêu rõ quyền được thu giữ, thu hồi tài sản của bên nhận bảo đảm, nhưng theo Điều 307 của BLDS 2015 quy định về việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp đã có nêu rõ, trong việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản đã bao gồm chi phí thu giữ, thu hồi tài sản bảo đảm.

Theo đó có thể thấy phải xuất phát từ việc được thu giữ, thu hồi tài sản thì bên nhận bảo đảm nói chung và các tổ chức cầm đồ chuyên nghiệp nói riêng mới được phép trừ đi số tiền chi phí của việc thu giữ, thu hồi trong việc thu hồi giá trị khoản vay đã cấp. Có chăng, pháp luật đang “ngầm thừa nhận” quyền này của bên nhận bảo đảm?

Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 164 BLDS 2015 quy định: “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật”.

Trong khi đó tại mối quan hệ bảo đảm, các tổ chức cầm đồ chuyên nghiệp là chủ thể có quyền đối với tài sản. Điều này cũng được nêu rõ trong BLDS về quyền chiếm hữu tài sản.

cac to chuc tin dung co quyen thu giu thu hoi tai san dam bao khong hinh 2

Các tổ chức cầm đồ chuyên nghiệp là chủ thể có quyền đối với tài sản trong mối quan hệ bảo đảm.

Như vậy, khi xảy ra trường hợp vi phạm nhưng bên bảo đảm không tự nguyện bàn giao tài sản theo yêu cầu (phát sinh từ quyền cho bên bảo đảm mượn tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm – quy định tại Khoản 3 Điều 314 BLDS 2015) sẽ đồng nghĩa với việc bên bảo đảm đang xâm phạm quyền chiếm hữu đối với tài sản của bên nhận bảo đảm.

Vì vậy bên nhận bảo đảm có quyền sử dụng những biện pháp không trái với quy định pháp luật để bảo vệ quyền chiếm hữu của mình, bao gồm các biện pháp đã thỏa thuận với bên bảo đảm tại Hợp đồng bảo đảm mà không cần sự đồng ý của khi tiến hành xử lý, trong đó có biện pháp thu giữ, thu hồi tài sản.

Theo các quy định pháp luật hiện tại, không có bất kỳ quy định nào cấm việc bên nhận bảo đảm được quyền thu giữ, thu hồi tài sản để xử lý thu hồi nợ. Do đó việc các tổ chức cầm đồ chuyên nghiệp thực hiện biện pháp thu giữ, thu hồi tài sản là không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội, không trái với quy định pháp luật và có có căn cứ để thực hiện.

Để có căn cứ thực hiện thì bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm phải có sự thống nhất về việc thu giữ, thu hồi này trong hợp đồng bảo đảm.

Với những dẫn chứng trên, có thể nhận thấy mặc dù pháp luật không quy định rõ quyền thu giữ, thu hồi tài sản bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm ngoài tổ chức tín dụng nhưng việc các tổ chức này thực hiện việc thu giữ, thu hồi tài sản cũng không vi phạm bất kỳ quy định pháp luật nào và có cơ sở để áp dụng linh hoạt trên thực tế.

PV

Bình Luận

Tin khác

Masan Group nâng tầm hợp tác cùng Mitsubishi Materials Corporation Group và mang về lợi nhuận

Masan Group nâng tầm hợp tác cùng Mitsubishi Materials Corporation Group và mang về lợi nhuận

(CLO) Masan High-Tech Materials (HNX-UpCOM: MSR, Masan High-Tech Materials, MHT) vừa công bố đạt Thỏa thuận khung với Mitsubishi Materials Corporation Group (MMC Group).

Thị trường - Doanh nghiệp
Home Camera Viettel đáp ứng toàn bộ tiêu chí an toàn thông tin

Home Camera Viettel đáp ứng toàn bộ tiêu chí an toàn thông tin

(CLO) Các tiêu chí Home Camera Viettel đáp ứng bao gồm những tiêu chí khó nhất mà hầu hết các dòng camera trên thị trường Việt Nam hiện nay không đáp ứng được.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp xăng dầu như đang nằm trên giường bệnh

Các doanh nghiệp xăng dầu như đang nằm trên giường bệnh

(CLO) Ông Hoàng Trung Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ (APP) khẳng định, chưa bao giờ doanh nghiệp khó khăn như hiện nay do các quy định bất cập trong kinh doanh xăng dầu. Hai năm qua, các doanh nghiệp xăng dầu như đang nằm trên giường bệnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vì mọi trẻ em đều được uống sữa, VINAMILK sẽ không ngừng nỗ lực

Vì mọi trẻ em đều được uống sữa, VINAMILK sẽ không ngừng nỗ lực

(CLO) Đó là chia sẻ của Vinamilk khi khởi đầu hành trình Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm nay với chuyến đi đến với gần 1.500 trẻ em vùng cao tỉnh Điện Biên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng miếng năm 2024 khác gì 11 năm trước?

Đấu thầu vàng miếng năm 2024 khác gì 11 năm trước?

(CLO) Sau 11 năm, NHNN tiếp tục đưa ra phương án đấu thầu vàng miếng, tuy nhiên, trong lần đấu thầu này có nhiều điểm khác biệt.

Thị trường - Doanh nghiệp