Cải cách thể chế kinh tế để tăng trưởng toàn diện

Thứ bảy, 05/12/2015 15:58 PM - 0 Trả lời

Trong 30 năm chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn về tăng trưởng kinh tế cũng như giảm tình trạng đói nghèo. Trong thời kỳ hội nhập việc xây dựng và hoàn thiện được một thể chế kinh tế theo hướng hiện đại đang được Việt Nam quan tâm...

(CLO) Trong 30 năm chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn về tăng trưởng kinh tế cũng như giảm tình trạng đói nghèo. Trong thời kỳ hội nhập việc xây dựng và hoàn thiện được một thể chế kinh tế theo hướng hiện đại đang được Việt Nam quan tâm. Đây cũng là một trong những vấn đề được bàn bạc và thảo luận nhiều nhất tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam 2015 (VDBF 2015) vừa diễn ra tại Hà Nội.

[caption id="attachment_67407" align="aligncenter" width="700"]thể chế kinh tế Một thể chế kinh tế thị trường phù hợp và đúng định hướng là công cụ hữu hiệu để các lĩnh vực kinh doanh và DN hoạt động hiệu quả - Ảnh minh họa[/caption]

Tại diễn đàn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã cho hay, 1 trong 3 đột phá mang tính chiến lược là cải cách thể chế kinh tế thị trường cụ thể là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và thể chế xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân bên cạnh các chiến lược về phát triển giáo dục - đào tạo, nhất là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, gắn với ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến, hiện đại; thiết lập các chính sách phù hợp trong huy động các nguồn lực, nhất là nguồn lực của xã hội, của tư nhân, nguồn lực trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, tiên tiến, hiện đại.

"Suốt thời gian qua, cải cách thể chế tại Việt Nam đã mang bản chất là mở rộng dân chủ, hoàn thiện cơ chế thị trường trong hoạt động kinh tế, phát huy mạnh mẽ nội lực, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế", Thủ tướng nhấn mạnh.

Sau khi ban hành Hiến pháp năm 2013, Việt Nam đã tiếp tục ban hành 40 Luật (bao gồm mới, sửa đổi và bổ sung) nhằm luật hóa nguyên tác hiến định về quyền tự do đầu tư kinh doanh của người dân và DN cũng như đồng bộ và thể chế hóa những cam kết trong các FTAs.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, "kinh tế Việt Nam vẫn hoạt động dưới tiềm năng với tăng trưởng năng suất thấp và ngày càng giảm. Năng lực cạnh tranh quốc gia chậm được cải thiện trong khi nguồn nhân lực được phân bổ không hiệu quả, nhất là khu vực công. Ngoài ra, khu vực tư nhân bị đè nặng bởi gánh nặng quy định, sự khó tiên liệu và không nhất quán trong hệ thống pháp luật", nhận định của ông Layton Pike - Phó Đại sứ Đại sứ quán Úc tại Việt Nam.

Theo báo cáo đề dẫn của VDBF 2015, thể chế vẫn tồn tại nhiều bất cập như: sự kiểm soát trực tiếp của Nhà nước đối với các yếu tố đầu vào; tính không ổn định và nhất quán của môi trường thể chế; sự hạn chế việc kinh doanh của DN tư nhân trên thị trường; cạnh tranh yếu và không công bằng của DN; chất lượng dịch vụ hỗ trợ DN vẫn thấp; cơ chế giải quyết tranh chấp chưa hợp lý và đồng bộ đồng thời là các thông tin của Chính phủ về Ngân sách Nhà nước, quy hoạch đô thị, thi hành pháp luật còn mơ hồ, chậm chạp...

Chính những điều này đã tạo nên những yếu điểm "to lớn" của nền kinh tế Việt Nam khi đào tạo và định hướng không hiệu quả nguồn nhân lực, tăng trưởng năng suất thấp và giảm ngày càng rõ rệt. Bằng chứng cho thấy, "DNNN sử dụng đến 70% diện tích đất kinh doanh nhưng lại hoạt động với năng suất thấp, lãi không đáng kể thậm chí thua lỗ".

Trong khi đó, khu vực DN tư nhân vẫn yếu và mong manh. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, "doanh thu trên tài sản và doanh thu trên lao động của DN có trên 300 công nhân lại thấp hơn đáng kể so với DN có dưới 100 công nhân". Đây là kết quả của sự kinh doanh thiếu hiệu quả và những bất cập trong công tác sản xuất của hàng loạt các DN thuộc diện "vừa".

Trước những bất cập này của thể chế, ông Layton Pike đã mạnh dạn đề xuất Chính phủ cần "cải thiện tự do kinh tế và nuôi dưỡng khu vực tư nhân hiệu quả hơn thông qua thực hiện đầy đủ Luật Đầu tư và Luật DN; có một chiến lược cải cách "triệt để" DNNN bằng cách từ bỏ sở hữu DNNN trong những lĩnh vực không cần sự đầu tư của Nhà nước; tăng cường những chính sách về sự cạnh tranh kinh doanh và đẩy mạnh thực thi pháp luật khi xử lý những hành vi phi cạnh tranh của cơ quan Nhà nước và DNNN cũng như nâng cao vai trò của các tổ chức cộng đồng và xã hội dân sự thông qua ban hành Luật cho các tổ chức này hoạt động hợp pháp hơn".

Theo ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), "Cải cách thể chế để tăng trưởng là một mệnh lệnh không thể chần chừ". Ông cho rằng, một thể chế phù hợp sẽ không chỉ là bệ phóng để nền kinh tế phát triển mạnh mẽ về mặt vi mô và vĩ mô mà còn ở cải thiện được tình hình xã hội khi nâng cao chất lượng cuộc sống và gia tăng thu nhập bình quân đầu người.

Thêm một lần nữa, những bất cập của thể chế kinh tế thị trường tại Việt Nam được đặt trong danh sách những vấn đề cần được "kiên quyết" cải thiện, bởi thể chế - chính sách có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng để kinh tế Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững, DN trong và ngoài Nhà nước có thể kinh doanh hiệu quả và chất lượng.

[su_note note_color="#7ef39d"]

Ông Tất Thành Cang - Phó Chủ tịch UBND TP. HCM cũng cho biết, "TP. HCM đang chú trọng xây dựng chương trình hành động để hỗ trợ các DN vừa và nhỏ đổi mới sáng tạo, nâng cao nang lực cạnh tranh và hội nhập bền vững bởi sau những kinh nghiệm quản lý thực tiễn rút ra được trong nhiều năm, cơ quan quản lý thành phố nhận thấy, một thể chế kinh tế phù hợp và đúng định hướng sẽ giúp nhiều DN kinh doanh thuận lợi và thành công hơn, góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển mạnh mẽ đặc biệt khi hội nhập sâu rộng với thế giới".[/su_note]

Quỳnh Liên

Tin khác

Bộ Tài chính yêu cầu xử lý nghiêm hành vi buôn lậu vàng qua biên giới

Bộ Tài chính yêu cầu xử lý nghiêm hành vi buôn lậu vàng qua biên giới

(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo cơ quan hải quan các cấp tập trung đấu tranh đối với các chuyên án buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng vàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Từng đem 70% tài sản đi cho vay, Đầu tư Hợp Nghĩa xuất hiện cùng 'biến động mạnh' cổ đông ở CTCP Môi trường Đô thị Quảng Ngãi

Từng đem 70% tài sản đi cho vay, Đầu tư Hợp Nghĩa xuất hiện cùng 'biến động mạnh' cổ đông ở CTCP Môi trường Đô thị Quảng Ngãi

(CLO) Công ty cổ phần Tổng công ty Đầu tư Hợp Nghĩa và hai cá nhân là cổ đông lớn tại Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Ngãi (MQN) đăng ký bán tất cả cổ phiếu đang nắm giữ, tương đương 71,71% vốn đang nắm giữ tại MQN.

Tài chính - Bảo hiểm
Bao bì Tân Tiến (TTP) trả cổ tức bất thường cao gấp 23 lần, cổ đông Hàn Quốc hưởng lợi lớn

Bao bì Tân Tiến (TTP) trả cổ tức bất thường cao gấp 23 lần, cổ đông Hàn Quốc hưởng lợi lớn

(CLO) CTCP Bao bì Tân Tiến (TTP) đang dự kiến trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ lên tới 350%, cao gấp 23 lần các năm trước. Cổ đông Hàn Quốc sẽ là người hưởng lợi lớn

Tài chính - Bảo hiểm
Vĩnh Hoàn (VHC) doanh thu tháng 4 tăng trưởng 25%, xuất khẩu hồi phục

Vĩnh Hoàn (VHC) doanh thu tháng 4 tăng trưởng 25%, xuất khẩu hồi phục

(CLO) Tình trạng xuất khẩu đã có sự cải thiện trở lại, Vĩnh Hoàn (VHC) ghi nhận doanh thu tăng trở lại trong tháng 4/2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày mai, giá xăng lại giảm tiếp?

Ngày mai, giá xăng lại giảm tiếp?

(CLO) Trong phiên điều chỉnh ngày mai (16/5), giá xăng trong nước có thể giảm trên dưới 300 đồng/lít tùy loại.

Thị trường - Doanh nghiệp