Cải cách thể chế là bước đệm quan trọng cho tăng trưởng dài hạn

Thứ năm, 24/05/2018 13:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các chuyên gia lưu ý Việt Nam cần cải thiện một số động lực để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, phát triển trong giai đoạn trước mắt, cũng là tiền đề cho trung hạn 2018-2020. Sớm hình thành bộ máy phục vụ giai đoạn thực sự kiến tạo với cách nhìn mới, tạo ra luật chơi mới chính là giai đoạn bước đệm để có tăng trưởng bền vững hơn trong dài hạn.

Kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn phục hồi, có tính lâu dài. Việc quan trọng hơn con số tăng trưởng GDP 6,81% năm 2017 đó là nền kinh tế xác lập được động thái tăng trưởng mới - mục tiêu là tái cơ cấu nền kinh tế. Các vấn đề mang tính nền móng đối với môi trường kinh doanh vẫn chưa rõ ràng, đó là chưa bảo vệ tốt quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, chưa giải quyết tốt vấn đề tranh chấp hợp đồng… tạo cơ sở cho phát triển dài hạn. 

Các vấn đề này có liên quan trực tiếp đến một số luật mà Quốc hội chuẩn bị thông qua trong thời gian tới đây. Xét về quy mô và phạm vi cải cách hiện nay cũng còn xa so với kỳ vọng, mới đang ở giai đoạn xoá bỏ các rào cản mà chưa tính tới yếu tố thúc đẩy phát triển. Những ách tắc trong phát triển hiện nay vẫn nằm ở cải cách thể chế và mong muốn các cơ quan quản lý làm quyết liệt hơn để phát triển khu vực này lớn mạnh trong thời gian tới. 

Chỉ ra những tồn đọng, hạn chế của nền kinh tế, PGS. TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, một số biểu đồ cho thấy gánh nặng chi phí cho DN, chi phí logistics cao, chiếm 18% của GDP, trong khi trung bình thế giới chỉ 11% GDP. Một vấn đề lớn khác kinh tế Việt Nam chỉ đang trong giai đoạn phục hồi và không đảm bảo tăng trưởng quá mức. 

Bên cạnh đó, một câu hỏi lớn được đặt ra, tăng trưởng đạt cao nhưng tại sao năng suất lao động lại rất thấp, thậm chí, thấp hơn cả Lào? Đây là một nghịch lý về tăng trưởng. Bên cạnh đó, cần quan tâm đằng sau câu chuyện tăng năng suất lao động đó là sự dịch chuyển nội ngành hay ngoài ngành…GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, GDP tăng, nhưng thu nhập của người dân vẫn thấp, chỉ 2.400 USD/người. TS. Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, cải cách thể chế là một động lực để tăng trưởng, phát triển. 

Báo Công luận
 Ảnh minh hoạ, nguồn internet

Xét dưới góc độ đó, theo ông Hiếu động lực cải cách hiện còn rất chậm. Quá trình đổi mới ở Việt Nam đã qua 30 năm, đến thời điểm hiện nay những việc dễ làm đều đã được làm hết, từ giờ trở đi chủ yếu là việc khó. Đó là hình thành bộ máy để phục vụ cho giai đoạn thực sự kiến tạo với cách nhìn mới, tạo ra luật chơi mới, chứ không chỉ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng cản của giai đoạn trước để lại. Khi đã có thể chế làm nền tảng, sẽ có cơ hội để thiết kế lại các động lực tăng trưởng vận hành lâu dài và bền vững hơn. Điều kiện quan trọng nhất là chất lượng các văn bản pháp luật ở cấp dưới luật gồm Nghị định, Thông tư… cần được cải thiện. 

Chính giấy phép con và các ràng buộc nằm ở chất lượng các văn bản pháp luật thấp hơn mới tạo ra cản trở trong quá trình xử lý, điều hành nền kinh tế. Đây là việc cần làm ngay, làm nhanh thể hiện trên nóng dưới cũng nóng thì môi trường kinh tế tư nhân mới phát triển được. 

Trong trung hạn, vấn đề cấu trúc lại bộ máy, thể chế chính trị để hình thành đúng nghĩa một nhà nước kiến tạo phát triển là việc cần tiến hành song song. TS. Võ Trí Thành cho biết, động lực tăng trưởng có 4 yếu tố: Nền kinh tế thế giới phát triển tích cực hơn nhiều và Việt Nam được hưởng lợi. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn phục hồi tích cực hơn bắt đầu từ năm 2017. Sự đột biến trong sản xuất và xuất khẩu trong năm 2017. Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh từ Chính phủ cho DN. 

Trong đó, 2 yếu tố đầu đều mang tính xu thế, còn yếu tố tích cực nhất chính là Chính phủ cải cách được môi trường kinh doanh. Để tăng trưởng dài hạn và bền vững, phải tiếp tục thực hiện 3 đột phá, nhận diện cho đúng. Chính phủ kiến tạo cần tiếp tục kiểm soát vấn đề chi phí, xây dựng kết cấu hạ tầng. Cải thiện hạ tầng để thay đổi chi phí logistics. 

Nhà nước cũng không cần trực tiếp làm hạ tầng mà ra chính sách thu hút dòng vốn xã hội. Cộng đồng DN nên thông qua các hiệp hội của mình để có những đối thoại về chính sách, theo chủ trương của Chính phủ, tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa. 

Theo các chuyên gia, có lẽ việc quan trọng hơn con số tăng trưởng 6,81% đó là việc nền kinh tế xác lập được động thái tăng trưởng mới. 2017 chỉ là năm tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của 3 năm sau. Nếu năm 2018 tăng trưởng cao hơn thì càng tốt, nhưng vẫn nên tập trung vào mục tiêu điều chỉnh trong dài hạn… /.

Bảo Anh

Tin khác

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

Tăng trưởng bền vững: Khai phá cơ hội từ Chuyển đổi Số và Xanh

(CLO) Trên con đường đến một tương lai bền vững, việc khai phá cơ hội từ chuyển đổi số và xanh đang trở thành một yếu tố then chốt trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế và một môi trường sống lành mạnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

Ngành thép Trung Quốc có nguy cơ 'rơi khỏi vách đá'

(CLO) Quá trình chuyển đổi quan trọng trong ngành thép của Trung Quốc, vốn đang làm trầm trọng thêm mối lo ngại về dư thừa công suất, khiến nhiều người lo lắng có thể khiến ngành “rơi khỏi vách đá” và làm tổn hại đến chỗ đứng lâu dài của quốc gia trong thương mại toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

G7 đạt thỏa thuận chấm dứt sử dụng than vào năm 2035

(CLO) Nhóm G7 bao gồm Mỹ, Anh, Italy, Pháp, Nhật Bản, Đức và Canada đã đạt được thỏa thuận chấm dứt việc sử dụng than để sản xuất điện vào năm 2035. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra quan ngại về vấn đề này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cổ phiếu Bất Động Sản Điện Lực Miền Trung (LEC) bị đưa vào diện kiểm soát

Cổ phiếu Bất Động Sản Điện Lực Miền Trung (LEC) bị đưa vào diện kiểm soát

(CLO) Cổ phiếu mã LEC của CTCP Bất động sản Điện lực Miền Trung (LEC) bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định không còn 'bị lung lay bởi đơn thuốc nhập khẩu'

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định không còn "bị lung lay bởi đơn thuốc nhập khẩu"

(CLO) New Delhi không còn “bị ảnh hưởng bởi các đơn thuốc nhập khẩu” khi xây dựng chính sách đối ngoại và đo lường mọi thứ dựa trên lợi ích quốc gia, Bộ trưởng Ngoại giao nước này Subrahmanyam Jaishankar khẳng định trong một chuyên mục trên tờ The Indian Express.

Thị trường - Doanh nghiệp