Cái chết gây tranh cãi của nhà báo Nga và thế bế tắc của cuộc xung đột Nga - Ukraine

Thứ năm, 25/08/2022 13:04 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cuộc xung đột Nga – Ukraine tới nay đã bước sang tháng thứ 7 nhưng độ “nóng” vẫn chưa hề giảm nhiệt. Mới đây nhất, vụ sát hại nữ nhà báo Nga Daria Dugina càng khiến mối quan hệ Nga – Ukraine thêm phần căng thẳng.

Cái chết nhiều tranh cãi

Theo thông tin từ phía Nga, nữ nhà báo Nga Daria Dugina tên đầy đủ là Daria Aleksandrovna Dugina, sinh năm 1992 trong một gia đình khá danh tiếng tại Nga với ông bố là nhà tư tưởng, nhà bình luận chính trị nổi tiếng Aleksandr Dugin được truyền thông phương Tây ví là “bộ não tư tưởng” của Điện Kremlin, có ảnh hưởng lớn tới Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng thời là người từng nhiều lần công khai bày tỏ sự ủng hộ sáp nhập Ukraine và các nước từng thuộc Liên Xô vào Nga. Bản thân nữ nhà báo cũng là thường xuyên xuất hiện trên truyền hình nhà nước Nga, bày tỏ sự ủng hộ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Cả hai cha con bà Daria Dugina đều là những nhân vật đã bị một số nước phương Tây đưa vào danh sách trừng phạt với cáo buộc “đưa thông tin sai lệch về chiến sự Ukraine trên các nền tảng trực tuyến”.

cai chet gay tranh cai cua nha bao nga va the be tac cua cuoc xung dot nga  ukraine hinh 1

Alexander Dugin phát biểu tại lễ tang của con gái ở Moskva, Nga hôm nay. Ảnh: Reuters.

Bà tốt nghiệp Khoa Triết học của Đại học Tổng hợp Moscow Lomonosov, hiện là phóng viên của Công ty Cổ phần phi đại chúng Tsargrad Media, Moscow và từng tham gia đưa tin về các sự kiện ở Donbass.

Nữ phóng viên qua đời tối ngày 20/8 (giờ địa phương) khi xe ô-tô của bà phát nổ trên đường cao tốc Mozhaisk, ngoại ô Moscow khi đang lái xe trở về từ lễ hội “Truyền thống và lịch sử” được tổ chức cùng ngày. Phía Nga cho biết nguyên nhân vụ việc là do xe chở Daria Dugina bị gắn thiết bị nổ điều khiển từ xa, và rằng vụ tấn công được cho là nhắm vào ông Dugin, song ông đã đổi xe cho con gái vào phút chót và không ở trên xe.

Ngày 22/8, Trung tâm quan hệ công chúng của Tổng Cục Điều tra Liên bang Nga (FSB) cho biết, vụ sát hại bà Dugina đã được điều tra. Theo đó, FSB cho rằng, vụ việc do Cơ quan đặc biệt của Ukraine đã lên kế hoạch và người thực hiện là công dân Ukraine có tên Natalia Vovk. Người phụ nữ này đã chuẩn bị cho vụ tấn công bằng cách thuê một căn hộ trong cùng tòa nhà với bà Dugina. Theo FSB, sau vụ ám sát, hung thủ đã rời khỏi Nga chạy đến Estonia.

Phát biểu trên truyền hình ngày 23/8, Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu đã phủ nhận thông tin của FSB và cho đó là  “một nỗ lực khiêu khích trong hàng loạt các hành động khiêu khích trước đó của Liên bang Nga” đồng thời xem động thái này là một phần trong chiến dịch gây áp lực từ Nga với Estonia, nhà tài trợ ngân sách lớn nhất và đối tác quan trọng của Ukraine. Còn Mykhailo Podolyak - cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong phát biểu trên truyền hình đã khẳng định “Ukraine hoàn toàn không có vai trò gì trong vụ này, vì chúng tôi không phải là một nhà nước khủng bố”.

Về phía Nga, cũng trong ngày 22/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh truy tặng Huân chương Dũng cảm cho nhà báo Daria Dugina “vì lòng dũng cảm và sự cống hiến trong việc thực hiện nhiệm vụ một cách chuyên nghiệp” đồng thời gửi lời chia buồn tới thân nhân của Darya Dugina, và ca ngợi nữ nhà báo là “người tài năng với nhân cách rạng rỡ và trái tim Nga thực sự”. Người đứng đầu nước Nga cũng lên án vụ sát hại nữ nhà báo là “tội ác ghê tởm và tàn bạo”.

 Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) cũng kêu gọi đưa ra công lý những kẻ phải chịu trách nhiệm về vụ sát hại nhà báo Daria Dugina.

cai chet gay tranh cai cua nha bao nga va the be tac cua cuoc xung dot nga  ukraine hinh 2

Cảnh sát điều tra hiện trường vụ nổ ô-tô khiến bà Daria Dugina thiệt mạng tại Moscow, Nga, ngày 20/8. Nguồn: AFP.

Xung đột Nga – Ukraine: 6 tháng chưa tìm được lối ra

Trên tất cả mọi nguyên do, thì những khúc mắc khó gỡ của cuộc xung đột Nga – Ukraine rõ ràng là căn nguyên sâu xa gây nên vụ ám sát chấn động.

Cho tới nay, 6 tháng đã trôi qua kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) trong một tuyên bố vừa được đưa ra ngày 22/8 đã cho biết, kể từ ngày 24/2, đã có hơn 5.500 dân thường đã được báo cáo là thiệt mạng, gần 7.900 người bị thương, (trên thực tế, những con số này được cho là còn cao hơn). Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc cho biết kể từ ngày 24/2, một phần ba số người dân Ukraine - với dân số hơn 41 triệu người đã bị buộc phải rời khỏi nhà của họ, gây ra cuộc khủng hoảng sơ tán lớn nhất trên thế giới hiện nay.

cai chet gay tranh cai cua nha bao nga va the be tac cua cuoc xung dot nga  ukraine hinh 3

Cơ sở hạ tầng của Ukraine đã bị thiệt hại nặng nề do xung đột. Ảnh: AP

Cuộc xung đột và các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã dẫn đến việc giá phân bón, lúa mì, kim loại và năng lượng tăng mạnh, dẫn đến cuộc khủng hoảng lương thực và làn sóng lạm phát khắp toàn cầu. Đơn cử như giá dầu quốc tế được cho là đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008. Cuộc xung đột cũng đã, đang và sẽ còn tác động tiêu cực lớn đến nền kinh tế thế giới, nếu không muốn nói là đẩy nhiều nền kinh tế vào suy thoái. IMF dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay, giảm so với 6,1% của năm ngoái và thấp hơn đáng kể so với dự báo hồi tháng 4 là 3,6% và nếu nguồn cung khí tốt từ Nga tới châu Âu bị hoàn toàn cắt đứt vào cuối năm, IMF cho biết tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm xuống còn 2,6% vào năm 2022, và hầu như tăng trưởng 0% ở châu Âu và Mỹ vào năm tới.

Nhiều hệ lụy tiêu cực là thế nhưng cho tới nay, khi đã bước sang tháng thứ 7, cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Bà Marie Dumoulin - Giám đốc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, cho biết  “khó có khả năng xung đột sẽ sớm kết thúc” nhất là khi chừng nào phương Tây vẫn còn có thể duy trì mức độ hỗ trợ Ukraine như hiện nay.

Hà Trang

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý cần làm sâu sắc hơn các giải pháp phát triển của Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ. Cần ưu tiên, lưu ý những nhóm giải pháp nào; đề xuất các giải pháp mang tính đột phá, các cơ chế, chính sách đặc thù cần sớm thí điểm triển khai; khai thông và tranh thủ các nguồn lực phục vụ phát triển vùng.

Tin tức
Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

Thủ tướng lập Tổ công tác đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TPHCM

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải quyết định phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức
Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

Đến 2030, quy mô kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng

(CLO) Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phấn đấu trong kỳ quy hoạch đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9,0%/năm; quy mô kinh tế vùng đạt khoảng 2.100 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành).

Tin tức
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh được chọn xây dựng các trung tâm dịch vụ lớn

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đáng chú ý, Quy hoạch xác định hình thành các trung tâm dịch vụ lớn mang tầm khu vực và thế giới về thương mại, du lịch, tài chính, logistics ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Tin tức
Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

Thực hiện cải cách tiền lương: Bảo đảm lương khởi điểm của công chức sẽ trên 5 triệu đồng

(CLO) Theo ông Vũ Minh Đăng, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho biết, việc thực hiện cải cách tiền lương đảm bảo cán bộ, công chức có thu nhập thấp nhất cũng không thấp hơn 5 triệu đồng. Con số này sẽ phải xin ý kiến của Bộ Chính trị.

Tin tức