Chuyện của các nhà báo đưa tin thời đại dịch Covid-19:

“Cái khó ló cái khôn”

Thứ tư, 24/06/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cách ly trong thời kỳ đại dịch khiến cho nhiều phóng viên không thể tác nghiệp tại hiện trường. Làm việc tại nhà có thể đôi lúc trở nên bất tiện, nhưng yêu cầu phóng viên luôn phải sáng tạo. Và đây là câu chuyện của cặp đôi Tony Dokoupil và Katy Tur.

Đại dịch Covid-19 là một trải nghiệm chưa từng có đối với các phóng viên trên toàn cầu. Tác nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh, giãn cách xã hội diễn ra ở hầu khắp các nước khiến những người làm báo gặp không ít khó khăn. Song, đồng thời cũng mang lại cho họ những trải nghiệm và cơ hội sáng tạo trong việc tác nghiệp. Nhà báo & Công luận xin được phác họa bức tranh tác nghiệp thời đại dịch của các nhà báo bằng 2 bài viết dưới đây.

Nhân viên CBS tới setup trang thiết bị tại nhà cho Tony. Ảnh Twitter

Nhân viên CBS tới setup trang thiết bị tại nhà cho Tony. Ảnh Twitter

Dokoupil, 39 tuổi và Tur, 36 tuổi đều là MC của hai chương trình thời sự lớn bậc nhất nước Mỹ, CBS This Morning và MSNBC Live. Cả hai đều đã thực hiện các buổi ghi hình trực tuyến từ chính tầng hầm của mình tại Brooklyn trong nhiều tuần, khi cả gia đình đều bị cách ly vì đại dịch Covid-19.

Tầng hầm được chia làm 2 “trường quay” khác nhau, với robo-cam và teleprompter, giúp họ có thể lên sóng mà không cần sự trợ giúp của bất kỳ nhân viên kỹ thuật nào.

Cặp đôi làm đám cưới vào năm 2017 và có 2 “nhóc tì” xinh xắn. Cả hai thường xuyên giúp nhau chuẩn bị cho buổi lên hình cũng như thay nhau chăm con trong khi người kia làm show của mình. “Không làm vậy chúng tôi sẽ chẳng thể lên sóng”, Tur chia sẻ. Tuy nhiên, dẫu kế hoạch chi tiết là vậy thì hiện thực cũng chẳng dễ dàng gì.

Vừa tác nghiệp vừa làm “bảo mẫu”

Khi kể lại một ngày bình thường của mình, gia đình nhỏ chia sẻ rằng người chồng thường dậy vào lúc 4h30 sáng để chuẩn bị cho chương trình của mình. Tur thường dậy muộn hơn, khoảng 6 giờ. Trong khoảng thời gian này, chồng cô sẽ nhanh chóng làm việc với đội ngũ biên tập để thống nhất về những tin tức sẽ thảo luận trong buổi show ngày hôm đó.

Tur cũng sẽ vào vai “trợ lý” cho chồng mình. Cô sẽ chọn quần áo, chỉnh lại đầu tóc và trang điểm cho anh. Chương trình “CBS This Morning” của Dokoupil thường diễn ra từ 7 giờ tới 9 giờ sáng. Tur trong lúc đó sẽ ở trên gác, chăm sóc 2 đứa trẻ và đảm bảo chúng không hò hét trong lúc lên sóng.

Dokoupil thường phải tiếp tục làm việc để chuẩn bị cho những báo cáo đặc biệt trong vòng 2 tiếng sau khi ghi hình xong. “Vì tôi làm việc trong nhà bếp chứ không phải văn phòng như bình thường nên thật khó để giữ được tính chuyên nghiệp vào mọi thời điểm”, anh cho hay.

Khi làm việc tại nhà, thật khó để không trộn lẫn cuộc sống cá nhân với công việc. Đặc biệt, khi có một cậu nhóc Teddy ở bên cạnh. Có nhiều lúc, khi đang làm việc, họ sẽ phải quay qua để ý tới Teddy, điều mà họ không bao giờ phải làm khi làm việc tại văn phòng.

Katy vừa trang điểm trong nhà tắm vừa bế Teddy. Ảnh Twitter

Katy vừa trang điểm trong nhà tắm vừa bế Teddy. Ảnh Twitter

Công việc của Tur bắt đầu lúc 9h15 sáng, sau cuộc gọi giao ban khi cô sẽ trao đổi trực tuyến với các biên tập viên về nội dung chương trình sắp lên sóng. Khi Dokoupil hoàn thành công việc của mình cũng là lúc mà hai vợ chồng “đổi vai” cho nhau.

Khoảng 11 giờ trưa, Dokoupil sẽ thay đổi thành phong cách “ông bố luộm thuộm, vớ gì mặc đó”, khác hẳn với phong cách chỉn chu khi lên hình. Tur trong lúc này cũng bắt đầu trang điểm và chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng trước 2 tiếng.

Anh cũng sẽ là người đọc bản thảo cho vợ ngay trong phòng tắm. Không cần thêm người phụ trách mảng kỹ thuật, Tur lên sóng 1 mình trong 1 tiếng rưỡi ở dưới tầng hầm.

Nhiều chuyện bi hài

Dokoupil cho biết, nếu trước đây câu chuyện của hai vợ chồng thường xoay quanh việc ai chiếm nhiều chỗ hơn trong tủ quần áo, thì giờ đây lại là câu chuyện thiết bị của người này lấn vào khung hình của người kia.

Đối với những phóng viên, những người thường bôn ba bên ngoài để làm tin thì việc bị giam ở trong nhà 24/7 quả thật không khác gì địa ngục. Việc thường xuyên gặp mặt hay dẫn tới cãi nhau. Đây cũng là chuyện không chỉ của riêng cặp đôi này mà còn của rất nhiều cặp vợ chồng trên thế giới trong thời gian cách ly.

“Chúng tôi cảm thấy mất đi sự riêng tư cần thiết giữa một cặp đôi”, Dokoupil nhận định. “Việc lúc nào cũng nhìn thấy nhau trong thời gian dài dễ khiến nảy sinh các mâu thuẫn nhỏ trong gia đình. Tôi nghĩ đây cũng là tình trạng chung trên thế giới”.

Thực vậy, trước đó báo giới đã truyền tai nhau chuyện của Melinda Meza của đài KCRA 3 News tại Scaramento đã ghi lại đoạn tin của mình từ phòng tắm tại nhà, nhưng vô tình lại quay luôn cả hình ảnh chồng cô đang tắm trong gương. Cô đang thực hiện một đoạn tin về cách tự cắt mái và làm tóc tại nhà trong giai đoạn cách ly xã hội. Meza đang cắt mái của mình trong video phát sóng trực tiếp khi người xem phát hiện chồng cô cởi quần áo và đi tắm ở phía sau. Ngay sau đó, Twitter đã bùng nổ bình luận về video này. 

Đại dịch đã khiến rất nhiều phóng viên phải làm việc tại nhà và sử dụng mọi ngóc ngách làm nơi tác nghiệp. Sarah Montague đã có những chia sẻ với BBC Radio 4 về những trải nghiệm và thách thức cô phải vượt qua.

“Thực hiện một công việc vốn dĩ ngoài đường ở trong nhà của mình có phần kỳ lạ, nhưng cũng khá thú vị”, Montague nói. “Con gái tôi liên tục thò đầu vào camera. Tôi đã quát chúng trước đó, nhưng việc ngăn cấm một bé gái ở tuổi dậy thì có vẻ bất khả thi”.

Ngoài trẻ con thì vật nuôi cũng là một vấn đề khiến nhiều người đau đầu.

“Tôi nhớ có lần đang nói chuyện với một nhà sản xuất, và rồi tôi thấy anh ấy rượt đuổi theo con chó của mình quanh bếp khi đang phát sóng vì chú chó này đang ngậm một cái túi nilon và phát ra nhiều tiếng ồn”, Montague kể lại.

… Nhưng ích lợi cũng không ít

Một trong những lợi ích hàng đầu mà cặp đôi nhận ra là họ có nhiều thời gian để chơi đùa với con hơn. Cặp đôi Cặp đôi Tony dokoupil va Katy tur cho biết, lợi ích từ việc làm việc tại nhà là họ cùng nhau chứng kiến thời khắc lịch sử đầu tiên trong cuộc đời của Teddy.

Cặp đôi Tony dokoupil va Katy tur. Ảnh: People

Cặp đôi Tony dokoupil va Katy tur. Ảnh: People

“Hôm trước vào lúc 4h30 chiều, cậu bé đã có bước đi đầu tiên trước khi ngã nhào trên thảm. Chúng tôi đã có thể cùng chứng kiến cảnh đó”, Dokoupil chia sẻ. “Thông thường vào giờ đó, có thể một trong số chúng tôi ở nhà còn người kia thì đang bận rộn ngoài đường”.

Việc thỉnh thoảng có thể tạm nghỉ ngơi, “lột bỏ” bộ quần áo công sở cũng là một trong những điều tích cực. Gia đình cũng sẽ có nhiều thời gian bên nhau hơn và cùng chia sẻ những công việc nhà.

Hoàng Việt

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo