Cam go đối phó "chiêu trò" của thương lái Trung Quốc

Thứ sáu, 14/08/2015 08:36 AM - 0 Trả lời

Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng khi đến khi đáng được hưởng thành quả lao động thì người trồng thanh long ở Bình Thuận lại bị các thương lái Trung Quốc ép giá đến “kịch sàn”. UBND tỉnh Bình Thuận đã và đang áp dụng nhiều biện pháp để xử lí hành vi bất hợp pháp này. Song với những chiêu bài núp bóng tinh vi của cánh thương lái Trung Quốc, đây vẫn còn là một cuộc chiến đầy cam go…

CLO – Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng khi đến khi đáng được hưởng thành quả lao động thì người trồng thanh long ở Bình Thuận lại bị các thương lái Trung Quốc ép giá đến “kịch sàn”. UBND tỉnh Bình Thuận đã và đang áp dụng nhiều biện pháp để xử lí hành vi bất hợp pháp này. Song với những chiêu bài núp bóng tinh vi của cánh thương lái Trung Quốc, đây vẫn còn là một cuộc chiến đầy cam go… 

Bình Thuận: Thanh long rớt giá mạnh

Thanh long bị ép giá

Như chúng tôi đã đưa tin, người nông dân Bình Thuận đang điêu đứng vì giá thanh long rẻ mạt, có người còn mất trắng cả mấy trăm triệu đồng.

Giá thanh long loại to và đẹp hiện được thương lái thu mua nhỏ giọt với giá từ 3.500 đến 4.000 đồng/kg. Riêng loại trái nhỏ giá chỉ 500 đồng/kg nhưng khó bán. Trong khi thời điểm này năm ngoái, giá thanh long không dưới 15.000 đồng/kg.

[caption id="attachment_34201" align="aligncenter" width="665"]thu-mua-thanh-long Thương lái Trung Quốc đang làm loạn thị trường thanh long.[/caption]

Trong khi đó, tại biên giới Việt - Trung mặt hàng này chưa phân loại to - nhỏ, tốt xấu vẫn có giá cao ngất lên tới 25.000 đồng/kg (tức là cao gấp 5-6 lần giá mua tại Bình Thuận). Điều này có nguyên nhân một phần từ việc các thương lái Trung Quốc đang chi phối việc mua bán thanh long trên địa bàn tỉnh.

Khi đã xây dựng được hệ thống thu mua là người Việt, thì gần như họ đã nắm được cả thị trường. Giá cả lên, xuống là do thương lái Trung Quốc điều khiển và ép giá người nông dân.

Thương lái Trung Quốc núp bóng

Nhiều người trồng thanh long ở Bình Thuận đều không xa lạ với những cái tên như: ông Zheng Zhongke hiện ở tại một vựa thanh long ở thị trấn Thuận Nam; hay bà Song Hong Mei, ông Fu Yuan Jun ở xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam. Nhóm người này điều phối thu mua thanh long với số lượng khá lớn và cứ vài ngày lại có cả đoàn xe container nối đuôi nhau chờ bốc hàng để vận chuyển qua Trung Quốc.

Hằng ngày tại một số quán cà phê và quán nhậu ở thành phố Phan Thiết và Hàm Thuận Nam không khó để bắt gặp những nhóm người Trung Quốc ngồi cùng với một số tay buôn thanh long có máu mặt ở Bình Thuận. Họ trao đổi với nhau lúc thì bằng tiếng Việt lúc bằng tiếng Trung để điều hành giá cả thanh long từ Việt Nam đến Trung Quốc.

Khi thương lái Trung Quốc đưa ra những lời mời gọi hợp tác làm chân rết mua “giùm” cho họ và hưởng chênh lệch thì nhiều doanh nghiệp, thương lái Việt đã chấp nhận ngay cho “ăn chắc” và đỡ phải chịu rủi ro.

[caption id="attachment_34202" align="aligncenter" width="470"]h
Nhóm thương lái Trung Quốc sáng nào cũng ngồi tại một quán cà phê ở TP Phan Thiết để bàn bạc, điều hành giá cả thanh long. Ảnh: Phương Nam[/caption]

“Vì sao họ ở đâu đến lại làm chủ thị trường, nắm hết nguồn nguyên liệu? Những người trồng, sản xuất, mua bán thanh long hợp tác với họ chính là đã làm phương hại đến lợi ích quốc gia, đến lợi ích của nông dân trồng thanh long” - ông Lê Tiến Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận chia sẻ.

Tung chiêu thâu tóm thị trường

Khi đã có trong tay hệ thống thu mua là những người Việt, thương nhân Trung Quốc dễ dàng điều chỉnh giá thanh long tại Việt Nam và cả với những thương lái đồng hương của họ ở bên kia biên giới. Do các đầu mối lớn thu mua thanh long phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Trung Quốc nên họ muốn giá lên thì lên, muốn giá xuống thì xuống. Thiệt hại cuối cùng vẫn là những người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.

Hoàng, một thương lái chuyên thu mua thanh long chia sẻ: “Thương lái Trung Quốc họ… khôn lắm. Có hôm, buổi sáng họ đưa ra giá thu mua tại vườn cao, không hạn chế số lượng. Thế nhưng mới đến 10 giờ sáng, khi thấy số lượng thanh long tập kết về nhiều thì họ bất ngờ chê hàng xấu rồi hạ giá xuống. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thương lái chúng tôi lỗ nặng bởi đã đặt cọc mua trước của nông dân tại vườn”.

Để tránh lặp lại tình trạng này, các doanh nghiệp và thương lái Việt Nam chỉ còn cách trước khi thu mua thanh long phải đưa các “ông chủ” người Trung Quốc đến vườn thanh long của nông dân để xem xét và khi họ gật đầu mới dám thu mua. Như vậy, toàn bộ những gì liên quan đến thanh long đều bị họ nắm rõ. Ví dụ thanh long trồng ở đâu, đã trồng mấy năm, năng suất ra sao, hàng tốt hay xấu… họ nắm rành rẽ.

Mặc dù nhập cảnh vào Việt Nam với tư cách là khách du lịch nhưng hầu hết các thương lái Trung Quốc đều ở ngay trong các vựa thanh long của người Việt, cư trú bất hợp pháp để dễ dàng điều hành hoạt động kinh doanh.

Buôn bán bất hợp pháp

Tại kỳ họp HĐND tỉnh Bình Thuận vừa qua, ông Lê Tiến Phương - chủ tịch UBND tỉnh, lý giải một trong những nguyên nhân khiến việc tiêu thụ thanh long khó khăn trong thời gian gần đây là do tình trạng người nước ngoài đến cư trú, kinh doanh bất hợp pháp.

Ông Phương cũng kêu gọi những người trồng, sản xuất thanh long không hợp tác với những người buôn bán bất hợp pháp và báo ngay cho chính quyền địa phương để xử lý nghiêm.

Bên cạnh đó, để chấn chỉnh tình trạng trên, từ đầu năm đến nay cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã ra quyết định xử phạt 23 người Trung Quốc cư trú bất hợp pháp, kinh doanh, thu mua thanh long không được phép của cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam. Qua đó, phạt những người trên với tổng số tiền gần 500 triệu đồng.

UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã giao cho công an tỉnh chỉ đạo Phòng Quản lý xuất nhập cảnh tiếp tục kiểm tra và xử phạt nghiêm những trường hợp này.

“Để lập biên bản được những thương lái nước ngoài này, lực lượng thực thi công vụ đã phải bám sát địa bàn từng phút và xuất hiện kiểm tra đúng lúc mới có thể xử phạt. Nói chung là rất khó khăn nhưng tỉnh kiên quyết làm và làm thật nghiêm khắc” – ông  Lê Tiến Phương - Chủ tịch UBND tỉnh cho hay.

 Thanh Tân

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

Thị trường BĐS phía Tây “dậy sóng” với tòa căn hộ phong cách Singapore mới ra mắt

(CLO) Gần 1.000 nhân viên nhân viên kinh doanh đến từ nhiều đại lý đã có mặt tại sự kiện kick-off tòa căn hộ phong cách Singapore TC3 - The Canopy Harmony thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City, cho thấy sức nóng chưa bao giờ giảm nhiệt của thị trường bất động sản khu vực này, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đang “khát” nguồn cung.

Bất động sản