Cẩm Khê (Phú Thọ): Xã Minh Tân đã biến đất ruộng thành chuỗi ki ốt tiền tỉ theo cách nào?

Thứ ba, 16/03/2021 15:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn và niềm tin của nhân dân, chính quyền UBND xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã tự ý san lấp nhiều diện tích đất nông nghiệp, vận động người dân góp tiền xây dựng trái phép hàng chục ki ốt kinh doanh khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Báo Công luận

Chuyện bắt đầu từ việc HĐND xã Phương Xá (nay là xã Minh Tân) ra Nghị quyết số 11/2017/NQ-HĐND ngày 26/7/2017 về việc phê duyệt chủ trương cho thuê ki ốt: Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, ky ốt bán hàng chợ Phương Xá, huyện Cẩm Khê, một Nghị quyết vượt thẩm quyền cho phép đối với HĐND cấp xã và dường như không phù hợp với quy hoạch về xây dựng, giao thông, thuỷ lợi và đáp ứng yêu cầu bảo vệ cảnh quan, môi trường của địa phương.

Chính quyền UBND xã Minh Tân đã “tiền trảm hậu tấu” khi san lấp hàng nghìn m2 đất nông nghiệp dọc 2 bên đường tỉnh 321C, vận động người dân địa phương đóng góp tiền để xây dựng trái phép 41 ki ốt kinh doanh sau đó cho người dân thuê lại.

Ghi nhận của phóng viên được biết, ngày 11/07/2017, UBND xã Minh Tân đã dùng những cuốn sổ biên lai thu tiền từ năm 200... để thu tiền của người dân đóng góp xây dựng ki ốt chợ. Trong khi, đến tận ngày 26/7/2017, HĐND xã mới đưa ra Nghị quyết, tức là việc vận động người dân góp tiền xây dựng ki ốt trước cả khi “chủ trương dự án được phê duyệt”.

Sai lại càng thêm sai, Nghị quyết này được sinh ra có chăng là để cố gắng hợp thức hóa việc san lấp và xây dựng của chính quyền trước đó, cũng như để người dân có niềm tin đầu tư thuê ki ốt kinh doanh. Sau nhiều năm, số ki ốt này đã bị người dân cơi nới, lấn chiếm hành lang đường bộ và nhiều vị trí xung quanh, thậm chí một số người dân đã kiên cố hóa bằng nhiều công trình phụ khiến khu vực này trở nên rộng lớn, đông đúc và có giá trị cao.

Không chỉ cơi nới ra hành lang giao thông ở phía trước, mà nhiều hộ đang kinh doanh và sinh sống trong ki ốt này đã tự ý lấp ruộng cơi nới xây các công trình phụ trợ ở phía sau.

Không chỉ cơi nới ra hành lang giao thông ở phía trước, mà nhiều hộ đang kinh doanh và sinh sống trong ki ốt này đã tự ý lấp ruộng cơi nới xây các công trình phụ trợ ở phía sau.

Vào vai người tìm thuê địa điểm kinh doanh, phóng viên đã được giới thiệu gặp một vài người đang có nhu cầu cho thuê lại ki ốt. Những người này chia sẻ: Tất cả các ki ốt kinh doanh ở đây sau khi được xây dựng, chính quyền địa phương đã vận động người dân thuê lại với thời hạn 20 năm, tại thời điểm năm 2018 với giá thuê 1 ki ốt là từ 150 đến 200 triệu đồng, có đầy đủ hợp đồng với xã và các giấy tờ cần thiết. Hiện tại, sau nhiều lần trao đổi, mua bán của người dân, giá thị trường 1 số “ô trung tâm” có thể lên tới 600 triệu đồng.

Điều đáng nói, dù được cho là chủ sở hữu nhưng 41 ki ốt này không một ai có những giấy tờ cần thiết theo quy định để chứng minh như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê ki ốt, thứ duy nhất để những người này chứng minh không có gì khác ngoài một “Đơn xin đăng ký khu dịch vụ thương mại, ki ốt bán hàng chợ Phương Xá, huyện Cẩm Khê”, kèm theo một vài biên lai thu tiền của UBND xã Phương Xá (nay là xã Minh Tân).

Các giấy tờ pháp lí duy nhất mà người dân có là Đơn xin đăng ký Hợp đồng khu dịch vụ thương mại, ki ốt bán hàng chợ Phương Xá, huyện Cẩm Khê”, kèm theo một vài biên lai thu tiền của UBND xã Phương Xá (nay là xã Minh Tân).

Các giấy tờ pháp lí duy nhất mà người dân có là Đơn xin đăng ký Hợp đồng khu dịch vụ thương mại, ki ốt bán hàng chợ Phương Xá, huyện Cẩm Khê”, kèm theo một vài biên lai thu tiền của UBND xã Phương Xá (nay là xã Minh Tân).

Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề, phóng viên báo Nhà báo & Công luận đã có buổi làm việc với UBND xã Minh Tân. Tại đây, ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch UBND xã cho rằng khu vực hơn 40 ki ốt trên được xã xây dựng trên đất trồng lúa, hiện tại mới chỉ đang xin làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và đang “xin điều chỉnh” quy hoạch sử dụng đất. Không có chuyện người dân thuê ki ốt có hợp đồng với xã mà chỉ dừng ở mức “đăng ký và nộp tiền” vì giấy tờ hồ sơ theo quy định hiện tại là không đủ .

Khi được hỏi về những mối lo của người dân sau khi bỏ tiền ra thuê ki ốt, hiện tại không có giấy tờ chứng minh sự hợp pháp và tương lai có thể “ra đường” bất cứ lúc nào nếu trường hợp phải đấu thầu lại. Ông Sơn chia sẻ: “Bây giờ họ đăng ký thì họ ở số 1,2,3,4,5... ví dụ thế, còn sau này phải đấu thầu hay khoán thầu thì theo ý kiến chỉ đạo từ cấp trên. Phương hướng giải quyết khó khăn này thì xã đã đề xuất huyện, huyện đã báo cáo tỉnh rồi, là phải tìm ra mấu chốt và hướng là cố gắng hoàn tất hồ sơ theo đúng quy định, tạo điều kiện tốt nhất cho địa phương phát triển”.

ki-ot-cho-minh-tan-trai-phep-7

Có quá nhiều những nghi vấn đối với dự án ki ốt kinh doanh này: Việc vận động người dân góp tiền xây dựng sau đó được thuê lại các “ki ốt tự phát” của chính quyền UBND xã phải chăng thiếu minh bạch và sai quy trình, quy định của pháp luật? Trách nhiệm của các cơ quan liên quan của huyện Cẩm Khê ở đâu khi để HĐND và chính quyền xã này có thể dễ dàng thực hiện các bước san lấp – xây dựng trên đất nông nghiệp cho đến việc vận động người dân góp tiền xây dựng sau đó thuê lại – cơi nới trái phép đến việc đưa ra Chủ trương - Nghị quyết vượt thẩm quyền để hợp thức hóa?

Các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Thọ sẽ xử lý thế nào đối với những cá nhân, đơn vị sai phạm? Đồng thời, giải pháp nào sẽ xua tan sự lo lắng của những người dân đang bỏ tiền ra "đầu tư" tại đây? 

Báo Nhà báo & Công luận sẽ tiếp tục thông tin./.

Phùng Thọ - Tô Công

Tin khác

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

Tiên Lãng (Hải Phòng): Bất cập trong việc quản lý và sử dụng SVĐ huyện sau 16 năm 'xã hội hóa'?

(CLO) Ngày 31/7/2008, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng đã ban hành Quyết định số 1214/QĐ-UBND về việc cho thuê các ki ốt khán đài sân vận động huyện... Tuy nhiên, sau 16 năm thực hiện chính sách “xã hội hóa”, vẫn còn một số bất cập cần được làm rõ và khắc phục.

Điều tra
Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

Kon Tum: Vì sao doanh thu của Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai 'nhảy múa' theo từng gói thầu?

(CLO) Ở mỗi gói thầu tham dự khác nhau, Công ty TNHH MTV Lâm Kim Gia Lai lại thể hiện một hồ sơ năng lực với doanh thu khác nhau?

Điều tra
Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra