Cần cấp giấy đi đường bằng công nghệ, tránh tắc nghẽn hàng hoá xuất khẩu

Thứ năm, 26/08/2021 11:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong những ngày qua, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị tắc nghẽn vì thiếu giấy đi đường. Việc thay đổi giấy đi đường; cách làm thủ công rườm rà... đã làm mất thời gian chuẩn bị hồ sơ, thủ tục của doanh nghiệp. 

Tắc nghẽn hàng xuất khẩu

Bà Nguyễn Thị Tâm, đại diện một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản tại TP. HCM cho biết, cán bộ của doanh nghiệp tới Sở Công thương TP. HCM liên hệ xin cấp giấy đi đường thì phải chờ đợi rất lâu mới được phát, dù lô hàng xuất khẩu đang nằm chờ ở cảng cần được xử lý ngay. 

Không thể để hàng hoá xuất khẩu bị tắc nghẽn vì thiếu giấy đi đường.

Không thể để hàng hoá xuất khẩu bị tắc nghẽn vì thiếu giấy đi đường.

Không chỉ doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản của bà Tâm, mà trong những ngày qua có hàng trăm doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã đến Sở Công thương chờ đợi để xin cấp giấy đi đường.

Ngoài việc phải chờ đợt kéo dài, nhiều doanh nghiệp thêm phần lo lắng vì không rõ giấy đi đường sẽ có hiệu lực bao lâu, bởi chỉ trong 1 ngày việc áp dụng giấy đi đường đã phải thực hiện 2 lần làm thủ tục xin cấp.

Chiều ngày 25/8, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công thương TP. HCM cho biết, Sở Công thương TP. HCM đã nhận được đề nghị cấp 100.000 giấy đi đường.

Tuy nhiên, Sở chỉ nhận được 40.000 mẫu giấy đi đường từ Công an thành phố. Do đó Sở phải tính toán, cắt giảm. Trong đó, các đơn vị đang cung ứng hàng hóa cho dân, các doanh nghiệp có hàng hóa cần xuất ngay sẽ được ưu tiên.

Nhiều doanh nghiệp xếp hàng dài trước Sở Công thương TP. HCM. Ảnh: Mai Phúc

Nhiều doanh nghiệp xếp hàng dài trước Sở Công thương TP. HCM. Ảnh: Mai Phúc

Theo ông Phương, Sở Công thương hiện chỉ cấp giấy đi đường cho 3 nhóm đối tượng, gồm: hệ thống phân phối; doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu; cơ quan điện lực.

"Các doanh nghiệp Logistics nộp hơn 4.000 hồ sơ xin cấp giấy đi đường nhưng Sở chỉ cấp được cho 831 hồ sơ, từ chối 352 hồ sơ. Tới đây Sở có văn bản giải trình, kiến nghị cấp thêm cho các hồ sơ này. Thực tế một số loại hình cấp thiết nhưng không đủ giấy đi đường để cấp cho các loại hình này hoạt động đáp ứng nhu cầu người dân” – ông Phương nói.

Trong khi nhiều doanh nghiệp đến trực tiếp Sở Công thương để xin giấy đi đường thì hoạt động làm thủ tục xuất nhập khẩu tại các cảng có dấu hiệu trống vắng, dấu hiện nguy cơ đình trệ.

Ông Trương Nguyên Linh, Phó Tổng giám đốc Công ty liên doanh Phát triển tiếp vận số 1 (đơn vị liên doanh đầu tư khai thác cảng VICT) cho biết, trong mấy ngày qua số lượng xe ra vào lấy hàng tại cảng rất ít vì không nhận được thẻ đi đường dù đã gửi danh sách qua email xin cấp.

Tình trạng trống vắng, ngưng trệ tại cảng vì nhiều doanh nghiệp XNK thiếu giấy đi đường. Ảnh: Thái Sơn.

Tình trạng trống vắng, ngưng trệ tại cảng vì nhiều doanh nghiệp XNK thiếu giấy đi đường. Ảnh: Thái Sơn.

"Trước đó, cảng VICT cũng được Sở GTVT cấp 35 QR code, nhưng sau đó đổi giấy mới do công an cấp thì chỉ được 30 giấy. Công ty phải đã cử người đến Sở GTVT để nhận mẫu mới. Tôi thấy, quy trình triển khai đang làm cho doanh nghiệp bị rối", ông Linh nói.

"Kêu cứu" Thủ tướng

Trước việc cấp giấy đi đường đang có nhiều bất cập khiến nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, có nguy cơ bị chậm trễ đơn hàng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh.

Ngày 25/8 một số Hiệp hội các ngành hàng Việt Nam đã có văn bản "kêu cứu" tới Thủ tướng Phạm Minh Chính, bộ trưởng các bộ Công thương, Giao thông vận tải và chủ tịch UBND TP.HCM.

Các Hiệp hội cao su, rau quả, điều, hồ tiêu, ca cao… mong muốn được tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động đi lại cấp thiết của doanh nghiệp để duy trì sản xuất, xuất khẩu.

Theo các Hiệp hội, hiện nay nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tự thực hiện bộ hồ sơ xuất khẩu bằng giấy (không có thủ tục online) và các nghiệp vụ liên quan. Đặc biệt, không phải tất cả doanh nghiệp đều sử dụng dịch vụ qua các công ty dịch vụ logistics chuyên nghiệp.

Vì thế, việc thay đổi liên tục quy trình đăng ký cấp giấy đi đường cũng khiến doanh nghiệp gặp khó.

Theo quy định ban đầu, Sở Công thương cấp theo quy trình 5 bước, nhưng chỉ 1 ngày sau, việc này được giao cho cơ quan công an cấp cho các sở để cấp lại cho doanh nghiệp. Đến nay, do việc xử lý hồ sơ quá tải, Sở Công thương đề nghị chuyển một số nhóm doanh nghiệp cho các quận, huyện xử lý.

Trước tình hình trên, trong văn bản gửi Thủ tướng và các bộ ngành liên quan, các Hiệp hội đề nghị cần có hướng dẫn cụ thể về đầu mối liên hệ, tăng cường thêm số lượng người xử lý hồ sơ, ứng dụng công nghệ để cấp giấy đi đường bản mềm và gửi thông qua email để làm cơ sở đi qua các chốt kiểm soát, đến trụ sở Sở Công thương đóng dấu.

Cần sử dụng dịch vụ trực tuyến thay vì trực tiếp.

Cần sử dụng dịch vụ trực tuyến thay vì trực tiếp.

Để giảm tải cho các sở ban ngành, các hiệp hội cũng đề nghị được đảm nhận vai trò là đầu mối lập danh sách doanh nghiệp có nhu cầu để gửi tới Sở Công thương. Lãnh đạo doanh nghiệp chịu trách nhiệm về danh sách đăng ký, quản lý người lao động. Doanh nghiệp không phải hội viên hiệp hội sẽ thực hiện thủ tục tại Sở Công thương và địa phương.

Ông Nguyễn Duy Minh, Tổng thư ký Hiệp hội Logistics Việt Nam cho rằng, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cần có hướng dẫn thống nhất, tránh thay đổi liên tục.

"Trong khi đó, đội ngũ cán bộ xử lý hồ sơ ít, chủ yếu làm thủ công, trong khi nhu cầu lên tới hàng chục ngàn doanh nghiệp. Vì vậy, tôi đề nghị cần đẩy mạnh áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý hồ sơ, giấy tờ", ông Minh nói.

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

CEO Vinamilk: Ưu tiên tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông​

(CLO) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

Techcombank huy động thành công khoản vay hợp vốn thứ tư trị giá 200 triệu USD

(CLO) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá 200 triệu USD. Đây là giao dịch hợp vốn thứ 4 của Techcombank, thu hút 15 ngân hàng tham gia với tỉ lệ đăng ký cho vay dư ở mức cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

Các nhà sản xuất năng lượng mặt trời Mỹ kêu gọi Nhà Trắng áp thuế đối hàng nhập khẩu từ châu Á

(CLO) Một nhóm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời lớn của Mỹ đã kiến nghị lên Tổng thống Joe Biden kêu gọi áp thuế nhập khẩu đối với tấm pin nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam. Lý do: giá thấp đang ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của họ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới vì bán ôtô điện giá rẻ?

(CLO) Trong khi các nhà sản xuất ô tô của Mỹ và châu Âu đang vật lộn với nhu cầu xe điện yếu, Trung Quốc đang tung ra ngày càng nhiều xe điện cỡ nhỏ và giá rẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường ôtô trong nước và các thị trường khác ở châu Á.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

Cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Singapore

(CLO) Để có thể giữ vững và nâng cao thứ hạng, tăng thị phần và tăng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Singapore, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản. 

Thị trường - Doanh nghiệp