Bộ Giáo dục & Đào tạo: Kỷ niệm 70 năm nền giáo dục Việt Nam (1945 - 2015)

Thứ ba, 29/09/2015 15:44 PM - 0 Trả lời

Sáng ngày 29/9, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT tổ chức Lễ Kỷ niệm 70 năm nền giáo dục Việt Nam (1945 - 2015) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ 6. Sự kiện là cơ hội để ngành Giáo dục nhìn lại kết quả của 70 phát triển sự nghiệp “trồng người” và xác định rõ hơn định hướng phát triển ngành trong những năm tới.

(CLO) Sáng ngày 29/9, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức lễ Kỷ niệm 70 năm nền giáo dục Việt Nam (1945 - 2015) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ 6. Sự kiện là cơ hội để ngành Giáo dục nhìn lại kết quả của 70 năm phát triển sự nghiệp trồng người và định hướng phát triển trong những năm tới.

[caption id="attachment_48724" align="aligncenter" width="960"]12041857_691439510991486_1158046412_n Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao huân chương độc lập hạng nhất cho Bộ GD&ĐT.[/caption]

Trong diễn văn chào mừng lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã tái hiện lại từng bước phát triển của nền giáo dục nước nhà: Từ khi đất nước hòa bình, thống nhất và tiến hành đổi mới, giáo dục tiếp tục phát triển và đã đạt được những kết quả to lớn. Cả nước mỗi ngày có hơn 23 triệu người đến trường học tập, hơn 1 triệu thầy cô giáo đến trường giảng dạy. Mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển mạnh, phân bố đều khắp ở các địa phương, không còn “xã trắng” về giáo dục mầm non. Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục và bình đẳng giới có nhiều tiến bộ, nhất là đối với người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn, các đối tượng chính sách và người có hoàn cảnh khó khăn. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên. Nhân lực nước ta đã làm chủ được một số công nghệ hiện đại, bước đầu đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đóng góp quan trọng cho quá trình 30 năm đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh: Trong 5 năm qua, ngành giáo dục đã nỗ lực, chủ động triển khai hiệu quả đề án đổi mới giáo dục, tập trung xây dựng đề án đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông, đồng thời chỉ đạo đổi mới đồng bộ cách tiếp cận và thực hiện chương trình phổ thông. Chuyển từ trang bị kiến thức một chiều sang phát triển phẩm chất và năng lực cho người học, nhiều mô hình trường học mới được áp dụng. Đề án kỳ thi THPT Quốc gia đã và tuyển sinh đại học, cao đẳng bước đầu đạt kết quả quan trọng, góp phần thay đổi phương pháp dạy và đánh giá kết quả học, quản lý giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp, tự chủ.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng tự hào, bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng chỉ rõ những mặt tồn tại cần khắc phục: Trong giai đoạn 2015 - 2020 và những năm tiếp theo, toàn ngành quyết tâm tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện, sâu sắc và hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tổ chức thực hiện có chiều sâu và hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, tạo chuyển biến căn bản, thực chất về giáo dục và đào tạo.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam biểu dương những thành tựu đã đạt được của ngành giáo dục. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cũng nhấn mạnh, trong 2 năm từ khi Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ra đời, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả bước đầu, tạo đà cho việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Toàn ngành đã tích cực triển khai đổi mới phương pháp dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá người học; tích cực chuẩn bị có hiệu quả để đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội; đã và đang tạo được những chuyển biến rõ rệt trong việc đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu xã hội, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đề nghị, ngành giáo dục tiếp tục tổ chức thực hiện tốt hơn nữa các phong trào thi đua làm theo lời dạy của Bác Hồ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”; phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong công tác thi đua, khen thưởng của ngành; tiếp tục phát huy và nhân rộng nhiều hơn nữa những mô hình mới, cách làm hay của các điển hình tiên tiến; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tấm gương tiêu biểu có đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của giáo dục nước nhà, nhất là những nhà giáo trực tiếp giảng dạy, nhà giáo là nữ, nhà giáo đang công tác ở vùng núi, biên giới, hải đảo và các em học sinh, sinh viên nỗ lực sáng tạo, có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, có nghĩa cử cao đẹp.

Cũng trong buổi lễ, thay mặt cho lãnh đạo Đảng, Nhà Nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao huân chương độc lập hạng nhất cho Bộ GD&ĐT.

Trần Thùy

Tin khác

Muốn dạy học, nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề

Muốn dạy học, nhà giáo cần có chứng chỉ hành nghề

(CLO) Theo chuyên gia, yêu cầu chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo đã khẳng định, nghề giáo không phải là một hoạt động nghiệp dư nữa mà là một hoạt động chuyên nghiệp và giáo viên trở thành một nhà giáo chuyên nghiệp.

Giáo dục
Thí sinh lưu ý các mốc thời gian trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Thí sinh lưu ý các mốc thời gian trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024 tổ chức vào cuối tháng 6, thời gian công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 dự kiến vào 8h ngày 17/7.

Giáo dục
Khi nào chứng chỉ hành nghề nhà giáo bị thu hồi?

Khi nào chứng chỉ hành nghề nhà giáo bị thu hồi?

(CLO) Chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo bị thu hồi trong các trường hợp nhà giáo có kết quả đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tục, nhà giáo vi phạm kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sa thải.

Giáo dục
Sắp tới nhà giáo làm việc theo hợp đồng, quy mô học sinh giảm hợp đồng chấm dứt!

Sắp tới nhà giáo làm việc theo hợp đồng, quy mô học sinh giảm hợp đồng chấm dứt!

(CLO) Về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng nhà giáo, dự thảo nêu vì lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho cơ sở giáo dục buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà nhà giáo đang đảm nhận không còn và không thể thỏa thuận để bố trí việc làm khác.

Giáo dục
Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bị nghiêm cấm điều gì?

Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo bị nghiêm cấm điều gì?

(CLO) Một trong những điều nghiêm cấm nhà giáo đó là ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức, nộp các khoản tiền ngoài quy định của pháp luật.

Giáo dục