Cần có hướng nới room với nhà đầu tư nước ngoài

Thứ sáu, 23/11/2018 08:22 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay, giới hạn tỷ lệ sở hữu room ngoại tại một ngân hàng là 30%. Để giúp các ngân hàng huy động được nhiều vốn hơn qua kênh nhà đầu tư ngoại. Nhất là trong bối cảnh sức ép tăng vốn đáp ứng chuẩn Basel II ngày càng đến gần, có ý kiến đề xuất là nên xem xét nới room cho nhà đầu tư nước ngoài.

Báo Công luận
Hiện Chính phủ mới chỉ chấp thuận nới room đối với các ngân hàng yếu kém (Ảnh TL)

Cần thiết nhưng không nên quá gấp

Đề xuất nới room theo đánh giá của TS. Võ Trí Thành không phải mới bàn tới mà đặt ra từ khá lâu, nhưng vì đây là vấn đề quan trọng, liên quan đến vai trò của nhà nước với bên ngoài, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô… nên Chính phủ cũng cần có cái nhìn thận trọng. Vì vậy, Chính phủ mới chỉ chấp thuận nới room đối với các ngân hàng yếu kém.

Theo vị này, nếu nới dưới 50% thì vẫn có thể xem xét, có thể phát hành dạng cổ phiếu vàng. Với loại cổ phiếu này, nhà đầu tư được mua, nhưng không có quyền biểu quyết.

“Thông lệ quốc tế tại một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan khá cởi mở với vấn đề này khi mở room nước ngoài cho ngân hàng. Nhưng ở Việt Nam còn có nhiều yếu tố mang tính đặc thù nên quan điểm thận trọng là cần thiết”, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi, liệu thời điểm này đã phù hợp để nới room và nới ở mức nào cho phù hợp để thu hút dòng vốn ngoại, TS. Cấn Văn Lực cho hay, việc nới room cho nhà đầu tư ngoại không quá gấp gáp. Hiện, Chính phủ đã có cơ chế mở cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua 100% vốn các ngân hàng yếu kém trong diện tái cơ cấu bắt buộc.

Còn đối với các ngân hàng khác, thì mức độ hiện nay vẫn đang phù hợp với nhu cầu thị trường. Hiện có một số ngân hàng chưa dùng room ngoại. Lý do thì có nhiều, trong đó có tác động từ việc thị trường lên xuống mạnh khiến các nhà đầu tư phải đắn đo. Điều cần lưu tâm nhất là ngân hàng vẫn nhạy cảm hơn so với DN bình thường nên lộ trình mở room, chắc chắn phải từ từ. 

“Cách thức nới room ngoại đối với hệ thống ngân hàng phải tương đối thận trọng, bởi vì “dục tốc bất đạt” nhưng Chính phủ cũng cần phải đánh giá tiếp tục cân nhắc để có hướng nới room với nhà đầu tư nước ngoài để khớp với bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng” TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Báo Công luận
 Mới đây, BIDV đã chính thức chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là KEB Hana Bank (Hàn Quốc) để tăng vốn (Ảnh TL)

Nhiều thương vụ lớn

Trên thực tế hiện nay, đã có ngân hàng thành công trong việc chào bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và nhiều ngân hàng cũng đang lên kế hoạch để chào bán cổ phần với nhà đầu tư ngoại.

Mới đây, BIDV đã chính thức chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là KEB Hana Bank (Hàn Quốc) để tăng vốn. Theo phương án trình cổ đông, BIDV sẽ phát hành 603 triệu cổ phần, tương đương 17,65% vốn hiện tại và 15% vốn sau khi tăng vốn cho KEB Hana Bank. Toàn bộ vốn huy động đợt này sẽ được sử dụng để bổ sung vốn kinh doanh. Hiện thương vụ đang diễn tiến theo chiều hướng tích cực.

Trước đó, Vietcombank cũng được NHNN chính thức chấp thuận kế hoạch phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn theo phương án Đại hội đồng cổ đông thông qua. Theo chia sẻ của lãnh đạo Vietcombank, mức phát hành thêm 10% là tỷ lệ sở hữu khá lớn và Vietcombank cũng đã cân nhắc khả năng có nhà đầu tư nước ngoài lớn mua và tham gia HĐQT. Trong đó, Quỹ đầu tư quốc gia Singapore (GIC) là một trong những nhà đầu tư tiềm năng của Vietcombank. Nếu thành công, Vietcombank tăng vốn điều lệ từ hơn 35.977 tỷ đồng lên hơn 39.575 tỷ đồng (tương ứng phát hành thêm 10%).

Theo đánh giá của chuyên gia tài chính ngân hàng, nếu tăng vốn thành công, hai ngân hàng là BIDV, Vietcombank sẽ giải tỏa áp lực tăng vốn đảm bảo an toàn vốn dồn nén trong mấy năm qua. Nếu không cải thiện được, các ngân hàng này phải hạn chế mức độ tăng trưởng tín dụng để giữ hệ số CAR trên ngưỡng tối thiểu. Điều đáng nói, hai ngân hàng trên là ngân hàng quy mô rất lớn, nếu bị hạn chế tăng trưởng tín dụng sẽ tác động mạnh đến kênh cấp vốn đối với nền kinh tế của hệ thống ngân hàng.

 Đức Minh

Tin khác

Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Ngân hàng dồn dập tăng lãi suất huy động, mặt bằng mới được thiết lập

Từ đầu tháng 5 tới nay đã có 6 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm. Trước đó, trong tháng 4, thị trường đón nhận thông tin 16 ngân hàng tăng lãi suất huy động. 

Tài chính - Bảo hiểm
Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Lần thứ 4 đề xuất giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

(CLO) Bộ Tài chính vừa đề xuất giảm 2% thuế suất Thuế Giá trị gia tăng (VAT) cho nửa cuối năm 2024 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đây là lần thứ 4, Bộ Tài chính giảm loại thuế này.

Tài chính - Bảo hiểm
Càng Sài Gòn (SGP) tăng lãi Quý 1 nhờ công ty liên kết và hoạt động tài chính

Càng Sài Gòn (SGP) tăng lãi Quý 1 nhờ công ty liên kết và hoạt động tài chính

(CLO) Nhờ doanh thu hoạt động tài chính và lợi nhuận từ công ty liên kết, CTCP Cảng Sài Gòn (SGP) báo lãi Quý 1/2024 tăng trưởng mạnh.

Tài chính - Bảo hiểm
Thu hàng trăm nghìn tỷ mỗi năm từ bán điện, nhưng lợi nhuận của Điện lực miền Nam (EVNSPC) mỏng, đóng thuế cả năm chỉ tương đương khoảng 2 giờ bán điện

Thu hàng trăm nghìn tỷ mỗi năm từ bán điện, nhưng lợi nhuận của Điện lực miền Nam (EVNSPC) mỏng, đóng thuế cả năm chỉ tương đương khoảng 2 giờ bán điện

(CLO) Năm 2023, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) có doanh thu 162.647 tỷ đồng, ước tính mỗi ngày thu về hơn 445 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp này có biên lãi ròng rất mỏng chỉ 0,3%, tức là 1.000 đồng doanh thu mới đổi được 3 đồng lãi. Vì vậy, EVNSPC chỉ ghi nhận lãi mỏng và nộp thuế "bèo". Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 chỉ vỏn vẹn hơn 32 tỷ đồng, tức là tương đương khoảng 2 giờ bán điện.

Tài chính - Bảo hiểm
Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

Đầu tư I.P.A (IPA) doanh thu tăng trở lại, dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ

(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) đã thông qua kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào cuối tháng 5.

Tài chính - Bảo hiểm