Cần có sự tham gia của toàn xã hội để bảo vệ các nhà báo tác nghiệp

Thứ năm, 25/07/2019 20:55 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dù tác nghiệp đúng quy định pháp luật nhưng không ít nhà báo đã và đang gặp phải nhiều rào cản, cho thấy rất cần một hệ thống pháp luật đủ mạnh cũng như sự hợp tác của toàn xã hội để bảo vệ những nhà báo chân chính...

Xây dựng một bộ chỉ số đánh giá an toàn tác nghiệp báo chí

Vì đặc thù công việc luôn đấu tranh vì sự thật, bảo vệ sự công bằng, đạo lý tốt đẹp, nên nhiều lúc các nhà báo gặp không ít tình huống cam go. Họ phải đối mặt với những cản trở trong quá trình tác nghiệp như: Không cung cấp thông tin, mua chuộc, thu giữ phương tiện tác nghiệp, cố tình làm hư hỏng phương tiện tác nghiệp, giữ người, vu khống, tấn công, gây thương tích…Đặc biệt là trong các vụ việc “gai góc” liên quan đến lý do chính trị, tham nhũng, nhân quyền hay tội phạm, không ít trường hợp các nhà báo bị trả thù.

Không ít các vụ việc cản trở, đe dọa hành hung nhà báo đã xảy ra( Ảnh: minh hoạ)

Không ít các vụ việc cản trở, đe dọa hành hung nhà báo đã xảy ra( Ảnh: minh hoạ)

Theo nghiên cứu khảo sát của RED Communication (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, có chức năng nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông phát triển) năm 2011 – 2018 và thống kê của Hội Nhà báo Việt Nam năm 2017 thì đã có 135 vụ cản trở, tấn công nhà báo đang tác nghiệp. Điều đáng nói là nhiều vụ việc rơi vào im lặng, không được xử lý đến cùng. Cụ thể, có khoảng 30% vụ việc không được xử lý theo quy trình pháp luật, rơi vào im lặng bởi hai bên tự thỏa thuận với nhau.

Ngày 19/7 vừa qua hội thảo giới thiệu “Báo cáo đánh giá An toàn nhà báo” tổ chức với sự tham gia, hưởng ứng, đóng góp ý kiến của các đại biểu đến từ các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, các Hội nhà báo Trung ương và địa phương, các cơ quan truyền thông, các trường đào tạo báo chí và các thành viên Mạng lưới Bảo vệ Tác nghiệp trên toàn quốc của RED. Hội thảo được tổ chức với mục đích giới thiệu về “Báo cáo đánh giá An toàn nhà báo” do RED thực hiện dựa trên bộ chỉ số “An toàn nhà báo” của UNESCO.

Theo đó, báo cáo này được thực hiện dựa trên 5 chỉ số chính và 18 chỉ số phụ của UNESCO. Các chỉ số xoay quanh vai trò và phản ứng của các thể chế nhà nước và các nhân tố chính trị; Vai trò và phản ứng của các tổ chức xã hội và giới học thuật; Vai trò và phản ứng của những người làm báo và trung gian; Vai trò và phản ứng của UN và các tổ chức quốc tế khác về an toàn và tội ác không bị trừng phạt. Rất nhiều chỉ số phụ không có dữ liệu và không phù hợp với bối cảnh Việt Nam nên RED chỉ liệt kê chứ không phân tích.

Theo như "Báo cáo đánh giá An toàn nhà báo” của RED đã cho thấy việc nâng cao năng lực cho nhà báo và các cơ quan thực thi pháp luật về an toàn nhà báo thì Việt Nam chưa xây dựng một bộ chỉ số đánh giá an toàn tác nghiệp báo chí để giúp các bên liên quan xác định các khía cạnh tiềm ẩn của các vấn đề an toàn của nhà báo và theo dõi bất kỳ thay đổi nào theo thời gian; xác định bối cảnh an toàn và trách nhiệm của các tác nhân khác nhau ở cấp quốc gia.

Các số liệu thống kê thu thập được từ nghiên cứu này cho thấy, các trường hợp nhà báo bị tấn công, hành hung khi tác nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp và có xu hướng giảm, không có nhà báo nào bị sát hại mà chủ yếu là đe dọa. Điều đó xuất phát từ việc nhận thức bảo vệ ATNB từ cộng đồng, từ nhà báo, từ cơ quan báo chí và từ cơ quan bảo vệ pháp luật được nâng cao rõ rệt. Các quy định của pháp luật về ATNB cũng được bổ sung và cải thiện. Vì vậy, có thể nói Việt Nam là một trong những nước có đầy đủ các luật về ATNB.

Tuy nhiên, các con số chỉ ra rằng, hiện nay, báo chí Việt Nam đang phải đối mặt với các nguy cơ mới, đó là nguy cơ về an toàn số và an toàn tâm lý.

Bảo vệ nhà báo bằng cách tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc

Trên cơ sở những nghiên cứu trên, RED cũng đã đưa ra những khuyến nghị thiết thực nhằm làm tốt hơn việc bảo vệ nhà báo ở Việt Nam.

Đối với cơ quan thực thi pháp luật cần tăng cường sự phối hợp trong việc xử lý vụ việc liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của nhà báo, đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí để nâng cao hiệu quả xử lý an toàn nhà báo.

Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, Luật Báo chí sửa đổi (có hiệu lực từ 1-1-2017) và Luật Tiếp cận thông tin (có hiệu lực từ 1-7-2018) đã được Quốc hội thông qua. Hai văn bản luật này là cơ sở giúp các nhà báo có thêm hành lang pháp lý an toàn, chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi thực thi nhiệm vụ. Cụ thể tại khoản 12, Ðiều 9 về "Các hành vi bị nghiêm cấm", Luật Báo chí quy định một trong các hành vi bị nghiêm cấm là: "Ðe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật".

Tháng 5-2017, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT - TT) đã chủ trì xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định 159. Theo Ban soạn thảo, riêng với nội dung xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí, sửa đổi 12 trong số 13 điều, tăng mức phạt ở hầu hết các hành vi để phù hợp thực tế, tính chất mức độ vi phạm. Việc mức phạt tăng cao như vậy thể hiện sự nghiêm minh của luật pháp trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Cùng với tòa soạn và phóng viên, Hội Nhà báo Việt Nam đã có những động thái kịp thời. Trước những vụ việc đó, Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã có tiếng nói thúc đẩy các đơn vị chức năng, chính quyền địa phương vào cuộc để cùng xử lý, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của người làm báo.

RED đã tổ chức Hội thảo đánh giá về an toàn của nhà báo ở Việt Nam và đề ra nhiều kiến nghị,

RED đã tổ chức Hội thảo đánh giá về an toàn của nhà báo ở Việt Nam và đề ra nhiều kiến nghị,

Còn đối với cơ quan báo chí cũng phải trang bị cho nhà báo, phóng viên những kiến thức, kinh nghiệm để ứng phó tốt với những tình huống bị đe dọa, tấn công, đặc biệt là đối với các vụ điều tra chống tham nhũng, tiêu cực. Cùng với đó, cơ quan báo chí cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các tình huống xảy ra bằng các hình thức gửi công văn, đăng báo và dùng các quyền của một cơ quan báo chí.

Thêm vào đó, khi gặp cản trở, bị đe dọa trong hoạt động tác nghiệp, hội viên, nhà báo và cơ quan báo chí phải lên tiếng ngay. Bởi việc nhà báo bị hành hung, cản trở đồng nghĩa với việc thông tin không được công khai, nhiều góc tối, nhiều tiêu cực đã bị che lấp.

Công văn của Hội nhà báo gửi Bộ Công an, yêu cầu làm rõ và bảo vệ tính mạng của các phóng viên, nhà báo hành nghề hợp pháp.

Công văn của Hội nhà báo gửi Bộ Công an, yêu cầu làm rõ và bảo vệ tính mạng của các phóng viên, nhà báo hành nghề hợp pháp.

Bên cạnh đó, sự tác nghiệp của nhà báo không thể tách rời dân chúng. Do vậy mà cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về trách nhiệm và vai trò của báo chí. Đặc biệt với chức năng giám sát, phản biện xã hội của mình báo chí gồm những phóng viên, nhà báo nhờ theo dõi một cách khách quan và có định hướng mà báo chí thực hiện vai trò phản biện xã hội của mình; góp phần điều chỉnh các chương trình, chính sách cho phù hợp với thực tế và vạch rõ những hiện tượng sai phạm, tiêu cực trong đời sống xã hội. Không phải chỉ là các nhà báo mà các cơ quan chức năng, người dân cũng phải thực hiện đúng Luật Báo chí. Nắm vững luật và thực hiện theo luật là cách bảo vệ nhà báo hiệu quả nhất.

Một điều cần lưu ý, việc bảo vệ nhà báo ở đây không chỉ đơn thuần là khi xảy ra sự việc rồi đi giải quyết hậu quả, mà bảo vệ bằng cách tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, tạo một môi trường xã hội ngày càng lành mạnh, tích cực mà ở đó các nhà báo được tôn trọng, ủng hộ, giúp đỡ và bảo vệ; Kẻ xấu phải chùn tay, run sợ trước sự trừng phạt nghiêm minh của luật pháp và sự đồng lòng chống lại cái ác, cái xấu của đông đảo người dân.

Còn nhớ, ngày 1/5 tại Addis Ababa, Ethiopia, Hội nghị Ngày Tự do Báo chí Thế giới diễn ra đã thu hút được sự quan tâm lớn chưa từng có. Hơn 200 người tham gia Hội nghị khoa học với chủ đề về An toàn cho nhà báo tổ chức bởi UNESCO. Trong bốn năm qua, Hội nghị khoa học về An toàn cho Nhà báo đã đạt được vị trí nhất định, thu hút một loạt các học giả và đối tượng phi học thuật khác nhau. Cùng với Unesco, Việt Nam cũng cần xây dựng chuyên đề giảng dạy và hội thảo mở, giao lưu về chủ đề an toàn nhà báo. Xây dựng khung chương trình, giảng dạy về an toàn nhà báo tại các cơ sở đào tạo báo chí. Đảm bảo đào tạo những kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản nhất để những người làm báo tương lai có thể bảo vệ mình trong quá trình tác nghiệp.

Cuối cùng, đối với UNESCO, bên cạnh các chương trình đào tạo, cần có các chương trình hỗ trợ nghiên cứu về thực trạng nguy cơ an toàn số và an toàn tâm lý (đặc biệt đối với các nhà báo nữ). Trên cơ sở đó, trong tháng 7/2019, Bà Audrey Azoulay - Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) - hoan nghênh việc thành lập Quỹ bảo vệ truyền thông toàn cầu . Mục đích của Quỹ truyền thông toàn cầu là hỗ trợ Kế hoạch của Liên hợp quốc về việc bảo đảm an toàn cho các nhà báo. Quỹ được thành lập nhằm tài trợ cho công tác tư vấn pháp lý và cải thiện tình hình an ninh cho các phóng viên làm việc trong các tình huống xung đột và nguy hiểm, giúp họ duy trì quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.

Hy vọng với các quy định ngày càng chặt chẽ, hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tế, sự nghiêm minh của pháp luật sẽ giúp báo chí ngày càng phát huy hiệu quả xã hội trong việc đưa tin tức kịp thời, phản ánh chân thực mọi vấn đề của cuộc sống, đồng thời giúp người làm báo thật sự yên tâm khi tác nghiệp. 

Trọng Diễn

Tin khác

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo
Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

Giải thưởng Báo chí TTXVN 2023: Ghi nhận sự cống hiến, tâm huyết với nghề

(CLO) Chiều 25/4, Lễ trao Giải thưởng Báo chí Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) năm 2023 đã diễn ra tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 

Nghề báo
Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

Tạp chí Thanh niên phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận”

(CLO) Ngày 25/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII.

Nghề báo
Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ  2024”

Báo Quân đội nhân dân tổ chức Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024”

(CLO) Cuộc đua xe đạp lần thứ 5 “Về Điện Biên Phủ năm 2024 - Cúp Báo Quân đội nhân dân” sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 5/5 trên tổng lộ trình 525 km từ Thủ đô Hà Nội tới thành phố Điện Biên Phủ.

Nghề báo
Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

Báo Nhà báo & Công luận trao học bổng cho sinh viên: Tạo động lực, tiếp lửa ước mơ…

(CLO) Ngày 25/4/2024, Đoàn công tác Báo Nhà báo & Công luận do nhà báo Lê Trần Nguyên Huy - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Q. Tổng biên tập báo Nhà báo & Công luận làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao học bổng cho sinh viên có thành tích học tập cao, sinh viên nghèo vượt khó tại Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn; Khoa Viết Văn – Báo chí, Đại học Văn hóa và Học viện báo chí và Tuyên truyền.

Nghề báo