Cần gói tài khóa đủ lớn, đủ mạnh để phục hồi nền kinh tế

Thứ hai, 15/11/2021 15:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều chuyên gia cho rằng, rất cần các giải pháp mạnh mẽ hơn, khác biệt hơn, quyết liệt hơn bổ sung cho các giải pháp đã có để phục hồi nền kinh tế trong cả nhiệm kỳ 5 năm.

Một số dự báo lạc quan nhất về năm 2021 cũng đều cho rằng tăng trưởng kinh tế nước ta khoảng 2%. Như vậy, để đạt mục tiêu tối thiểu của nhiệm kỳ về tăng trưởng GDP là 6,5% thì tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm của 4 năm còn lại phải là hơn 7,5%. Tuy vậy, cho đến nay dự báo lạc quan nhất về tăng trưởng kinh tế nước ta năm 2022 cũng chỉ là 6,6%.

Cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn, khác biệt hơn, quyết liệt hơn

Vừa qua, Quốc hội, Chính phủ đã thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Đề án tái cơ cấu kinh tế chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn 2021-2025; và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 2022.

Tuy vây, các mục tiêu, chủ trương và giải pháp trong các văn bản chính sách nói trên có thể là chưa đủ để đạt được mục tiêu nhiệm kỳ, trước hết là mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế.

can goi tai khoa du lon du manh de phuc hoi nen kinh te hinh 1

Việt Nam rất cần các giải pháp mạnh mẽ, khác biệt để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa

Vì vậy, rất cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn, khác biệt hơn, quyết liệt hơn bổ sung cho các giải pháp đã có.

Về ổn định kinh tế vĩ mô, cho đến nay nền tảng kinh tế vĩ mô của nước ta liên tục được củng cố và vững mạnh hơn nhiều so với 10 năm trước. Nhưng áp lực từ các biến động trên thị trường thế giới không hề nhỏ, rõ nhất là áp lực lạm phát. Vì vậy, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là một trong các nhiệm vụ quan trong trong thời gian tới.

Nhưng trong bối cảnh hiện nay, nên có sự điều hành một cách linh hoạt theo hướng cân bằng cho cả nhiệm kỳ hơn là trông vào mục tiêu hàng năm.

Theo hướng đó, bội chi ngân sách cả nhiệm kỳ có thể vẫn giữ như mục tiêu là 4% GDP, nhưng có thể điều chỉnh năm 2022 khoảng 6-7%, năm 2023 là 5%, và sau đó, giảm dần về 3% năm.

Cũng tương tự lạm phát cả nhiệm kỳ là 4%, nhưng năm 2022 có thể chấp nhận mức cao hơn các năm còn lại. Điều hành theo hướng đó sẽ tạo dư địa để có được một chương trình phục hổi và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ít nhất 2 năm 2022-2023.

Đồng thời, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt theo hướng hỗ trợ tăng trưởng. Trong đó, vừa bảo đảm đủ thanh khoản cho nền kinh tế vừa giữ ổn định lãi suất chính sách, đồng thời, có giải pháp giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh, giữ ổn định tỷ giá.

Điều quan trọng là điều hành linh hoạt theo tín hiệu nền kinh tế và đẩy mạnh cải cách, khôi phục lại và nâng cao hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNN để DNNN trở lại là một động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

Thực hiện ngay chương trình phục hồi và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng

Nhiệm vụ quan trọng và cũng là giải pháp quan trọng đó là thực hiện ngay chương trình phục hồi và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng ít nhất 2 năm 2022-2023, với nguồn lực từ 8-12 tỷ USD với các nội dung chủ yếu:

Thứ nhất là nâng cao năng lực phòng chống bệnh, bổ sung vốn đầu tư, mua sắp trang thiết bị y tế, mua vacine, thuốc điều trị, tăng lương cho đội ngũ y tế tuyến đầu.

Thứ hai, bổ sung thêm gói an sinh xã hội đủ lớn để phục hồi sức dân và thực hiện theo hướng góp phần tăng cầu tiêu dùng của nền kinh tế (chứ không phải chỉ là cứu trợ xã hội như hiện nay) để nhanh chóng giúp phục hồi bên Cung của nền kinh tế.

Thứ ba, chương trình này cần ưu tiên hỗ trợ phục hồi lại sức lực và tăng thêm năng lượng mới cho khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam với các giải pháp: Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất, tiền giao đất; Miễn, giảm thuế, tiền thuê đất; Cấp bù lãi suất cho các ngành chịu tác động mạnh bởi đại dịch như vận tải hành khách, du lịch, nhà hàng, khách sạn… và bổ sung vốn cho doanh nghiệp trong một số ngành ưu tiên ưu tiên phát triển.

Thứ tư là phát triển hạ tầng, trong đó cả cơ sở hạ tầng và hạ tầng xã hội y tế, giáo dục, hạ tầng số và các dự án chuyển đổi năng lượng. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cụ thể cao tốc bắc - nam, cao tốc kết nối vùng, cao tốc kết nối đến các cửa ngõ quốc tế (cảng hàng không, cảng biển và cửa khẩu quốc tế); trong đó có hệ thống đường vành đai của khu vực TP HCM, Hà Nội.

Thứ năm là về đầu tư công, bên cạnh việc thúc đẩy giải ngân, phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Trong đó thu hẹp tối đa đối tượng đầu tư công, tập trung vốn đầu tư công vào các công trình, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước… Tuyệt đối không đầu tư các dự án kinh doanh mà khu vực doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân có thể làm được.

Ngọc Linh

Bình Luận

Tin khác

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

Không khuyến khích phát điện mặt trời mái nhà vào hệ thống điện quốc gia

(CLO) Cục Điều tiết điện lực cho rằng, chỉ nên khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản - tự tiêu, không nên khuyến khích (thậm chí nên hạn chế) phát loại điện này vào hệ thống.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ “ngược dòng chảy” với thế giới

(NB&CL) Trái ngược với sự bi quan đối với nền kinh tế toàn cầu, các tổ chức nghiên cứu quốc tế lại lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

ADB: Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực

(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

Kinh tế vĩ mô
TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

TP.HCM - “đầu tàu kinh tế” sẽ trở lại nhưng cần… thời gian

(NB&CL) 10 năm qua, tốc độ phát triển của TP.HCM - nơi vẫn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước - đang chậm dần, thậm chí bị các con tàu là các địa phương khác gần tiệm cận. Song, các chuyên gia kỳ vọng sẽ không lâu để thành phố tái định vị vị thế dẫn đầu, khi các cơ chế mới đang dần tháo gỡ những nút thắt lớn.

Kinh tế vĩ mô
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô