Cần làm gì để chăm sóc sản phụ nhiễm COVID-19 trong và sau sinh?

Thứ sáu, 25/03/2022 16:18 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 25/3, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức tổ chức Hội thảo Sản - Nhi với nhiều chia sẻ hữu ích về chăm sóc toàn diện cho sức khỏe của sản phụ từ những ngày đầu thai kỳ cho đến khi em bé được sinh ra an toàn, khỏe mạnh.

Theo TS.BS Nguyễn Tuấn - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hoàn Mỹ Thủ Đức, Hội thảo Sản - Nhi mang đến nhiều kinh nghiệm, kiến thức quý báu để các bác sĩ làm tốt hơn nữa trọng trách bảo vệ, chăm sóc toàn diện cho sức khoẻ của các mẹ bầu từ những ngày đầu thai kỳ cho đến khi bé cưng được sinh ra an toàn, khỏe mạnh.

can lam gi de cham soc san phu nhiem covid 19 trong va sau sinh hinh 1

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, ThS.BS Lâm Lê Diệu Hằng, khoa Phụ sản Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Hoàn Mỹ Thủ Đức đã có những chia sẻ qua đề tài “Chăm sóc thai phụ nhiễm COVID-19 trong và sau sinh”.

Theo đó, sản phụ khi nhập viện cần được làm xét nghiệm sàng lọc COVID-19 theo quy định hiện hành của từng bệnh viện; loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn như tiền sản giật, bệnh lý tim, thuyên tắc phổi... Nếu được chỉ định, cần xét nghiệm các bệnh nhiễm trùng khác như virus hợp bào hô hấp, mycoplasma, Streptococcus pneumoniae… Cấy máu nên được thực hiện ở những bệnh nhân có các triệu chứng hô hấp dưới và sốt. Bên cạnh đó, lựa chọn thời điểm sinh cũng là một việc rất quan trọng đối với sản phụ mắc COVID-19.

can lam gi de cham soc san phu nhiem covid 19 trong va sau sinh hinh 2

Ngoài ra, khi bé chào đời cũng cần được chăm sóc sơ sinh thiết yếu theo đúng và đủ quy trình, theo dõi và xem xét tách riêng hay bố trí mẹ chung phòng với trẻ.

Trong trường hợp sản phụ nhiễm COVID-19 nặng, không thể chăm sóc trẻ, cần bố trí phòng riêng cho trẻ và người thân hoặc nhân viên y tế chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ và hỗ trợ sản phụ để cung cấp sữa theo cách an toàn, sẵn có phù hợp nhất. Ngay khi sản phụ ổn định, trẻ cần được cho ở chung với mẹ và cho trẻ bú mẹ sớm nhất.

can lam gi de cham soc san phu nhiem covid 19 trong va sau sinh hinh 3

Cũng tại hội thảo, trong chủ đề “Tầm soát tiền sản giật”, TS.BS Nguyễn Hữu Trung - Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 2), Giảng viên Bộ môn Phụ sản Đại học Y Dược TP.HCM đã có những chia sẻ về tổng quan tiền sản giật, chiến lược tầm soát và dự phòng biến chứng thai kỳ này.

Theo TS.BS Nguyễn Hữu Trung, sản phụ mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận... hoặc sản phụ có tiền sử bị tiền sản giật, mang đa thai sẽ có nguy cơ cao gặp phải biến chứng tiền sản giật trong thai kỳ của mình. 

Tiền sản giật là một trong những biến chứng thai kỳ thường gặp và nguy hiểm. Có nhiều quan điểm cho rằng chất chống oxy hóa, vitamin D, chế độ ăn hạn chế muối, nằm nghỉ tại giường trong thai kỳ hay thuốc lợi tiểu có thể dự phòng Tiền sản giật. Tuy nhiên, theo chia sẻ của TS.BS Nguyễn Hữu Trung những can thiệp này không được khuyến cáo sử dụng do không có chứng cứ chứng minh rằng những cách này có hiệu quả.

Ở lĩnh vực Nhi khoa, TS.BS Nguyễn Thu Tịnh - giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM, bác sĩ khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã đề cập đến bệnh vàng da qua đề tài “Xử trí vàng da ở trẻ đủ tháng và sinh non muộn”.

Tại Hội thảo, TS.BS Nguyễn Thu Tịnh đưa ra các tình huống lâm sàng cụ thể, từ đó đánh giá về nguy cơ vàng da và có những cách điều trị cho từng trường hợp cụ thể.

“Vàng da tăng bilirubin gián tiếp ở trẻ sơ sinh thường gặp, phần lớn là bình thường. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể để lại biến chứng và di chứng nặng nề. Bệnh não do bilirubin có thể phòng ngừa! Chìa khóa cho phòng ngừa có hiệu quả chính là tiên đoán khả năng vàng da nặng và theo dõi sát để can thiệp kịp thời” – TS.BS Nguyễn Thu Tịnh kết luận.

can lam gi de cham soc san phu nhiem covid 19 trong va sau sinh hinh 4

Những đề tài khác trong Hội thảo như “Cập nhật xử trí nhiễm trùng sơ sinh sớm và hướng dẫn phòng ngừa streptococcus nhóm B” “So sánh các phương pháp điều trị hở khuyết sẹo MLT" cũng nhận được nhiều sự quan tâm.

PV

Tin khác

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

Nguy cơ ngộ độc, suy thận, suy gan vì uống thuốc đông y tràn lan trên mạng xã hội

(CLO) Đã có tình trạng trẻ em, người già, người bệnh mãn tính đã suy kiệt sức khỏe vì sử dụng thuốc đông y, thuốc nam bán trên mạng xã hội, nhiều người suy thận, suy gan, ngộ độc vì dùng thuốc không có nguồn gốc.

Sức khỏe
Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu tập trung cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

(CLO) Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện khu vực phía Nam phối hợp chặt chẽ trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth... để cứu chữa người bị nạn trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Đồng Nai.

Sức khỏe
Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

Hà Tĩnh: Nắng nóng vượt ngưỡng 41 độ C, 2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt

(CLO) Dưới thời tiết nắng nóng gay gắt vượt ngưỡng 41 độ C, hai cụ ông ở Hà Tĩnh đã tử vong do sốc nhiệt.

Sức khỏe
Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

Vì sao bệnh ho gà ở Hà Nội chiếm gần 50% số ca bệnh cả nước?

(CLO) Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắc ho gà, tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023, đáng chú ý, tại Hà Nội có 60 ca.

Sức khỏe
Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe