Cần nắm bắt rõ nhu cầu đào tạo để có những thích ứng phù hợp, hiệu quả

Thứ bảy, 18/11/2017 06:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ báo chí- Hội Nhà báo Việt Nam (HNBVN) đã tổ chức Hội nghị gặp mặt các giảng viên kiêm nhiệm của Trung tâm nhằm tổng kết, đánh giá và trao đổi về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí năm 2017; đồng thời nắm bắt nhu cầu đào tạo của học viên trong năm 2018, hiến kế, chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí trong thời gian tới.

Tham dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ báo chí; đại diện lãnh đạo các đơn vị, Ban chuyên môn của Cơ quan TƯ Hội HNBVN và các giảng viên của Trung tâm.

Tại Hội nghị, PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng- Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ báo chí (HNBVN) đã thông báo về các hoạt động nổi bật của Trung tâm trong năm 2017. Theo đó, đã tổ chức được 114 hoạt động (năm 2016 là 106 hoạt động)  cho 4.391 lượt hội viên (có 66 lớp theo Ngân sách Nhà nước, 8 lớp là tài trợ của nước ngoài và 40 lớp theo yêu cầu). Với những con số ấn tượng này đây tiếp tục là năm đạt kỷ lục cao nhất sau 18 năm Trung tâm được thành lập.

Báo Công luận
Các giảng viên trao đổi, chia sẻ nhiều ý kiến tâm huyết 
Nội dung các khóa học do Trung tâm tổ chức tập trung vào các mảng chính là kỹ năng nghiệp vụ báo chí và chuyên đề báo chí cho tất cả các loại hình báo chí (Báo in, báo Truyền hình, báo Phát thanh, báo điện tử, báo ảnh…). Tuy nhiên, năm 2018 nhu cầu đào tạo ở loại hình báo mạng điện tử tăng lên rõ rệt. Nếu những năm trước đây, giảng viên người nước ngoài tham gia giảng dạy nhiều thì năm 2017 chủ yếu là giảng viên trong nước và được các học viên đánh giá cao về chất lượng giảng dạy. Đây là một nét nổi bật của công tác bồi dưỡng mà Trung tâm đã đạt được.

Các khóa học tổ chức đều được đánh giá cao, các học viên có phản hồi tích cực về công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm như: nội dung, chương trình bám sát với thực tế công việc; giảng viên đầy nhiệt tình, tâm huyết, truyền đạt những kinh nghiệm rất đúng, trúng và sát để các học viên dễ áp dụng ngay vào công việc.

Đơn cử, Trung tâm đã hợp tác với Liên đoàn báo chí Thái Lan tổ chức khóa đào tạo Tiếng Thái cơ bản dành cho các nhà báo Việt Nam; Tổ chức khóa bồi dưỡng Đưa tin về APEC; Tổ chức được nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về thể loại phóng sự- điều tra; tổ chức thành công Dự án đào tạo Cây Bút Trẻ năm 2017; Phối hợp với VTV tổ chức 8 lớp học về Nâng cao trình độ chính trị, đạo đức người làm báo VTV…

Trung tâm hiện có gần 80 giảng viên là các nhà báo đầy nhiệt huyết, giỏi nghề, giàu kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm tác nghiệp và nhiều người đang giữ vai trò lãnh đạo tại các cơ quan báo chí lớn như Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân dân, Báo Lao Động… đã và đang đồng hành cùng Trung tâm trong nhiều năm qua.

Tại hội nghị, các giảng viên đã thảo luận rất tích cực, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, thiết thực; thẳng thắn, nghiêm túc chỉ ra các khó khăn, thách thức mà công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí sẽ phải đối mặt, thích ứng trước những xu thế phát triển như vũ bão của CNTT, truyền thông; từ đó đưa ra các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Trong đó, các ý kiến cho rằng, trước xu thế phát triển này báo chí phải thay đổi để thích ứng với thời cuộc, nhất là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0… vì vậy công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho các nhà báo cũng cần phải định hướng để hoạt động cho sát và gần hơn với xu thế mới đó… 

Như hiện nay mô hình Tòa soạn hội tụ liệu còn phù hợp không? Còn nếu không thì sẽ theo xu thế tòa soạn nào? Tương lai nào cho loại hình báo chí truyền thống?

Hay theo nhu cầu của nhiều cơ quan báo chí (đặc biệt là báo chí địa phương) là rất cần kỹ năng “cầm tay chỉ việc”, mong muốn được Trung tâm đưa giảng viên đến tận cơ sở, về với các cơ quan báo chí, hội viên- nhà báo để chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, có như vậy thì nhiều người sẽ có cơ hội được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ. Thậm chí là cả các đồng chí lãnh đạo như Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, Thư ký Tòa soạn… cùng ngồi dự học luôn, điều này là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Bởi có một thực tế và cũng là điều trăn trở của rất nhiều giảng viên là làm thế nào để học viên áp dụng việc học ấy vào thực tế tác nghiệp của mình? Vì ở nhiều nơi, các học viên tham dự lớp bồi dưỡng về, mặc dù rất hữu ích, tâm đắc nhưng cũng khó áp dụng được những cái mới vì lãnh đạo các cơ quan báo chí đó chưa chịu thay đổi. Vì vậy, các giảng viên kiến nghị, thời gian tới Trung tâm cần có nhiều hơn các lớp bồi dưỡng với sự tham gia tích cực của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan báo chí để họ có nhiều hơn sự đồng hành với các phóng viên, nhà báo trong việc tiếp nhận, vận dụng những cái mới vào trong quá trình hoạt động nghiệp vụ báo chí, góp phần nâng cao chất lượng của tờ báo, chương trình…

Bên cạnh đó là nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ làm thế nào để chuyển từ báo in sang điện tử. Từ phát thanh, truyền hình sang báo điện tử? Rồi Trung tâm cần hướng đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng tác nghiệp cho phóng viên, nhà báo trong các điều kiện làm việc khó như bão lũ, thiên tai… Rất mong các giảng viên lồng ghép việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp người làm báo vào trong các chuyên đề báo chí của các lớp học… điều này là vô cùng quan trọng. Rồi làm sao để các cơ quan báo chí, các phóng viên, nhà báo chú trọng, quan tâm hơn đến báo chí dữ liệu…?

Báo Công luận
Khóa bồi dưỡng Đào tạo Cây bút trẻ năm 2017 
Đặc biệt, ngoài sự nỗ lực tự thân của mỗi giảng viên trong việc tích hợp những kiến thức để tăng giá trị gia tăng của mình thì Trung tâm cần có nhiều hơn những lớp bồi dưỡng giúp giảng viên cập nhật thêm những xu hướng mới, nhằm nâng cao kỹ năng, phương pháp giảng dạy, góp phần vào việc phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí cho các phóng viên, nhà báo.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lê Quốc Trung- Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN, cố vấn cấp cao của Trung tâm và PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng- Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ báo chí đã chúc mừng các nhà báo- giảng viên của Trung tâm nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Viêt Nam; ghi nhận, cảm ơn và đánh giá cao vai trò, những đóng góp của các giảng viên vào hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng của Trung tâm trong những năm qua, đặc biệt là năm 2017. “Để hoàn hành một khối lượng công việc lớn trong năm 2017 với những kết quả rất đáng mừng như vậy, trong sự cố gắng chung đó, có sự đóng góp vô cùng quan trọng, thiết thực, thậm chí có thể nói là mang tính quyết định- đó là sự tham gia một cách tích cực, đầy tâm huyết và trách nhiệm của các nhà báo- giảng viên kiêm nhiệm của Trung tâm. Đặc biệt, những đóng góp quý báu, thiết thực và đầy trách nhiệm, tâm huyết của các giảng viên trong hội nghị này sẽ là cơ sở quan trọng để Trung tâm có sự điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo- bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí trong năm 2018 và những năm tiếp theo…”, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ báo chí Đinh Thị Thúy Hằng, nhấn mạnh.

Đồng thời, nhà báo Đinh Thị Thúy Hằng mong muốn và đề nghị các đồng chí giảng viên tiếp tục ủng hộ, tâm huyết, dành thời gian tham gia tích cực hơn nữa vào công tác giảng dạy tại Trung tâm- để truyền thụ kiến thức và truyền nghề, kinh nghiệm tác nghiệp cho các nhà báo- hội viên; góp phần vô cùng quan trọng để đưa nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhà báo- hội viên của HNBVN đạt được hiệu quả cao hơn, đưa đến những thành tích mới, không ngừng bồi đắp tình yêu nghề cho các hội viên- nhà báo Việt Nam.

Ngọc Lành

                                                                                  

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội