Cần nhanh chóng thoát “bẫy” gia công giá trị thấp

Chủ nhật, 30/09/2018 09:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ra lo ngại cho rằng, việc quá nhiều ưu đãi thu hút các dự án FDI nhưng lại chưa có chính sách hợp lý phát triển những ngành kinh tế phụ trợ quan trọng trong nước, Việt Nam có thể rơi vào “bẫy” gia công giá trị thấp.

Báo Công luận
 

Nguyên liệu nhập khẩu cho gia công của các DN FDI là 16,3 tỷ USD (Ảnh TL)

 

Vẫn như thường lệ, các doanh nghiệp (DN) FDI luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất với giá trị hàng hóa sau gia công tại Việt Nam với 25,6 tỷ USD, chiếm tới 78,9% tổng giá trị; cùng với đó nguyên liệu nhập khẩu cho gia công của các DN FDI là 16,3 tỷ USD, chiếm 80,5% tổng giá trị nguyên liệu nhập khẩu. Theo ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, hoạt động gia công hàng hóa với nguyên liệu đầu vào do đối tác nước ngoài cung cấp và sở hữu đã đưa tổng giá trị hàng hóa sau gia công ở mức khá cao, khoảng 62,3%. Cụ thể, tỷ lệ này cao nhất thuộc nhóm hàng điện thoại là 78,9% và nhóm điện tử máy tính 76,4%.

Với số liệu trên cho thấy, gần như DN Việt Nam chỉ thu được phí gia công, lắp ráp do nước ngoài trả mà không cung cấp nguyên liệu phụ trợ sản xuất trong nước cho hoạt động gia công đối với 2 nhóm hàng điện thoại và điện tử máy tính. Ngoài ra, hầu hết sản phẩm sau khi gia công, lắp ráp đã xuất khẩu trở lại cho nước đặt gia công hoặc xuất khẩu sang các quốc gia theo chỉ định của nước đặt gia công. Cụ thể, trị giá hàng hóa sau gia công, lắp ráp tiêu thụ tại Việt Nam khoảng 3,9%, trong đó thấp nhất là điện thoại và dệt may, tỷ lệ  tương ứng là 0,2% và 1%.

Nhiều ý kiến cho rằng, quá nhiều ưu đãi thu hút các dự án FDI nhưng lại chưa có chính sách hợp lý phát triển những ngành kinh tế phụ trợ quan trọng trong nước, Việt Nam có thể rơi vào “bẫy” gia công giá trị thấp. Thực tế hiện nay, mối liên kết giữa DN Việt Nam và DN FDI vẫn còn rất yếu, bởi vì cơ cấu DN Việt thường quá nhỏ và không đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc bán sản phẩm cho thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, nguyên liệu sản xuất trong nước để tăng thêm giá trị trong chuỗi giá trị toàn cầu của nước ta còn nhiều hạn chế.

Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia ngành ngân hàng, tiến sĩ Huỳnh Bửu Sơn cho hay:“Trong một thời gian khá dài thì ngành công nghiệp phụ trợ ít được để ý. Một phần do các DN nhà nước chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, sử dụng nguồn vốn lớn còn các DN tư nhân VN thì không được hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Chính vì vậy khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì DN VN chỉ dựa trên yếu tố là nhân công rẻ mà thôi. Túy nhiên hiện nay nhân công rẻ không còn là thế mạnh nữa là vì năng suất lao động VN thấp hơn so với khu vực.”

Báo Công luận
 Nhân công rẻ không còn là thế mạnh của công nghiệp gia công (Ảnh TL)

Còn theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia về tài chính, thì DN Việt Nam thiếu chuyên môn, thiếu công nghệ để sản xuất ra các hàng hóa, mà các nhà tiêu thụ cũng như là khách hàng nước ngoài đòi hỏi. Phần lớn là do các sản phẩm xuất khẩu, rất nhiều sản phẩm được sản xuất qua các quy trình sản xuất phức tạp công nghệ cao, trong khi các DN VN chưa tiếp thu được. Do vậy xu hướng gia công cho các DN FDI là một việc tất yếu. Các DN FDI khi đầu tư vào Việt Nam họ không muốn chuyển giao công nghệ cho DN Việt còn vì vấn đề liên quan đến quyền sở hựu trí tuệ, giải quyết tranh chấp. Mặt khác, DN này chỉ khai thác vị thế Việt Nam về thương mại, tài nguyên và lao động giá rẻ để đặt cơ sở gia công tại nước ngoài.

Những năm gần đây, Việt Nam ngày càng thấy được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Mặt khác, để có thể nâng tầm DN cũng như ngành công nghiệp hỗ trợ thì việc hỗ trợ tài chính trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ là yếu tố vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, DN nội cần chú trọng đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, tìm hướng tiếp cận các DN, tập đoàn đa quốc gia để tìm hiểu yêu cầu của đối tác và đầu ra cho sản phẩm. Để làm được việc này, rất cần có các chương trình xúc tiến, trong đó chính quyền vừa là cầu nối, vừa là cơ quan giám sát việc thực hiện quá trình kết nối...

Nguyễn Mạnh

Tin khác

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bước qua sóng gió

(NB&CL) Đó là lời khẳng định của Tổng Giám đốc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Lê Hồng Hà trong buổi trò chuyện với PV Báo Nhà báo & Công luận. Theo Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà, trước những khó khăn, thách thức, chúng tôi đã nỗ lực hết sức để giữ vững và duy trì sản xuất kinh doanh, từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và hướng tới phục hồi, phát triển.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

Nam A Bank tiếp tục giữ đà tăng trưởng

(CLO) Ngày 26/04, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – Mã NAB) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với nhiều kết quả tăng trưởng tích cực, lợi nhuận trước thuế đạt gần 1.000 tỷ đồng, tiếp tục bám sát các mục tiêu kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

Khí đốt Nga đang tìm cách vượt qua lệnh trừng phạt của châu Âu

(CLO) Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitry Peskov nói với các nhà báo hôm 27/4, các nhà sản xuất Nga sẽ tìm cách vượt qua các biện pháp trừng phạt tiềm tàng đối với hoạt động xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp