Cần phải giải quyết những khó khăn đặc thù của TP.HCM

Thứ năm, 11/05/2023 10:46 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong quý I/2023, cả nước có hơn 60.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, riêng TP.HCM đã chiếm hơn 1/3, tức là hơn 22.000 doanh nghiệp. Điều này cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, các chỉ tiêu kinh tế đều có dấu hiệu giảm.

Sự kiện: TP Hồ Chí Minh

Số doanh nghiệp TP.HCM “phá sản” chiếm 1/3 của cả nước

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO), trong quý I/2023, cả nước có khoảng 60.241 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2022. Mỗi tháng có khoảng hơn 20.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Ở chiều ngược lại, trong quý, cả nước có 57.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng nói, quý I/2023 là lần đầu tiên, số doanh nghiệp đóng cửa, rút lui khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường.

Xu hướng này tiếp tục tiếp diễn trong tháng 4/2023, thậm chí có phần phức tạp hơn. Báo cáo mới nhất của GSO cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2023, cả nước có khoảng 77.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỗi tháng có khoảng 19.200 doanh nghiệp nộp đơn “phá sản”.

Ngược lại, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại ít hơn so với doanh nghiệp phá sản, ước tính khoảng 78.900 doanh nghiệp.

Các ý kiến chuyên gia cho rằng, việc số doanh nghiệp phá sản nhiều hơn thành lập mới đang rất bất thường, điều này cho thấy rủi ro và thách thức đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất lớn.

“đầu tàu” kinh tế của cả nước, đóng góp tới hơn 15% vào GDP của cả nước, thế nhưng, kinh tế TP.HCM đang bị rung lắc dữ dội. Hầu hết, các chỉ số kinh tế của TP.HCM đều đang đi xuống.

can phai giai quyet nhung kho khan dac thu cua tphcm hinh 1
Chuyên gia kinh tế Tiến sĩ Võ Trí Thành - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương đánh giá: Kinh tế TP.HCM đang có xu thế đi xuống, có thể hiểu theo nhiều nghĩa. “Tôi lấy ví dụ trong 3 đề án năng suất hiện nay đặt lên bàn Thủ tướng do Bộ Kế hoạch - Đầu tư trình về chương trình đề án năng suất tổng thể quốc gia, một tin rất đáng buồn là tốc độ tăng năng suất có xu hướng giảm. Hai năm bị dịch thì ngay tại TP.HCM, năm 2019 và năm 2022 đều thấp hơn trung bình cả nước. Năng suất là một chỉ số rất quan trọng, đằng sau đổi mới sáng tạo, tăng trưởng”, ông Thành nói.

Theo báo cáo của Cục Thuế TP.HCM, trong quý I/2023, thành phố có khoảng  22.612 doanh nghiệp “biến mất” khỏi thị trường, tương ứng hơn 7.530 doanh nghiệp phá sản mỗi tháng. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới chỉ bằng một nửa, ước tính khoảng 12.486 doanh nghiệp được thành lập.

Cũng theo báo cáo của Cục Thuế TP.HCM, trong số 22.612 doanh nghiệp “biến mất” khỏi thị trường, có 249 doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, 3.720 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Còn lại 13.628 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tăng 16,88% so với cùng kỳ 2022. 5.264 doanh nghiệp khác đã bỏ địa chỉ kinh doanh.

Như vậy, có thể thấy rằng, trong quý I/2023, 1/3 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường đều đăng ký kinh doanh tại TP.HCM. Điều này cho thấy, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, các chỉ tiêu kinh tế đều có dấu hiệu giảm. Thị trường bất động sản, thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, việc khan hiếm về đơn hàng, nguồn vốn, cộng với sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh là nguyên nhân khiến số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường nhiều hơn số doanh nghiệp thành lập mới.

Trước đó, dữ liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy GRDP của TP.HCM trong quý I ước đạt khoảng 360.000 tỷ đồng, chỉ tăng trưởng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đưa TP.HCM về danh sách 10 địa phương có tốc độ tăng trưởng thấp nhất cả nước. Đối với một nền kinh tế đầu tàu của cả nước, mức tăng trưởng này rất đáng lo ngại.

Cần phải giải quyết những khó khăn đặc thù của TP.HCM

Trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ được tổ chức vào chiều 5/5, ông Đỗ Thành Trung - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Quý I/2023 là một trong những quý tăng trưởng rất thấp.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân tích: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm của nền kinh tế, kể cả khách quan lẫn chủ quan. Nhìn tổng thể toàn bộ nền kinh tế, các lĩnh vực có thế mạnh của Việt Nam như các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đang suy giảm, điều này đã kéo theo đà giảm tốc của các địa phương có thế mạnh, trong đó có TP.HCM.

Riêng TP.HCM, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng, thành phố này có nhiều yếu tố suy giảm mang tính đặc thù. Ví dụ, trước đây thành phố mỗi năm có 70 dự án được phê duyệt, nhưng 2 năm gần đây số lượng dự án dự án phê duyệt mới rất thấp.

Do đó, để kinh tế TP.HCM vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra một số giải pháp trọng tâm, trong đó nhấn mạnh việc tìm kiếm thị trường, giữ vững sự phát triển khối doanh nghiệp, ổn định lao động, tránh mất việc làm...

Ngoài ra, các địa phương, nhất là TP.HCM phối hợp với các bộ ngành, tham mưu Chính phủ ban hành một số chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn một số lĩnh vực lớn như tín dụng, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, tìm kiếm thị trường mới”, ông Trung nói.

Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thành Trung, TP.HCM muốn thoát ra khỏi giai đoạn khó khăn này thì cần khắc phục những giải pháp của riêng mình. Đó là nâng cao năng lực và chất lượng chỉ đạo điều hành, xử lý công việc. Đồng thời đẩy mạnh kiểm tra giám sát, cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh.

“Tôi cho rằng một trong những vấn đề quan trọng là làm sao để cán bộ, công chức dám nghĩ dám làm. Đây là giải pháp quan trọng để vực dậy tăng trưởng cho các địa phương”, ông Trung nói.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, TP.HCM cần tận dụng những động lực tăng trưởng hiện có, đặc biệt là đẩy nhanh giải ngân đầu tư công. Ông cho biết thông thường đầu các năm, địa phương tập trung xử lý nốt khối lượng vốn từ năm trước đó để lại và thực hiện thực hiện thủ tục đầu tư mới.

“Điều này làm cho tăng trưởng quý đầu năm thấp. Nhưng tín hiệu vui khi quý I năm nay, số vốn giải ngân đang cao hơn khoảng 15.000 tỷ đồng so với năm ngoái”, ông Trung nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô