Cần quy định đảm bảo quyền nhân thân của tác giả

Thứ ba, 26/10/2021 18:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 26/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 92 điều (trong đó bổ sung 12 điều, sửa đổi 80 điều) và bãi bỏ 2 điều, nâng tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi lên 232 điều, thuộc 7 nhóm Chính sách.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển nhanh, bền vững dựa chủ yếu vào khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; đồng thời đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam hiện nay. 

can quy dinh dam bao quyen nhan than cua tac gia hinh 1

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam Dương Văn Phước phát biểu về Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ

Góp ý về những nội dung cụ thể trong Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, đại biểu Dương Văn Phước, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam đề nghị bỏ cụm từ “gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả", đồng thời bổ sung cụm từ “khi chưa được tác giả cho phép" vào khoản 4, Điều 1 của dự thảo về sửa đổi, bổ sung Điều 19 về Quyền nhân thân. Sau đó viết lại khoản 4, Điều 1 như sau: "Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; sửa đổi, cắt xén tác phầm dưới bất kỳ hình thức nào khi chưa được tác giả cho phép", cho chặt chẽ, để tránh tuỳ nghi trong việc áp dụng pháp luật sau này.

Lý giải cho đề nghị này, đại biểu Dương Văn Phước cho rằng: Sự toàn vẹn của tác phẩm gắn với quyền nhân thân là yếu tố mà pháp luật về Sở hữu trí tuệ luôn đề cao, bảo vệ. Quy định của Luật Sở hữu trí tuệ phải bảo vệ tuyệt đối quyền nhân thân của tác giả, bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm và không ai được quyền xâm phạm khi chưa được tác giả cho phép. Với quy định về quyền nhân thân như Dự thảo, các tổ chức, cá nhân có thể sửa đổi, cắt xén tác phẩm, miễn là không phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Nếu quy định như vậy sẽ làm mất đi vai trò, hạn chế quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình; đồng thời, tạo ra sự tùy tiện cho việc xâm hại quyền nhân thân của tác giả, vì cá nhân, tổ chức hoàn toàn có thể tác động vào tác phẩm mà không cần sự cho phép của tác giả, miễn là không “gây phương hại đến danh dự và uy tín, của tác giả".

Ngoài ra, cũng theo đại biểu Dương Văn Phước, việc quy định “phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả" là một quy định rất khó xác định, đánh giá trên thực tế. Vì giá trị của mỗi tác phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có ý chí chủ quan và quan điểm riêng của tác giả. Tiêu chí nào để xác định là phương hại hay không phương hại, và phương hại đến mức độ nào?

Về vấn đề này, tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định “Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả" . Có thể nói, quy định này là chặt chẽ hơn Luật sửa đổi lần này, tuyệt đối hóa quyền nhân thân của tác giả theo hướng “mọi hành vi sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa mà không có sự thỏa thuận của tác giả đều là hành vi vi phạm quyền nhân thân”. Vì vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung nội dung trên để đảm bảo quyền nhân thân của tác giả trong Dự thảo Luật lần này.

can quy dinh dam bao quyen nhan than cua tac gia hinh 2

Bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả 

Nêu quan điểm về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ từ điểm cầu Nhà Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang) cho biết, Khoản 10 và Khoản 16, Điều 1 dự thảo Luật thể hiện chính sách về trường hợp giới hạn bản quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan, bảo đảm không vi phạm quyền tinh thần của tác giả và quyền của tác giả được nhận thù lao phù hợp do cơ quan có thẩm quyền quy định trong trường hợp các bên không thỏa thuận được.

Chính sách này vừa tạo điều kiện đẩy mạnh khai thác, phổ biến tác phẩm, góp phần bảo đảm quyền tiếp cận và hưởng thụ các giá trị văn hóa của công chúng, vừa bảo đảm quyền hưởng thù lao phù hợp của chủ sở hữu quyền tác giả. 

Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện Điều 26 và Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ có vướng mắc trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được tiền bản quyền. Dự thảo Luật quy định trong trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả với bên sử dụng không thỏa thuận được tiền bản quyền, thì thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Dự thảo Luật giao Chính phủ quy định về nội dung này. Tuy nhiên, đại biểu Tú chỉ rõ, nội dung này không thuộc trường hợp “hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá” quy định tại Điều 19 Luật Giá. Vì vậy, để bảo đảm tính thống nhất của pháp luật và để có cơ sở thực hiện quy định này, ông đề nghị cần thiết xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Giá hoặc thực hiện quy định tại khoản 4, Điều 19 Luật Giá: “Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, giao Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”.

Về quyền đăng ký, sáng chế kiểu dáng công nghiệp thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, đại biểu tỉnh Kiên Giang nhất trí với phương án 1 về việc giao quyền đăng ký cho tổ chức chủ trì; tổ chức chủ trì có quyền sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí khi được cấp văn bằng bảo hộ, trừ các đối tượng thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh vẫn do cơ quan nhà nước thực hiện đăng ký. Theo ông, quy định này góp phần thể chế hóa Nghị quyết số 20 – NQ/TW ngày 1.11.2012 của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI: “Giao quyền sở hữu các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ…”

Bên cạnh đó, đại biểu Tú cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cần thể chế hóa cụ thể hơn nội dung “… có cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả” như Nghị quyết số 20 – NQ/TW đã quy định để bảo đảm hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả; nghiên cứu mở rộng đối tượng giao quyền đăng ký cho đơn vị chủ trì đối với giống cây trồng. Trong Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ về dự kiến tiếp thu, giải trình cơ quan chủ trì soạn thảo đã nêu ý kiến nghiên cứu để đề xuất tiếp thu.

Ngoài ra đại biểu cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần luận giải rõ hơn việc không áp dụng cơ chế giao quyền đăng ký cho đơn vị chủ trì đối với một số đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan. Trong Báo cáo tiếp thu, giải trình, cơ quan chủ trì soạn thảo cho rằng “… nguy cơ tác phẩm, chương trình bị sửa đổi, lồng ghép, biến tấu, thay đổi nội dung, có thể ảnh hưởng đến định hướng của Nhà nước". Các hành vi này là hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan, vi phạm pháp luật. Các cơ quan có thẩm quyền, với chức năng quản lý nhà nước, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, có quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc hình sự; không phụ thuộc vào việc có áp dụng cơ chế giao quyền đăng ký cho đơn vị chủ trì hay không.

Về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Chính phủ đưa ra 2 Phương án: Phương án 1, các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, tên thương mại, bí mật kinh doanh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ không bị xử phạt hành chính mà chỉ bị xử lý bằng biện pháp dân sự. Phương án 2, áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đại biểu Tú đề nghị nên xem xét, lựa chọn Phương án 2.

Bình Luận

Tin khác

Quân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ: Những nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng

Quân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ: Những nỗ lực tuyệt vọng cuối cùng

(CLO) Nhà nghiên cứu lịch sử người Pháp Ivan Cadeau nhìn nhận, trận Điện Biên Phủ thực sự là “tấn bi kịch với những binh lính Pháp, những người trú ẩn trong căn hầm được đào sâu trong lòng các ngọn đồi được đặt tên theo những người phụ nữ, trải qua nhiều trạng thái đan xen, từ tin tưởng tuyệt đối đến ủ rũ, từ hy vọng đến tan vỡ ảo tưởng, cho đến một chung cuộc cuối cùng”. Điều đáng nói là, trước khi buộc phải chấp nhận “chung cuộc cuối cùng” ấy, phía Pháp đã phải viện tới rất nhiều phương án giải nguy cho Điện Biên Phủ.

Tin tức
Có thể nối trục đường bộ cao tốc Thống Nhất từ Hà Nội tới TPHCM vào 30/6/2025

Có thể nối trục đường bộ cao tốc Thống Nhất từ Hà Nội tới TPHCM vào 30/6/2025

(CLO) Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch và dự kiến tới 30/6/2025 chúng ta có thể nối trục đường bộ cao tốc Thống Nhất từ Hà Nội tới TPHCM

Tin tức
Hà Tĩnh điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 24 vị trí cán bộ chủ chốt

Hà Tĩnh điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 24 vị trí cán bộ chủ chốt

(CLO) Sáng ngày 4/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đợt 1 năm 2024 gồm 24 ông, bà.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

(CLO) Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở một số bài học kinh nghiệm, trong đó, phải tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc, ngay từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Tin tức
Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

(CLO) Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Tin tức