Cần sớm xử lý các cán bộ liên quan tới sai phạm ở Đại học Đông Đô

Thứ tư, 25/11/2020 16:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, phải xử lý hình sự và xử lý thật nghiêm với các trường hợp cán bộ ở Bộ GD&ĐT có dính líu đến gian dối trong đào tạo ở Đại học Đông Đô và cần sớm vào cuộc điều tra.

Liên quan đến gian lận trong đào tạo và cấp bằng trái phép, theo kết luận điều tra của Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an, căn cứ tài liệu thu giữ được, cơ quan điều tra xác định trường Đại học Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh cho 626 trường hợp, nhưng chỉ có 216 trường hợp có thông tin để xác minh.

Kết quả xác minh xác định trong số 216 trường hợp nêu trên có tới 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc không đủ điều kiện để cấp bằng (số bằng này được cấp trong giai đoạn từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2019).

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ "canh cổng" để tránh xảy ra gian lận trong giáo dục và đào tạo nhưng đã tiếp tay cho sai phạm ở đại học Đông Đô thì trách nhiệm của những cá nhân liên quan trong vụ việc này ở Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải xử lý nghiêm (ảnh Trinh Phúc).

Đối với 193 trường hợp được Đại học Đông Đô cấp bằng giả, có 60 trường hợp sử dụng bằng giả này, trong đó có 55 người sử dụng để nộp hồ sơ xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sỹ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp thi công chức, 2 trường hợp khai vào hồ sơ cán bộ, 1 trường hợp nộp hồ sơ xét tuyển thạc sỹ.

Ngoài ra, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an cũng làm rõ, mặc dù Đại học Đông Đô không được cấp phép đào tạo văn bằng 2 nhưng từ năm 2015, Bộ Giáo dục & Đào tạo vẫn cho đăng tải thông báo chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy của trường này lên Cổng thông tin của Bộ.

Việc các đơn vị, cá nhân thuộc Vụ Kế hoạch tài chính và Vụ Giáo dục đại học thực hiện thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh trong đó có chỉ tiêu văn bằng 2 lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GĐ&ĐT cho trường Đại học Đông Đô trong khi trường này chưa được Bộ GĐ&ĐT cấp phép là có dấu hiệu vi phạm quy định về đào tạo cấp bằng đại học thứ 2 của Bộ trưởng Bộ GĐ&ĐT. Cần làm rõ trách nhiệm liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước nội dung trên, dư luận cho rằng cần thiết phải công khai danh tính 55 trường hợp sử dụng bằng giả để làm nghiên cứu sinh, bảo vệ tiến sĩ và xem xét trách nhiệm cá nhân ở Bộ GD&ĐT để đưa ra xử lý trước pháp luật.

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo & Công luận về vấn đề trên, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng, cần thiết phải công khai số cán bộ mua bằng giả của đại học Đông Đô kể cả cấp cao nếu có cũng phải công khai cho dư luận biết.

Dư luận cần biết bộ mặt thật của những vị gian dối học vấn, cho xã hội lên án đó là hình phạt nghiêm khắc về mặt dư luận. Còn về mặt kỷ luật Đảng, kỷ luật nhà nước cần nghiêm trị đích đáng. Tùy theo mức độ vi phạm vị trí nào phải xử lý cho nghiêm.

Đối với vai trò của Bộ GD&ĐT, ông Lê Thanh Vân cho rằng, ngày xưa vi phạm trong thi cử là một loại trọng tội và hình phạt rất nghiêm khắc.

Vì đó là hành vi lừa dối nhà nước (ở đây là vua), nên tội rất  nặng, là trọng tội. Ngày nay chúng ta xem thường gian dối trong thi cử, tùy theo mức độ xử lý hình sự hay hành chính.

“Quan điểm của tôi vụ này phải xử lý hình sự và xử lý thật nghiêm cán bộ ở Bộ GD&ĐT có liên quan đến sai phạm tại đại học Đông Đô. Cơ quan điều tra phải vào cuộc ngay, phải sớm điều tra sai phạm nghiêm trọng vụ này.

Không loại trừ những người dùng các văn bằng này để hợp thức hóa tiêu chuẩn, chui sâu, leo cao và bộ máy thì quá nguy hiểm. Vụ này không chỉ xử lý người mua bằng cấp mà phải xử lý nghiêm dối trá trong công tác đào tạo. Xem xét tính chất mức độ  sai phạm trong quan quản lý của Bộ GD&ĐT để xử lý nghiêm. Được giao chức năng quản lý nhà nước không kiểm tra kỹ lưỡng, thậm chí biết để cho làm tức là thông đồng, đồng phạm thì phải xử lý nghiêm. Việc này rất cần thiết, trước thềm đại hội Đảng toàn quốc nên cần thiết phải rà soát kỹ”, đại biểu Lê Thanh Vân nêu quan điểm.

Trinh Phúc

Tin khác

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục