Cần thay đổi tiêu chí về tài sản đảm bảo của người nông dân

Thứ hai, 21/03/2016 10:24 AM - 0 Trả lời

Đó là chia sẻ của ông Takahashi Akito - Phó trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) về những biện pháp nhằm khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng tham gia tích cực hơn vào tín dụng nông nghiệp. Cụ thể là Việt Nam cần thay đổi tiêu chí về tài sản đảm bảo của người nông dân, thậm chí là của cả doanh nghiệp.

(CLO) Đó là chia sẻ của ông Takahashi Akito - Phó trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) về những biện pháp nhằm khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng tham gia tích cực hơn vào tín dụng nông nghiệp. Cụ thể là Việt Nam cần thay đổi tiêu chí về tài sản đảm bảo của người nông dân, thậm chí là của cả doanh nghiệp.

Quá trình khảo sát và nghiên cứu tại tỉnh Lâm Đồng trong gần nửa năm qua, các chuyên gia tài chính - ngân hàng Nhật Bản đánh giá, các doanh nghiệp, hộ nông dân thường đem đất đai - tài sản có giá trị cao nhất trở thành tài sản đảm bảo trong quá trình vay vốn để phát triển kinh doanh.

Nhưng theo xu hướng bây giờ, việc đánh giá vào tài sản đảm bảo là đất đai, của cải có giá trị đã không còn phù hợp. Đánh giá của JICA cho thấy, phần lớn những người nông dân Việt Nam không có các tài sản vật chất có giá trị "đủ" để vay vốn theo nhu cầu.

[caption id="attachment_87704" align="aligncenter" width="473"]chinh-sach-nong-nghiep Thế chấp đất đai để vay vốn đã không còn là xu hướng phù hợp, theo đánh giá của JICA - Ảnh minh họa[/caption]

Bên cạnh đó, nếu tiến hành cho vay thông qua các tài sản đảm bảo vật chất thì rủi ro về khả năng thanh toán nợ của người dân sẽ rất cao. Chính điều này cũng dẫn đến rủi ro cho các ngân hàng thương mại (NHTM), tổ chức tín dụng (TCTD) khi tiến hành vay vốn bởi nếu "sản xuất không hiệu quả, nông sản không bán được thì người nông dân sẽ lấy đâu là tiền đề trả lãi. Khi không trả lãi được thù người dân lấy đất đã thế chấp đi trả nợ sau đó thì sẽ lấy gì để trồng trọt chăn nuôi, lấy gì để trả nợ tiếp?", ông Takahashi Akito đặt câu hỏi.

Chính vì vậy, JICA khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tài chính xem xét lại tiêu chí về thế chấp tài sản đảm bảo. Cụ thể là thay thế việc đánh giá khả năng vay của người nông dân, hộ gia đình, doanh nghiệp bằng đất đai, tài sản hiện có bằng tiềm năng sản xuất, năng suất lao động, sản lượng tạo ra và thậm chí là cả "sự ổn định" trong cả quá trình sản xuất trong thời gian dài.

"Giá trị đồng tiền được tạo ra từ các sản phẩm nông nghiệp mới chính là tiêu chí đánh giá đảm bảo nhất, ông Mori Mitsuya - Trưởng đại diện JICA tiếp tục khẳng định. Điều này có nghĩa, chỉ những hộ gia đình có khả năng đáp ứng tiêu chí sản xuất nông phẩm hợp tiêu chuẩn, đem lại giá trị thặng dư cao thì mới đủ khả năng được JICA xem xét cho vay vốn.

Bàn luận thêm về vấn đề này, TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp cũng đã từng chia sẻ rằng, đất đai là điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển nông nghiệp do phân bổ manh mún, không được đầu tư hiệu quả để nâng cao tiềm năng.

Bên cạnh đó, người dân chưa coi đất là một "loại hàng hóa" sinh lời hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng nông dân, nâng cao năng suất là chỉ đơn thuần coi đây là loại của cải có tính "đảm bảo", tạo độ tin cậy nên mới lấy đem đi thế chấp.

Về phía JICA , ông Mori nhấn mạnh sẽ tăng cường đẩy mạnh đầu tư vào nền nông nghiệp Việt Nam cũng như tăng cường khả năng giải ngân các gói vay tín dụng từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản đặc biệt là các gói tín dụng ngắn hạn. Tiêu chí mà JICA đưa ra là sẽ tiến hành giải ngân các gói tín dụng dài hạn lên đến 10 tỷ, ngắn hạn lên đến 20 tỷ yên.

Hiện nay, JICA cũng đã kết nối với các doanh nghiệp tín dụng tại các địa phương, hình thành hệ thống hỗ trợ hướng đến hình thành chính sách về cơ chế đảm bảo ở mức độ cao hơn. Mô hình trả dần đã được ứng dụng cho việc cung ứng các thiết bị nông nghiệp, góp phần làm giảm chi phí ban dầu cũng như các khoản vay quá lớn đối với người nông dân bởi nếu máy móc công nghiệp không được trả dần mà dựa quá nhiều vào thế chấp thì rất khó khăn cho DN Nhật Bản và Chính phủ.

Ngoài ra, "mọi sự tác hỗ trợ công tư, đều phải được định hướng theo mô hình có sự chỉ đạo của chính phủ, đặc biệt, chủ nghĩa thế chấp là điểm mấu chốt cần được cải thiện", đại diện JICA nhấn mạnh.

Theo kết quả từ cuộc khảo sát tại tỉnh Lâm Đồng của JICA, thì có đến 83% hộ nông dân nói rằng họ muốn vay tín dụng ngắn hạn. Trong khi đó, hầu hết các gói tín dụng hiện nay đều chưa đáp ứng được với các nhu cầu của DN.

Cũng theo nghiên cứu, do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ cao nên nếu được vay vốn ngắn hạn, không chỉ người dân giảm bớt gánh nặng mà các NHTM, TCTD cũng có thể tăng cường khả năng thu hồi vốn đề quay vòng, đảm bảo lợi nhuận thu về thuận lợi hơn.

Tín dụng nông nghiệp muốn bền vững phải dựa vào hai tiêu chí: đối với các TCTD, NHTM phải cho họ nhìn thấy tiềm năng sinh lời để nâng cao "thiện cảm" đầu tư; đối với người nông dân phải tạo nhiều "xác suất" trả nợ thì họ mới muốn vay vốn.

Không quá chú trọng vào các gói tài sản đảm bảo mà cần giúp đỡ nông dân vạch ra các chiến lược kinh doanh, phương án kinh doanh để nâng cao chất lượng của các sản phẩm tạo ra là một trong những biện pháp tối ưu cần được nhân rộng để tín dụng nông nghiệp phát triển bền vững và song hành với người nông dân trong tiến trình đưa nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao hiện đại.

Quỳnh Liên

Tin khác

Chênh lệch giá, lo sợ bị tấn công đang ngăn cản các nhà kinh doanh châu Âu lưu trữ khí đốt ở Ukraine

Chênh lệch giá, lo sợ bị tấn công đang ngăn cản các nhà kinh doanh châu Âu lưu trữ khí đốt ở Ukraine

(CLO) Các doanh nghiệp trên thị trường khí đốt châu Âu đang theo dõi chặt chẽ việc lưu trữ của Ukraine, nhưng các cuộc tấn công liên tục vào cơ sở hạ tầng năng lượng và chênh lệch giá kém thuận lợi hơn một năm trước vẫn là trở ngại đối với nhiều người.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank và PRA ký nhận bàn giao giao phẩm hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội ESMS

Nam A Bank và PRA ký nhận bàn giao giao phẩm hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội ESMS

(CLO) Sáng ngày 10/5, Lễ bàn giao Giao phẩm hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội (ESMS) giữa Nam A Bank và Pacific Risk Advisors LTD (PRA) đã được diễn ra thành công.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) kinh doanh thua lỗ, lãi nhờ bán tài sản

Xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) kinh doanh thua lỗ, lãi nhờ bán tài sản

(CLO) Xuất nhập khẩu Đông Dương ghi nhận thua lỗ trong hoạt động kinh doanh nhưng vẫn báo lãi nhờ bán tài sản trong Quý 1/2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 'Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công'

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: "Chính phủ đang rất quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công"

(CLO) Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa có một số chia sẻ về tình hình giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Áp lực nợ vẫn bủa vây doanh nghiệp bất động sản

Áp lực nợ vẫn bủa vây doanh nghiệp bất động sản

(CLO) FiinRatings cho biết, áp lực trả nợ đối với nhóm các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2024 và sau vẫn còn nặng nề.

Tài chính - Bảo hiểm