Cần thận trọng, tỉnh táo!

Thứ năm, 17/12/2015 14:43 PM - 0 Trả lời

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của cả nước đang đứng trước thách thức trước động thái mua bán, liên doanh từ các đối tác nước ngoài. Làn sóng này đã tạo những suy nghĩ trái chiều trong cộng đồng doanh nghiệp. Bán hay không bán, hợp tác liên doanh hay tự thân vận động đang làm rất nhiều doanh nghiệp trăn trở…

(NBCL) Các doanh nghiệp nhỏ và vừa của cả nước đang đứng trước thách thức trước động thái mua bán, liên doanh từ các đối tác nước ngoài. Làn sóng này đã tạo những suy nghĩ trái chiều trong cộng đồng doanh nghiệp. Bán hay không bán, hợp tác liên doanh hay tự thân vận động đang làm rất nhiều doanh nghiệp trăn trở…

Khi doanh nghiệp bỏ “cuộc chơi”

Cách đây không lâu, một doanh nhân khá nổi tiếng trong dòng sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho nam giới cũng bán doanh nghiệp của mình cho một tập đoàn lớn của Ấn Độ. Thương vụ mua bán này có giá trị hàng chục triệu USD. Điều kỳ lạ là doanh nhân này lại trở thành CEO cho chính đối tác đã mua lại doanh nghiệp của mình.

Lý giải hiện tượng này , các chuyên gia cho rằng việc mua bán doanh nghiệp là chuyện bình thường khi Việt Nam mở cửa và đi theo kinh tế thị trường. Thập niên 90 của thế kỷ trước khi làn sóng đầu tư FDI đổ vào Việt Nam, công việc đầu tiên của họ chính là tìm mua lại những doanh nghiệp có tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường. Công tác “thu mua” này sẽ giúp cho họ đỡ mất thời gian, khi phải đầu tư từ đầu: xin giấy phép, xây dựng nhà máy, kho xưởng, tuyển nhân lực…Trên cơ sở hạ tầng có sẵn và cả tên tuổi được khẳng định “quen mặt đắt hàng” sẽ giúp các doanh nghiệp FDI dễ dàng chiếm giữ thị trường Việt.

Các chuyên gia còn dự đoán, khi Hiệp định kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương(TPP) được thực thi thì làn sóng tìm kiếm “thu mua” doanh nghiệp sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa. Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài áp lực cạnh tranh, còn đứng trước “thử thách” trước lời “chào mua”. Theo các chuyên gia trước mắt những “món hời” rất “béo bổ” nhưng về lâu dài sẽ làm suy yếu dần lực lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đang chật vật để tồn tại.

Nỗ lực của doanh nhân và sự tiếp sức của nhà nước

Một doanh nghiệp gỗ tại Biên Hòa-Đồng Nai cho chúng tôi biết, có đối tác từ Malaixia đã đề nghị đầu tư vốn số hàng chục triệu USD để cùng nhau hợp tác mở rộng thị trường. Doanh nghiệp này đang rất băn khoăn, bởi số vốn đầu tư này lớn cả hơn số vốn hiện có của Cty. Về lâu dài, chủ doanh nghiệp có nhiều khả năng “đứng ngoài cuộc chơi”, khi cổ phần mình lép vế trước đối phương hợp tác.

[caption id="attachment_70378" align="aligncenter" width="633"]333
Các DN nhỏ và vừa đang đang trước nguy cơ mua bán, sát nhập từ dòng vốn FDI-trong ảnh một Doanh nghiệp sản xuất gốm xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương đang đứng trước lời chào mua từ một DN Trung Quốc.[/caption]

Sự lo ngại của doanh nghiệp này không phải dư thừa, bởi thời gian qua, nhiều tên tuổi, thương hiệu Việt hàng đầu cũng chết “bất đắc kỳ tử” qua hình thức liên doanh và hợp tác. Rõ ràng các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn lúc nào hết đang cần sự hỗ trợ, tiếp sức từ các chính sách của chính phủ

Ông Nguyễn Văn Giàu- Trưởng ban Kinh tế Quốc hội nhìn nhận, nhiều quốc gia có chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp khi đầu tư ra thị trường nước ngoài, ngoài các chính sách thuận lợi họ còn được trợ giúp bởi nguồn vốn ưu đãi. Vì thế khi vào thị trường Việt Nam, sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh nhất định, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tồn tại không thể không tính tới bài toán liên kết, giữa những doanh nghiệp cùng ngành, hay chuỗi cung ứng liên quan. Tận dụng mọi ưu đãi vốn vay tại địa phương, kể cả những quỹ hỗ trợ doanh nghiệp từ nguồn nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ cho vay vốn ưu đãi khởi nghiệp, tái đầu tư

Theo các chuyên gia liên doanh, hợp tác là việc rất cần thiết bởi đây là xu thế chung thời hội nhập.Việc nên làm của các doanh nghiệp là nên tìm hiểu kỹ lịch sử kinh doanh của đối tác, tỉnh táo trong mọi tình huống chào mời hợp tác liên doanh. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đừng suy nghĩ bán doanh nghiệp này là có thể dễ dàng lập doanh nghiệp khác. Bởi cái mà nhà đầu tư muốn mua không phải là nhà máy, kho xưởng, hay nhân công lao động, cái họ muốn thâu tóm chính là “thương hiệu” của mỗi doanh nghiệp

Lập doanh nghiệp thì dễ, nhưng để tạo được tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phấn đấu không ngừng trong hàng chục năm. Thực tế đã chứng mình không có doanh nhân nào thành công khi kinh doanh, sản xuất mà liên tục thay đổi và thành lập doanh nghiệp mới.

Phùng Trúc Linh

Tin khác

Phương án của hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill (Hoa Kỳ) chinh phục Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc Tháp Tài chính 108 tầng

Phương án của hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill (Hoa Kỳ) chinh phục Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc Tháp Tài chính 108 tầng

(CLO) Ngày 14/5/2024, tại UBND Thành phố Hà Nội, Ban tổ chức Cuộc thi Phương án kiến trúc Tháp Tài chính 108 tầng thuộc Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ hai. Sau khi lắng nghe bốn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới trình bày và bảo vệ phương án kiến trúc của mình trước Hội đồng thi tuyển, các thành viên đã lựa chọn phương án kiến trúc của Skidmore, Owings & Merrill (Hoa Kỳ) là phương án giành Giải Nhất của cuộc thi.

Bất động sản
Những phương án độc đáo, khác biệt và đẳng cấp đến từ bốn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới

Những phương án độc đáo, khác biệt và đẳng cấp đến từ bốn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới

(CLO) Ngày 14/5/2024, tại UBND Thành phố Hà Nội, Ban tổ chức Cuộc thi Phương án kiến trúc Tháp Tài chính 108 tầng thuộc Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ hai, lắng nghe bốn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới trình bày và bảo vệ phương án kiến trúc của mình trước Hội đồng thi tuyển.

Bất động sản
Chứng khoán Rồng Việt (VDS) huy động thêm 800 tỷ đồng trái phiếu

Chứng khoán Rồng Việt (VDS) huy động thêm 800 tỷ đồng trái phiếu

(CLO) Chứng khoán Rồng Việt (VDS) chuẩn bị huy động thêm 800 tỷ đồng trái phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
Doanh thu hàng trăm tỷ mỗi năm, nhưng doanh nghiệp có liên quan đến thành viên của Sơn Kim Group vẫn báo lỗ, 6 năm không đóng thuế cho Nhà nước

Doanh thu hàng trăm tỷ mỗi năm, nhưng doanh nghiệp có liên quan đến thành viên của Sơn Kim Group vẫn báo lỗ, 6 năm không đóng thuế cho Nhà nước

(CLO) Những năm gần đây, Công ty Vi Vi – doanh nghiệp đứng sau thương hiệu VGS Shop đều kinh doanh “bết bát, thua lỗ triền miên dẫn đến âm vốn chủ sở hữu. Thậm chí doanh nghiệp này mặc dù kiếm được hàng trăm tỷ mỗi năm, nhưng 6 năm gần nhất vẫn báo… lỗ và không đóng bất kỳ một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào cho Nhà nước.

Tài chính - Bảo hiểm
Bộ Tài chính yêu cầu xử lý nghiêm hành vi buôn lậu vàng qua biên giới

Bộ Tài chính yêu cầu xử lý nghiêm hành vi buôn lậu vàng qua biên giới

(CLO) Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ đạo cơ quan hải quan các cấp tập trung đấu tranh đối với các chuyên án buôn lậu, vận chuyển trái phép mặt hàng vàng.

Tài chính - Bảo hiểm