Căng thẳng chính trị Nga - Ukraine: Hoạt động thương mại “ngấm đòn”

Thứ sáu, 04/03/2022 10:15 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trong trường hợp tình hình căng thẳng giữa hai nước Đông Âu tiếp tục leo thang, hoạt động giao thương, thương mại giữa Việt Nam với Nga và Ukraine sẽ bị ảnh hưởng.

Chiến sự tại Ukraine ảnh hưởng tới thương mại song phương thế nào?

Việt Nam là một trong những quốc gia có độ mở kinh tế rất cao và đối tác thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có cả Nga và Ukraine.

Trong các quốc gia có hoạt động thương mại với Việt Nam, Nga và Ukraine đều là đối tác thương mại quan trọng. Trong khu vực thương mại Á - Âu, nếu xét về kim ngạch thương mại với Việt Nam, Liên bang Nga xếp vị trí thứ 1 và Ukraine xếp ở vị trí thứ 6.

cang thang chinh tri nga  ukraine hoat dong thuong mai ngam don hinh 1

Trong trường hợp tình hình căng thẳng giữa hai nước Đông Âu tiếp tục leo thang, hoạt động giao thương thương mại giữa Việt Nam với Nga và Ukraine sẽ bị ảnh hưởng.

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, trong năm 2021, tổng kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga đạt 5,5 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 3,2 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập khẩu đạt 2,3 tỷ USD, tăng 14,9%.

Trong khi đó, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ukraine năm 2021 đạt 720,5 triệu USD, tăng 50,6% so với năm 2020. Trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đạt 344,6 triệu USD, tăng 21%, nhập khẩu từ Ukraine đạt 375,8 triệu USD, tăng 94,2%.

Vì vậy, trong trường hợp tình hình căng thẳng giữa hai nước Đông Âu tiếp tục leo thang, hoạt động giao thương thương mại giữa Việt Nam với Nga và Ukraine sẽ bị ảnh hưởng.

Đồng tình về điều này, đại diện Bộ Công Thương cho biết hiện còn quá sớm để đánh giá về những tác động có thể xuất hiện trong hoạt động giao thương giữa Việt Nam với hai nước trên. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến tăng trưởng thương mại song phương giữa Việt Nam với Liên bang Nga và Ukraine trong thời gian tới.

Với Liên bang Nga, Việt Nam đang là đối tác nhập khẩu một số sản phẩm nhiên liệu như khí đốt, dầu mỏ hoặc nickel. Vì vậy, trong thời gian tới có thể kéo dài tới vài năm, giá bán của các mặt hàng nhập khẩu này có thể tăng cao.

Với Ukraine, đại diện Bộ Công Thương nhận định: Nếu chiến sự tại nước này kéo dài, có thể khiến nền kinh tế của Ukraine bị ảnh hưởng mạnh. Do đó, thương mại giữa Việt Nam và Ukraine khó có tăng trưởng trong khoảng 1-2 năm tới.

Ngoài các hoạt động thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang làm ăn tại Liên bang Nga và Ukraine, nếu gặp khó khăn trong giao dịch cần chủ động liên hệ với bộ phận Thương vụ thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga và Ukraine để tìm hướng tháo gỡ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần nghiên cứu để mở rộng thêm thị trường các nước trong khu vực Á-Âu, đặc biệt là các thị trường có nhiều điểm tương đồng với thị trường Liên bang Nga và Ukraine như thị trường ổn định thuộc Liên Xô cũ như Kazakhstan, Uzbekistan, Azerbaijan...

Trong khi đó, ông Lê Minh Hoan,  Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá: Nga và Ukraine dù không phải là thị trường lớn nhưng vẫn quan hệ giao thương với Việt Nam ở những mặt hàng nông nghiệp như phân bón, nguyên liệu chăn nuôi.

 “Chúng ta xuất khẩu sang các sang thị trường này một lượng hàng hoá không lớn nhưng cũng có sự lan toả ra khu vực thị trường liên minh Á Âu là khu vực ta đã ký FTA. Do đó, sự đứt gãy này sẽ tác động đến cả những thị trường liên đới khác, liên quan đến các giao dịch thanh toán với các doanh nghiệp. Chưa kể, chúng ta phải lường trước được những tác động đến vấn đề tỷ giá, ngoại tệ, phương thức thanh toán… do xung đột này gây ra” - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Cẩn trọng các tác động dài hạn

Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Do nắm bắt tình hình sớm nên ngay từ tháng 1/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký công văn báo cáo Chính phủ, đề xuất các giải pháp liên quan đến khâu thanh toán hàng hoá, đa dạng thị trường… 

Đồng thời chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài theo dõi sát tình hình, tham mưu Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga và các thị trường có liên quan.

cang thang chinh tri nga  ukraine hoat dong thuong mai ngam don hinh 2

Tình hình leo thang căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang tác động trực tiếp và gián tiếp đến tình hình kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. 

Tuy nhiên, trường hợp áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh và toàn diện về tài chính sẽ ảnh hưởng nhiều đến thương mại song phương Việt - Nga mà chủ yếu ở khâu thanh toán các hợp đồng sử dụng đồng tiền thanh toán là Euro.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, tình hình leo thang căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang tác động trực tiếp và gián tiếp đến tình hình kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. 

Ở phạm vi toàn cầu, cuộc xung đột cùng với các khó khăn do dịch bệnh đang làm đứt gãy nguồn cung của một số mặt hàng vật tư chiến lược như xăng dầu, khí đốt, lương thực thực phẩm.

 Bên cạnh đó, cuộc xung đột cũng đã và đang làm đứt gãy chuỗi lưu thông, logistics, một số mặt hàng chiến lược tăng giá, kéo theo chi phí đầu vào tăng cao. 

Cùng với đó, lạm phát toàn cầu tăng lên làm cho tiêu dùng của thế giới vốn đã yếu ớt sau đại dịch nay càng khó khăn hơn. Một số mặt hàng Việt Nam có lợi thế xuất khẩu ra thị trường thế giới, nay vì nhu cầu tiêu dùng toàn cầu thu hẹp cũng đã chịu ảnh hưởng lớn.

Từ nhận định tình hình nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã yêu cầu các đơn vị cần chủ động, kịp thời nắm bắt tình hình để tham mưu đề xuất các biện pháp điều hành của Bộ, cũng như tham mưu kịp thời các biện pháp điều hành cho Chính phủ. 

Đồng thời, các đơn vị cần theo dõi sát biến động cung cầu các mặt hàng chiến lược nhạy cảm, kịp thời có biện pháp điều hành phù hợp, tận dụng được cơ hội về giá để sản xuất, xuất khẩu và đảm bảo cung cầu cho thị trường trong nước; đẩy mạnh khai thác hiệu quả các FTA đã ký với các quốc gia, lãnh thổ, đặc biệt là FTA với Liên minh kinh tế Á-Âu; các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

 Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, đảm bảo luồng hàng hóa xuất nhập khẩu được lưu thông thông suốt. Đồng thời, tiếp tục tăng cường cải cách hành chính, triển khai các giải pháp tạo thuận lợi hóa thương mại, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô