Căng thẳng thi tuyển đầu vào lớp 10 công lập Hà Nội: Không biết tới khi nào mới hạ nhiệt!

Thứ ba, 06/07/2021 15:19 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nhiều chuyên gia, hiện vẫn chưa có lời giải cho bài toán giảm nhiệt trong cuộc đua vào lớp 10 trường công tại Hà Nội. Trước mắt cần nhiều chính sách hỗ trợ, ưu tiến đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Thi lớp 10 căng thẳng như  thi đại học

Trong thời gian qua, thông tin về điểm chuẩn đầu vào các trường công lập tại Hà Nội thu hút sự chú ý nhiều từ dư luận. Việc điểm đầu vào các trường công tại khu vực nội thành rất cao. Cùng với chênh lệch điểm chuẩn giữa học sinh nội thành và ngoại thành một khoảng quá lớn khiến nhiều người cho rằng đó là bất cập.

Những trường có số điểm chuẩn đầu vào cao như Trường THPT Phan Đình Phùng  49,10 điểm; THPT Nguyễn Thị Minh Khai lấy 49 điểm; THPT Kim Liên 50,25 điểm, Trường thấp THPT Mỹ Đình lấy điểm 43; Trường THPT Trần Hưng Đạo, Thanh Xuân 41 điểm. Trong khi đó, các trường ở ngoại thành lại có điểm chuẩn thấp, dao động từ 20 đến 30 điểm. Trường THPT Bất Bạc lấy 18,05 điểm (chỉ 3 điểm/môn).

Nhiều năm nay cuộc thi vào lớp 10 các trường công lập rất căng thẳng, khốc liệt (ảnh nguồn internet).

Nhiều năm nay cuộc thi vào lớp 10 các trường công lập rất căng thẳng, khốc liệt (ảnh nguồn internet).

Ở khu vực nội thành, việc thi cử ngày càng khốc liệt khiến mục tiêu giảm tải trong học tập tại bậc phổ thông càng khó thực hiện. Để có một suất học trường công, các em học sinh và phụ huynh đã đầu tư học tập một cách bài bản, lâu dài trong nhiều năm. Với điểm chuẩn các trường công được bố, sẽ có hàng nghìn học sinh có mức điểm thi trên 40 điểm (mỗi môn trung bình 7 điểm) không có cơ hội theo học. Chính vì điểm chuẩn cao như vậy mà nhiều người ví, cuộc chạy đua vào lớp 10 công lập ở Hà Nội còn khó khăn không kém thi đại học.

Sự khốc liệt của kỳ thi đã nảy sinh ra nhiều vấn đề bất cập của xã hội. Sau mỗi kỳ thi, tình trạng phụ huynh gắt gỏng, mắng mỏ, thậm chí bạo hành trẻ vì trượt lớp 10 trường công thực sự đáng lo ngại. Kỳ thi vào lớp 10 nhiều năm nay ngày càng khốc liệt, căng thẳng, muốn có được kết quả tốt các em phải có được sự đầu tư bài bản ngay từ đầu. 

Chính vì thế, ưu thế trong cuộc đua vào trường công luôn thuộc về những em có được sự quan tâm, chăm sóc đến từ gia đình, phụ huynh. Với những em có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn khi mức đầu tư giáo dục và sự quan tâm của phụ huynh ít hơn đồng nghĩa cơ hội của các em cũng giảm dần. Nhiều người cho rằng, làm sao kỳ thi lớp 10 bớt căng thẳng, cơ hội mở ra cho nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt cần được tính toán đến trong các năm tới.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận có trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia đổi mới Giáo dục & Đào tạo. Thầy Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, đây là bài toán nan giải, rất khó để có giải pháp ngay.

“Ai cũng muốn công bằng, tốt đẹp nhưng ở nội thành đông dân, trường chưa mở được nhiều, tỉ lệ học sinh trên đầu dân cao, đất nội thành không có, trường không có nên việc thi cử khó khăn.

Trong khi, ở ngoại thành dân cư thưa thớt, để có đủ học sinh các trường phải lấy điểm chuẩn thấp. Do đó, việc để lấy một điểm chuẩn chung chia đều cho các trường là việc không thể làm được.

Nguyện vọng của phụ huynh chính đáng nhưng chưa có giải pháp, chưa thể đảm bảo sự công bằng trong điều kiện hiện nay” - thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Cần nhiều chính sách để hỗ trợ học sinh yếu thế

Trước việc nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn bị “hụt hơi” trong cuộc đua vào trường công, thầy Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, có chăng cần một số tính toán chính sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Như việc, những trường hợp xuất thân đặc biệt, gia đình khó khăn nếu đạt được mức điểm sàn nhất định sẽ được tuyển vào trường công, 

“Để giải quyết đầu vào đối với học sinh lớp 10, cần giải pháp phát triển nhiều trường lên để đảm bảo tị lệ học sinh được vào học trường công trong các khu vực  phải tương đương nhau. Đây là điều khó thực hiện vì các quận nội thành không có đất để phát triển trường.

Hiện nay chúng ta đang giải bài toán hàng loạt mà chưa cá biệt hóa được các trường hợp khó khăn. Những gia đình hoàn cảnh đặc biệt cần phải được phân loại từ đầu, có chính sách nhất định để hỗ trợ. Còn nói chung, các em cần chấp nhận quy luật cạnh tranh.

Trong trường hợp chưa có bài toán chung thì nên tập trung giải quyết cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn” – thầy Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Thầy Nguyễn Tung Lâm cũng cho rằng, ngoài việc có chính sách ưu tiên tuyển vào công lập thì nhà nước cần hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn một phần học phí để theo học trường tư thục.

Hiện nhiều nước họ đã bao cấp bất kể học trường công hay tư, nhưng nước mình chưa thể làm được nhưng đối với học sinh khó khăn cần có hỗ trợ để các em không có cảm giác bị bỏ lại phía sau.

Cũng liên quan đến vấn đề này, Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp Hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam cho rằng, sự chênh lệnh điểm chuẩn giữa nội và ngoại thành chênh lệch từ 20 – 30 điểm, số lượng học sinh nội thành có điểm trên 40 điểm không được vào trường công xuất phát từ điều kiện cơ sở vật chất đầu tư chưa đúng mức. Dẫn đến việc, dùng điểm chuẩn cao để tìm cách hạn chế học sinh vào học công lập.

Hiện tại số lượng học sinh nội thành điểm cao không thể vào công lập, các em đi học tư thục lại không có tiền thì nhà nước cần phải có chính sách hỗ trợ. Về lâu dài, theo vị chuyên gia này, nhà nước cần khuyến khích phát triển trường tư thục và chính sách tài trợ học phí cho học sinh.

Để đảm bảo công bằng, học phí ngoài công lập phải được nhà nước hỗ trợ, số tiền ít nhất cũng chiếm 50% tiền học phí. Điều này mới tạo ra sự công bằng đối với các em.

Hoàn cảnh đất nước chưa bao cấp hết thì cần khuyến khích xã hội hóa, khuyến khích dân lập mở trường.

“Mấu chốt cơ bản do không đủ trường công nên đành phải lấy điểm cao. Lấy điểm cao thì nhiều em không được đi học, điều này mâu thuẫn với chủ trương phổ cập giáo dục.

Khuyến khích xã hội hóa để các nhà đầu tư mở trường. Để đảm bảo công bằng nhà nước cần phải hỗ trợ học phí, chí ít phải được 50% cho học sinh theo học tư thục” – ông Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.

Được biết, trong Hội nghị trực tuyến ngành giáo dục 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng đề cập: "Một nguyên lý quan trọng mà hiện nay nước ta chưa thay đổi mấy, tới đây phải thay đổi rất kịch liệt, kiên trì, đòi hỏi sự đổi mới từ trong ngành Giáo dục trở ra, đó là giáo dục phổ thông phải bình đẳng về cơ hội, không được lựa chọn đầu vào”.

Việc làm sao kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập bớt căng thẳng, khốc liệt đang là vấn đề đặt ra cho giáo dục Thủ đô. “Không ai bị bỏ lại phía sau” đó là một nguyên tắc trong giáo dục cần được tính toán tới để các em yếu thế có cơ hội tiếp cận giáo dục là bài toán cần được tính đến. 

Trinh Phúc

Tin khác

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục