Cảnh báo về rủi ro rửa tiền quốc gia

Chủ nhật, 19/05/2019 10:10 AM - 0 Trả lời

(CLO) Báo cáo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017 đã xác định rủi ro rửa tiền quốc gia là trung bình cao, rủi ro về tài trợ khủng bố quốc gia là thấp.

Để xử được tội rửa tiền thì phải xử được tội phạm nguồn (Ảnh minh họa)

Để xử được tội rửa tiền thì phải xử được tội phạm nguồn (Ảnh minh họa)

Theo Báo cáo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012-2017 cho biết, sau khi xem xét xu hướng và kỹ thuật rửa tiền, tiền và tài sản do phạm tội tạo ra và nguy cơ các lĩnh vực trong nền kinh tế bị lạm dụng vào rửa tiền, đã đưa ra kết luận: Nguy cơ rửa tiền ở mức trung bình; mức độ dễ tổn thương về rửa tiền là trung bình cao. Vì thế, rủi ro rửa tiền quốc gia là trung bình cao.

Ngoài ra, báo cáo cũng xác định rủi ro rửa tiền cụ thể cho các lĩnh vực trong nền kinh tế. Cụ thể, trong lĩnh vực ngân hàng, nguy cơ rửa tiền và mức độ rủi ro rửa tiền là cao, mức độ tổn thương về rửa tiền là trung bình cao.

Nguyên nhân được đưa ra là do NHNN chưa có sổ tay thanh tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền trên cơ sở rủi ro; nguồn lực thực hiện thanh tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền cũng còn có những hạn chế nhất định; chưa có cơ chế hiệu quả để có thể tiếp cận các thông tin về cơ cấu, quản lý, kiểm soát và chủ sở hữu hưởng lợi... cùng một số hạn chế trong các quy định của pháp luật liên quan.

“Mặc dù phải khẳng định rằng không phải tất cả các khoản tiền thu bất chính đều được tội phạm đưa vào chu trình tẩy rửa tiền, song điều này cũng chứng tỏ, so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, khả năng bọn tội phạm lựa chọn hệ thống ngân hàng nhằm hợp pháp hóa các khoản thu bất chính để biến những đồng “tiền bẩn” trên thành “tiền sạch” là cao hơn” – Báo cáo viết.

Căn cứ vào những vụ đại án đã và đang bị điều tra về tội rửa tiền thời gian vừa qua và các số liệu về các giao dịch đáng ngờ của Cục Phòng chống rửa tiền có thể thấy, nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng có thể liên quan chủ yếu đến việc rửa tiền có nguồn gốc từ tội tham ô tài sản (tội phạm chủ yếu liên quan đến những người có chức vụ, quyền hạn), đánh bạc và trốn thuế.

Theo đó, để che giấu nguồn tiền thu được, tội phạm thường sử dụng tài khoản ngân hàng dưới tên người khác để nhận và chuyển các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp.

Một số liệu được Cục Phòng chống rửa tiền - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra cho biết, lĩnh vực ngân hàng chiếm gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) gửi đến Cục Phòng, chống rửa tiền, cao hơn các lĩnh vực khác.

Cũng theo Cục Phòng chống rửa tiền NHNN, để xử được tội rửa tiền thì phải xử được tội phạm nguồn, khác với những tội phạm khác là xét xử ngay sau khi điều tra. Phải có tội phạm nguồn định danh, những nguồn tiền sinh ra từ tội phạm nguồn là hướng để điều tra truy tố và xét xử tội rửa tiền. Đây chính là khó khăn trong việc xét xử tội rửa tiền. Nếu hoàn thiện được hướng dẫn để xác định được tội phạm nào là tội phạm nguồn thì quá trình điều tra truy tố sẽ được thuận lợi hơn.

Ngọc Hà

Tin khác

Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

Báo lãi trăm tỷ mỗi năm nhưng Nafoods (NAF) đã 5 năm chưa chia cổ tức vì sao?

(CLO) Dù báo lãi cả trăm tỷ đồng mỗi năm nhưng suốt 5 năm, cổ đông của Nafoods (NAF) không nhận được 1 đồng cổ tức.

Tài chính - Bảo hiểm
Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

Cú trượt dài của cổ phiếu Thép Pomina (POM), bao giờ thì hết lỗ?

(CLO) Kết quả kinh doanh Quý 1/2024 của CTCP Thép Pomina (POM) tiếp tục ghi nhận thua lỗ. Giá cổ phiếu đã về đáy chưa từng có trong lịch sử.

Tài chính - Bảo hiểm
Đua tăng lãi suất huy động: Tiền sẽ “chảy” nhanh vào các ngân hàng?

Đua tăng lãi suất huy động: Tiền sẽ “chảy” nhanh vào các ngân hàng?

(CLO) Mới đây nhất, kể từ ngày 2/5, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chính thức điều chỉnh tăng lãi suất tiết kiệm và là ngân hàng đầu tiên điều chỉnh tăng lãi suất trong tháng 5/2024 ngay sau kỳ nghỉ lễ. 

Tài chính - Bảo hiểm
BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus

BIDV ưu đãi khách hàng sử dụng dịch vụ thu chi hộ trên nền tảng InfoPlus

(CLO) Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã hợp tác với đối tác công nghệ InfoPlus để tích hợp toàn diện các dịch vụ thu chi hộ của ngân hàng trên nền tảng của đối tác thông qua kết nối Open API.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

(CLO) Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vinh dự tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024, ghi nhận năm thứ hai liên tiếp Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng.

Tài chính - Bảo hiểm