Cảnh báo về tình trạng gia tăng doanh nghiệp ngừng hoạt động

Thứ năm, 25/10/2018 07:28 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thủ tướng đã bày tỏ băn khoăn khi cả nước có trên 96.000 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới nhưng số DN tạm ngừng hoạt động cũng tăng cao. Đặc biệt, hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN tư nhân còn thấp, chậm cải thiện.

Vì sao nên nỗi?

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính tới hết tháng 9, có 96.611 DN thành lập mới, tăng 2,8% so với cùng kỳ. Trong khi đó, Quý III tiếp tục chứng kiến lượng DN tạm ngừng hoạt động nhiều bất thường so với cùng kỳ năm ngoái. Quý III/2018 có tổng số 24.501 DN tạm ngừng hoạt động, tăng tới 76% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 9 tháng đầu năm, tổng số DN tạm ngừng hoạt động là 73.103 DN, tăng 48,1% so với cùng kỳ năm trước.

Lý giải nguyên nhân về những con số bất thường nêu trên, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT) cho rằng, việc gia tăng số lượng DN ngừng hoạt động trong 9 tháng chịu sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan đối với DN cũng như quy luật vận động của nền kinh tế thị trường. Phần lớn DN hiện nay là DN nhỏ và vừa, còn nhiều hạn chế về năng lực nội tại. DN nhỏ và vừa hiện vẫn thiếu tầm nhìn chiến lược; năng lực quản trị kém, thiếu tư duy về thị trường; trình độ ứng dụng khoa học công nghệ thấp; thiếu tính đổi mới sáng tạo trong sản phẩm…

Bên cạnh đó, môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn tồn tại những hạn chế, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng DN. Trong đó, quy định pháp lý về đầu tư, kinh doanh vẫn còn những chồng chéo, bất cập. Ngoài ra, quy luật cạnh tranh, thanh lọc, đào thải của thị trường cũng chính là rào cản khiến DN không sống khỏe. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập, nền kinh tế Việt Nam lại là một nền kinh tế năng động, đang có nhiều triển vọng, khoa học công nghệ không ngừng phát triển như hiện nay thì sức ép đối với DN càng lớn, tính cạnh tranh, thanh lọc càng thể hiện rõ rệt.

Báo Công luận
Môi trường kinh doanh luôn được coi là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển. 
Vẫn còn phiền hà về thủ tục

Về nguyên nhân của thực trạng báo động số lượng DN thành lập mới có xu hướng tăng chậm lại còn số DN tạm ngừng hoạt động lại trên đà tăng rất cao, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng nguyên nhân đầu tiên phải nói đến là môi trường kinh doanh chưa được cải thiện như mong muốn. Ví dụ về cơ chế một cửa, các DN cho biết muốn thông qua một cửa đó, thì trước đó phải bôi trơn các cửa ngách thì đến cửa cuối cùng mới thông qua được. Các bộ, ngành nói cải thiện, bỏ bớt điều kiện kinh doanh nhưng thực tế thì phiền nhiễu vẫn còn nhiều lắm.

Thêm vào đó, chi phí tuân thủ quá cao, DN mất quá nhiều thời gian, tiền bạc, công sức. Điều này tạo nên tâm lý lo ngại cho các DN. Hôm trước tuyên bố dỡ bỏ điều kiện kinh doanh này nhưng hôm sau lại thêm công cụ mới, thậm chí còn tệ hơn cái đã bị bỏ đi. Những hạn chế này đã tạo tâm trạng lo lắng của các DN về môi trường kinh doanh cạnh tranh trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự hội nhập của Việt Nam.

Bên cạnh đó, tâm lý lo ngại của các DN chưa thể kịp với tốc độ phát triển của đối thủ. Ví dụ, trong khi DN vẫn đang trong quá trình mua công nghệ thì đối thủ khác đã nhanh tay đi trước và chiếm lĩnh thị trường nhờ công nghệ mới của họ. Các yếu tố như kỹ năng lao động, quan hệ lao động cải thiện chậm trễ là rào cản cải thiện môi trường cạnh tranh.

Việt Nam hiện đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do. Nhưng dường như các cơ hội đến từ các hiệp định thương mại tự do được các nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt nhiều hơn các DN trong nước.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, Thủ tướng đã bày tỏ băn khoăn khi cả nước có trên 96.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhưng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động cũng tăng cao. Đặc biệt, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân còn thấp, chậm cải thiện. “Chúng ta tự hỏi nguyên nhân vì đâu trong bối cảnh Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phải chăng là khâu thực thi của các cấp chưa hiệu quả”, Thủ tướng đặt vấn đề.

 Đức Minh

Tin khác

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

Hàng nghìn người dân Trung Quốc bị lừa mua vàng giả

(CLO) Cơn sốt thu gom vàng đã và đang là câu chuyện nổi bật ở Trung Quốc, tuy nhiên nhiều người lại lợi dụng tình thế này để lừa đảo bằng cách bán vàng giả. Theo Chính phủ, hàng ngàn người ở Trung Quốc đã bị lừa mua “vàng giả” – vàng kém chất lượng hoặc nhân tạo – sau khi cố gắng mua các sản phẩm được cho là “vàng 999” trực tuyến.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

Ngân hàng lớn châu Âu ngậm ngùi rời khỏi Nga

(CLO) Ngân hàng Raiffeisen Bank International (RBI) của Áo, một trong những ngân hàng phương Tây lớn cuối cùng ở Nga, sẽ bắt đầu rút tiền khỏi nước này vào quý 3/2024 dưới áp lực từ cơ quan quản lý EU, Giám đốc điều hành Johann Strobl tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

G7 thừa nhận vẫn khó thu giữ tài sản của Nga

(CLO) Các quan chức của nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp phát triển nhất thế giới đang thừa nhận một cách riêng tư rằng việc tịch thu toàn bộ tài sản bị đóng băng của Nga không còn được bàn đến nữa, tờ Financial Times đưa tin hôm 3/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

Gã khổng lồ khí đốt Nga báo lỗ lần đầu tiên sau hơn 20 năm

(CLO) Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã báo cáo khoản lỗ hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999, trong bối cảnh xuất khẩu khí đốt sụt giảm do áp lực trừng phạt của phương Tây.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

Công ty Nhiệt điện Mông Dương: Góp phần đảm bảo nguồn cung điện trong cao điểm nắng nóng năm 2024

(CLO) Thời tiết năm 2024 được dự báo nắng nóng sẽ đến sớm và kéo dài, nhiệt độ trung bình cao hơn nhiều năm trước, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Để đảm bảo nguồn cung điện cho hệ thống, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã đề ra nhiều giải pháp sản xuất điện trong mùa khô tới.

Thị trường - Doanh nghiệp