Cạnh tranh hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam: Sẽ rất quyết liệt

Thứ bảy, 19/12/2015 09:12 AM - 0 Trả lời

Trong thời gian tới, khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA, TPP...) chính thức có hiệu lực, Việt Nam sẽ phải đối mặt với việc ngày càng nhiều các nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài, các nhãn hàng với nhiều năm nổi tiếng trên toàn thế giới trong đó có ngành hàng tiêu dùng nhanh, ồ ạt chiếm lĩnh thị trường nội địa.

(CLO) Trong thời gian tới, khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA, TPP...) chính thức có hiệu lực, Việt Nam sẽ phải đối mặt với việc ngày càng nhiều các nhà sản xuất, kinh doanh nước ngoài, các nhãn hàng với nhiều năm nổi tiếng trên toàn thế giới trong đó có ngành hàng tiêu dùng nhanh, ồ ạt chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Do vậy, tại Hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường nội địa ngành hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam", Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho rằng: Thời gian tới, cạnh tranh trên thị trường tiêu dùng nhanh được dự báo sẽ rất quyết liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt, sản phẩm Việt cần có những quyết định, bước đi đúng đắn để tự tin chiếm lĩnh thị trường nội địa.

[caption id="attachment_70785" align="aligncenter" width="960"]1922910_731236827009083_707280480_n Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết: Các mặt hàng thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh đều có mức tăng trưởng trung bình hàng năm nhanh trong các năm gần đây. Bởi lẽ nhóm hàng này đóng vai trò lớn trong đời sống người dân, do được tiêu dùng hàng ngày, tần suất sử dụng cao, nhu cầu lớn.[/caption]

Tiềm năng lớn...

Theo ông Phan Chí Dũng - Vự trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương: Trong giai đoạn 2010-2014, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định (dao động từ 5-7%/năm), cùng với sự ổn định đó kéo theo tự tăng trưởng ổn định của lĩnh vực hàng tiêu dùng nói chung và hàng tiêu dùng nhanh nói riêng.

Tổng doanh thu thực của các lĩnh vực có liên quan đến hàng tiêu dùng ở Việt Nam dự tính sẽ tăng lên tới 140 tỷ USD vào năm 2016. Trong đó, tốc độ tăng trưởng chi tiêu thực của người tiêu dùng giai đoạn 2011-2016 trong bán lẻ là 3%, hàng tiêu dùng là 6%, ngành thực phẩm và đồ uống khác 3%.

Việt Nam với cơ cấu dân số nằm trong nhóm trẻ nhất thế giới, với 56% dân số dưới 30 tuổi, tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng tại Viêt Nam dự kiến sẽ tăng gấp đôi và đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020. Điều đó sẽ kéo theo tốc độ tăng trưởng của thị trưởng các sản phẩm tiêu dùng nhanh tại Việt Nam trung bình khoảng 20%, vượt qua những thị trường lớn như Ấn Độ, Trung Quốc..., ông Dũng nhận định.

Còn theo bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết: 5 năm qua, nhiều mặt hàng tiêu dùng nhanh như nước mắm, dầu thực vật, cà phê, sữa tươi... đã có mức tăng trưởng đáng ghi nhận. Đơn cử, với mặt hàng cà phê rang xay và hòa tan, theo thống kê của Nielsen Việt Nam cho thấy, đang có 20 nhà sản xuất cà phê hòa tan tại Việt Nam, đáp ứng trên 90% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Mức tiêu thụ cà phê hòa tan tại Việt Nam tăng 5% trong năm 2014.

Mặt hàng sữa luôn giữ được mức tăng trưởng 2 con số. Trong những năm tới, ngành sữa vẫn có tiềm năng lớn khi nhu cầu tiêu thụ được dự báo tăng trưởng, đạt mức 27-28 lít sữa/người/năm vào năm 2020...

...nhưng thách thức cũng không nhỏ

Trong bối cảnh hàng hóa các nước ồ ạt đổ bộ vào thị trường nội địa bởi khi các Hiệp định FTA chính thức có hiệu lực, thuế suất sẽ giảm về gần 0% với hầu hết hàng hóa thì thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp tiêu dùng nhanh Việt Nam vẫn đang ở thế yếu về năng lực cạnh tranh do thương hiệu chưa được biết đến nhiều trên thị trường khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, việc sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, thiết bị lạc hậu, không đồng bộ.

[caption id="attachment_70786" align="aligncenter" width="600"]12395496_593491414122294_1948165330_n Một trong những khó khăn của ngành hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam là: Tâm lý của nhiều người vẫn còn chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng hàng hóa Việt, tâm lý sính ngoại vẫn còn tồn tại. Ảnh (Internet)[/caption]

[su_column][su_note note_color="#f8eafd"]

Theo thông kê mới nhất của Bộ Công Thương, trong số các mặt hàng nhập khẩu tiêu thụ tại thị trường trong nước (tính về số lượng), hàng xuất xứ Thái Lan đang đúng thứ 2 sau Trung Quốc. Hiện nay, sản phẩm may mặc, đồ gia dụng do Thái Lan sản xuất đã có mặt tại gần 8.600 chợ trên cả nước. Bên cạnh đó, rất nhiều sản phẩm tiêu dùng của Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Đức như: dầu gội, sữa tắm, hoá mỹ phẩm đang "lấy lòng" được rất nhiều người Việt Nam. [/su_note][/su_column]

Ông Phan Chí Dũng cho biết: Đặc thù ngành công nghiệp tiêu dùng nhanh có số lượng doanh nghiệp tham gia khá đông so với các ngành kinh tế khác nên các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường xuyên diễn ra làm mất ổn định thị trường và niềm tin đối với người tiêu dùng.... Chính những điều đó làm sự phát triển của ngành công nghiệp tiêu dùng nhanh vẫn chưa cao và chưa đạt được những bước đột phá phù hợp với tốc độ tăng trưởng của hội nhập của nền kinh tế dù còn rất nhiều tiềm năng.

Với những thách thức không nhỏ mà ngành hàng tiêu dùng nhanh phải đối mặt, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa khẳng định: Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các ban, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp. Qua đó, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể phát huy hết năng lực, sáng tạo, cùng chung sức xây dựng cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, cạnh tranh mang thương hiệu Việt để chiếm lĩnh thị trường nội địa và mở rộng xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng như hiện nay.

"Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, đặc biệt là đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động này", Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh.

Giang Phan

Tin khác

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

Ninh Bình xúc tiến đầu tư, thương mại tại Vương quốc Bỉ

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại một số quốc gia ở châu Âu, Đoàn công tác của HĐND tỉnh Ninh Bình do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất làm Trưởng đoàn đã có các buổi làm việc với các tổ chức tại Vương quốc Bỉ.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng Nhà nước đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ thêm 6 tháng

(CLO) Việc gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ thêm 6 tháng sẽ góp phần làm giảm mức độ gia tăng nợ xấu nội bảng của tổ chức tín dụng (TCTD) và tạo điều kiện cho TCTD thực hiện hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, góp phần hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

OCB đạt tốc độ triển khai công nghệ nhanh gấp 3 lần so với chuẩn ngành

(CLO) Ngày 15/5/2024, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt phiên bản OCB OMNI thế hệ mới, hiện đại nhất hiện nay. Dự án này đã đi vào hoạt động chỉ sau 6 tháng triển khai trong khi tiêu chuẩn ngành để phát triển và chuyển đổi sang nền tảng đa kênh đến hợp kênh toàn diện thường mất khoảng 18 tháng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Quản lý tài chính cá nhân – càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

Khi nào nên dạy trẻ về tiền? Quản lý tài chính cá nhân – càng biết sớm, trưởng thành càng dư giả

(CLO) Techcombank Family là một công cụ hỗ trợ cha mẹ hiện đại dạy con kỹ năng quả lý tài chính cá nhân sớm mà không tạo nên áp lực, sự giám sát hữu hình nào. Đó là tiền đề cho trẻ có quyền chủ động, tự chủ về tiền bạc trong tương lai.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhu cầu tìm mua căn hộ tại thị trường phía Nam tiếp tục tăng mạnh

Nhu cầu tìm mua căn hộ tại thị trường phía Nam tiếp tục tăng mạnh

(CLO) Do đáp ứng nhu cầu ở thực, loại hình căn hộ chung cư vẫn chuộng người mua, đặc biệt là các sản phẩm trong phân khúc vừa túi tiền vẫn luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.

Bất động sản