Cấp, đổi giấy đi đường: Hà Nội có đang tự làm khó mình?

Thứ bảy, 04/09/2021 14:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc Hà Nội sắp đổi mẫu giấy đi đường là tự làm khó chính mình, đúng lúc phải dồn lực chống dịch lại đặt ra vấn đề như thế là không cần thiết, có nhiều biện pháp và đây không phải là biện pháp căn bản để phòng chống dịch COVID -19.

cap doi giay di duong ha noi co dang tu lam kho minh hinh 1

Lực lượng chức năng Hà Nội kiểm tra giấy đi đường. Ảnh: Quang Hùng

Bài liên quan

Cấp 1 thẻ đi chợ mà 5 bước!

Tại cuộc họp thông tin về các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 của Hà Nội, vào ngày 3/9, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Giám đốc Công an TP đã thông tin về 6 nhóm đối tượng dự kiến được cấp giấy đi đường từ ngày 6/9. 

Sau khi thông tin trên được đưa ra, nhiều ý kiến của người dân và các chuyên gia chỉ ra nhiều bất cập nếu Hà Nội tiếp tục thay đổi giấy đi đường.

Chị Vũ Hồng Hạnh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: Thông tin từ báo chí được biết, người đi mua lương thực thực phẩm, thuộc nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường và thẩm quyền cấp là công an phường, xã, thị trấn cấp.

Quy trình cấp thẻ đi chợ, siêu thị nhận thấy rất phức tạp khi mà Cảnh sát khu vực lập danh sách các hộ gia đình theo địa bàn quản lý sau đó gửi lên cho cán bộ UBND xã, phường để họ xét duyệt, tiếp theo lại Công an xã, phường đóng dấu xác nhận và phát cho người dân.

"Tôi nhận thấy cách làm không khoa học, rất nặng tính hành chính. Tại sao phải Cảnh sát khu vực đưa lên, rồi phường xét? Thử hỏi có gia đình nào không có nhu cầu đi chợ, đi siêu thị?

Hiện tại các xã, phường làm rất tốt, tổ trưởng phát thẻ đi chợ tận nhà, đi cách ngày theo quy định. Tất cả vừa gọn, vừa nhanh, an toàn, giờ lại chuyển qua Cảnh sát khu vực lập danh sách, rồi Cảnh sát khu vực chuyển qua phường, phường xét duyệt rồi chuyển về Công an phường ký, đóng dấu rồi chuyển qua Cảnh sát khu vực chuyển lại cho dân.... chỉ 1 thẻ đi chợ mà 5 bước", chị Hạnh thắc mắc.

Cũng cùng thắc mắc chị Lục Thị Giang, (Tây Hồ, Hà Nội) đặt câu hỏi: "Thử hỏi một tổ, một khu dân cư mà 5.000 - 7.000 dân với 300 - 500 gia đình... thì Cảnh sát khu vực xử lý như thế nào, bao giờ dân nhận được thẻ đi chợ, đi siêu thị?".

Anh Nguyễn Đạt (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ, đã qua rất nhiều này giãn cách xã hội, nhận thấy giấy đi đường như hiện nay đã khá ổn, từ 6/9, Hà Nội đã phân các vùng đỏ, cam, xanh, vì vậy, vẫn có thể sử dụng giấy đi đường đã được cấp trước đó, không nhất thiết phải cấp lại mẫu giấy khác. Lực lượng chức năng chỉ cần xiết chặt kiểm tra, giám sát tại các chốt.

"Hiện tôi làm vận chuyển hàng hóa, cung cấp hàng hóa thiết yếu, thì phải xin lại giấy đi đường, nếu làm theo quy trình cấp giấy thì rất phức tạp và phải chờ đợi rất lâu". anh Đạt lo lắng.

cap doi giay di duong ha noi co dang tu lam kho minh hinh 2

Hà Nội đã 4 lần ban hành quy định về mẫu giấy đi đường, những lần trước đã có bất cập, phiền toái nhất định. Ảnh: Quang Hùng

Trong khi đó, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng Văn Phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho hay, việc Hà Nội ban hành chính sách, văn bản để hướng dẫn người dân về giấy đi đường là cần thiết. Tuy nhiên, chính sách đó khi đi vào thực thi phải phát huy được hiệu quả, đơn giản, không gây phiền hà cho người dân. 

Luật sư Bình băn khoăn, hiện nay việc cấp giấy đi đường của Hà Nội là căn cứ vào nơi ở hay nơi đóng cơ quan (tình trạng này rất phổ biến vì nhà ở một quận, cơ quan lại quận khác).

Rồi giấy đi đường đã được cấp thẩm quyền cấp duyệt bỏ đi hay hay vẫn còn hiệu lực cho đến khi được cấp giấy mới; Thời gian cấp giấy mới là bao lâu; Trong thời gian chưa có giấy mới thì đi lại xử lý việc cần thế nào? Nhà ở cư trú và địa chỉ theo hộ khẩu thường trú phân biệt kiểu gì và áp dụng ra sao?

Không phải là biện pháp căn bản để phòng chống dịch COVID - 19

Trao đổi với phóng viên Nhà báo & Công luận, ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Đại biểu Quốc hội cho biết, rất nhiều người dân đã chia sẻ với ông về việc cấp giấy đi đường, theo người dân khi hỏi công an phường xã về thủ tục cấp thì rất nhiêu khê, rất lòng vòng và rất nhiều thủ tục.

"Tôi nghĩ chuyện như này là chúng ta đang tự làm khó chúng ta, đang lúc phải dồn lực chống dịch lại đặt ra vấn đề như thế là không cần thiết, có nhiều biện pháp, đây không phải là biện pháp căn bản để phòng chống dịch COVID", ông Lưu Bình Nhưỡng nói.

cap doi giay di duong ha noi co dang tu lam kho minh hinh 3

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: TL

Cũng theo ông Nhưỡng, nếu đặt ra thủ tục nhiêu khê thậm chí gây hậu quả tiếp theo từ việc cấp phép này thì rất nguy hiểm. Thủ tướng đã nói rõ là sống chung với dịch, thì sống chung phải có những biện pháp sống chung. Ví dụ chiến lược vắc xin, giãn cách xã hội, tuyên truyền ý thức người dân tự bảo vệ mình, hướng dẫn người dân tự xét nghiệm nhanh... Khi làm bất cứ cái gì cũng phải xem xét từ việc đó có khiến người dân tập trung lại một chỗ hay không, vì sẽ là vi phạm Chỉ thị 16.

Cũng theo ông Lưu Bình Nhưỡng, các cơ quan chức năng cũng cần xem xét kỹ, tránh tình trạng gây khó dễ cho người dân, tạo thành những "giấy phép con", tạo ra những đám đông trong trụ sở, ngoài đường... là không nên.

Các cấp chính quyền, các nhà chuyên môn phải tham mưu để tránh gây ra những hậu quả  tiếp theo mà từ hậu quả đó lại đi ngược với tinh thần phòng chống dịch. 

Minh Chí

Bình Luận

Tin khác

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

Đại tướng Phan Văn Giang tri ân các đồng chí nguyên lãnh đạo Quân đội

(CLO) Đại tướng Phan Văn Giang mong muốn các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu tiếp tục quan tâm, theo dõi, có nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tâm huyết để xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh.

Tin tức
Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

Khánh thành Bia truyền thống lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định

(CLO) Công trình hoàn thành không chỉ là niềm vui, phấn khởi của cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh vì đã hoàn thành tâm niệm, sự ấp ủ của các thế hệ đi trước mà còn là nơi để cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang Thành phố tự hào về quá khứ đấu tranh hào hùng.

Tin tức
Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C: Biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tin tưởng rằng tỉnh Kiên Giang sẽ làm tốt trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn và phát huy giá trị của Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tuyến Đường 1C, xem như đây là biểu trưng để giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Tin tức
Kiên Giang thực hiện 'sáu đẩy mạnh' để phát triển Phú Quốc

Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang thực hiện "sáu đẩy mạnh" để phát triển Phú Quốc nhằm xây dựng thành phố Phú Quốc phát triển nhanh, bền vững, trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái chất lượng cao, du lịch biển đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Tin tức
Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra cháy rừng diện rộng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra cháy rừng trên diện rộng và gây thiệt hại lớn về rừng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Tin tức