Cấp thiết nối lại các đường bay quốc tế an toàn theo lộ trình cụ thể

Thứ năm, 11/11/2021 08:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trải qua 2 năm “ngủ đông” dưới sự tàn phá của đại dịch COVID-19, việc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất nối lại các đường bay quốc tế theo 3 giai đoạn đem tới hy vọng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hàng không, sự phục hồi của nhiều ngành nghề và toàn bộ nền kinh tế.

Từ cuối tháng 3/2020 đến nay, do tác động của dịch COVID-19 khiến các đường bay thương mại quốc tế thường lệ gần như “đóng bay” trong khi nhu cầu thực tế đi lại của người dân là rất lớn.

cap thiet noi lai cac duong bay quoc te an toan theo lo trinh cu the hinh 1

Nối lại các đường bay thương mại quốc tế thường lệ không chỉ tháo gỡ khó khăn cho hãng hàng không mà còn tạo động lực cho việc khôi phục lại các hoạt động sản xuất kinh tế. Ảnh minh họa

Thống kê từ tháng 4/2020 - 9/2021, đã có trên 274.000 người nhập cảnh vào Việt Nam qua đường hàng không. Các chuyến bay quốc tế đến/đi Việt Nam đều được cấp phép theo 2 hình thức:

Chiều từ Việt Nam đi được phép chở khách và hàng hóa. Chiều vào Việt Nam chỉ được chở hàng và việc chở khách phải được cấp có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận.

Trước nhu cầu thực tế và trong giai đoạn bình thường mới, vừa qua Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn đã có văn bản báo cáo Chính phủ đề xuất mở lại đường bay quốc tế thường lệ từ quý I/2022 với cả hành khách có hoặc không có “hộ chiếu vaccine” theo 3 giai đoạn đến 15 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bày tỏ quan điểm về đề xuất trên, PGS.TS.Nguyễn Huy Nga (Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) cho biết, với tư cách là một chuyên gia về dịch tễ học, tôi hoàn toàn thống nhất đề nghị của Bộ GTVT về mở lại đường bay quốc tế thường lệ.

“Đây là vấn đề cấp thiết, các nước xung quanh chúng ta đều đã mở cửa và có quy định về y tế nhẹ nhàng hơn. Chúng ta đang quy định phải cách ly 7 ngày, nhưng Thái Lan chỉ yêu cầu xét nghiệm 72 tiếng trước đó và xét nghiệm sau khi đến Thái Lan, có hộ chiếu vaccine.

Tôi khẳng định, nếu đã tiêm vaccine và xét nghiệm âm tính là tương đối đối an toàn với người xung quanh. Trước đây, chúng ta theo đuổi quan điểm "Zero Covid", không có ca nào nhưng quan điểm này hiện đã thay đổi hoàn toàn, PGS.TS.Nguyễn Huy Nga nêu rõ.

Còn theo Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường, kế hoạch đề xuất của Bộ GTVT mở lại các đường bay quốc tế xuất phát từ thực tiễn, từ kinh nghiệm các nước và từ chính nhu cầu khôi phục lại các chuyến bay quốc tế vì nhiều mục đích đầu tư, thương mại, du lịch,...

Trước đó, Thái Lan, Úc quyết định mở cửa biên giới, công dân Úc có điều kiện trở về thăm quê hương, gia đình. Singapore cũng bổ sung 4 quốc gia Đông Nam Á đến không phải cách ly, trong đó có Việt Nam đến không phải cách ly.

Đã gần 2 năm Việt Nam dừng các đường bay thương mại quốc tế thường lệ. Hiện các nước trên thế giới đã mở cửa hàng không và Việt Nam không phải ngoại lệ.

Ngành Hàng không có thể tiếp tục các chuyến bay cứu hộ công dân, sử dụng rộng rãi hình thức khách tự trả chi phí cách ly nhập cảnh do Bộ Ngoại giao điều tiết, phù hợp với năng lực phòng chống dịch và khả năng tiếp nhận cách ly của các địa phương, từng bước tạo niềm tin cho khách quốc tế.

cap thiet noi lai cac duong bay quoc te an toan theo lo trinh cu the hinh 2

Đại dịch COVID-19 đã tàn phá nền kinh tế trong suốt 2 năm qua, các cảng hàng không vắng khách đi lại để phòng chống dịch bệnh lây lan. Ảnh minh họa

Dưới góc độ kinh tế, GS.TS.Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Thành viên tổ Tư vấn của Thủ tướng khẳng định, hiện đã là thời điểm phù hợp để mở lại các đường bay quốc tế sau khi cân nhắc nhiều khía cạnh, nhiều yếu tố.

Nền kinh tế của chúng ta đã chịu cú sốc giảm lớn nhất từ trước đến nay. Không thể chắc chắn bao giờ dịch kết thúc nhưng một điều rất quan trọng là nền tảng chống dịch của thế giới cũng như Việt Nam đang được củng cố.

Khôi phục đường bay quốc tế thường lệ sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hàng không. Điều này này không chỉ cần thiết với sự hồi phục của ngành hàng không mà còn là vị thế của Việt Nam và sự phục hồi của toàn bộ nền kinh tế.

Kế hoạch chia giai đoạn mở lại đường bay quốc tế của Bộ GTVT như vậy là đủ thận trọng, đủ cần thiết, cần có lộ trình, quy định, quy trình để mở cửa là chắc chắn, tránh tối đa tình huống mở ra lại đóng lại, GS.TS.Trần Thọ Đạt bày tỏ.

Được biết, trong kế hoạch nối lại các đường bay thương mại quốc tế thường lệ, Bộ GTVT sẽ triển khai theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 triển khai từ quý I/2022, tổ chức các chuyến bay không yêu cầu phê duyệt danh sách hành khách vào Việt Nam của các cơ quan có thẩm quyền trừ các yêu cầu về xuất nhập cảnh và kiểm soát y tế.

Đối tượng là công dân Việt Nam và người nước ngoài. Thị trường khai thác là 15 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm: Trung Quốc, Hồng Công, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia, Pháp, Đức, Nga, Anh, Úc. Tần suất khai thác 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên, bao gồm các điều kiện phòng dịch đi kèm.

Giai đoạn 2 triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly tập trung đối với hành khách mang hộ chiếu vaccine từ quý II/2022. Thị trường triển khai thực hiện theo nhu cầu của các hãng hàng không, tần suất 7 chuyến/tuần/chiều cho mỗi hãng hàng không.

Hành khách mang hộ chiếu vaccine và thực hiện tự cách ly tại nơi cư trú từ 3 - 7 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hành khách chưa có hộ chiếu vắc xin cách ly tập trung 14 ngày.

Giai đoạn 3 khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ theo nhu cầu tuỳ thuộc vào diễn biến dịch và tỷ lệ tiêm vắc xin của Việt Nam và thế giới. Thị trường và tần suất khai thác sẽ do các hãng hàng không tự quyết định, triển khai từ quý III/2022.

Bộ GTVT cũng kiến nghị Chính phủ quyết định thời điểm cụ thể triển khai các giai đoạn thực hiện nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách trên cơ sở báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện các chuyến bay hành khách tự trả chi phí cách ly (combo) trong tình hình mới.

Các chuyến bay thí điểm đón khách du lịch quốc tế tại 7 một số địa phương (Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam) và kết quả thực hiện của từng giai đoạn.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Lái xe di chuyển thế nào khi cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đi vào khai thác?

Lái xe di chuyển thế nào khi cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đi vào khai thác?

(CLO) Chiều 28/4, cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt có tổng vốn đầu tư hơn 11.150 tỷ đồng nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh chính thức thông xe, đưa vào khai thác khoảng 30km.

Giao thông
Hàng nghìn công nhân, kỹ sư thi công sân bay Long Thành xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hàng nghìn công nhân, kỹ sư thi công sân bay Long Thành xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Tin từ Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành cho biết, dự án xây dựng sân bay Long Thành vẫn duy trì thi công xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5 với gần 5.000 cán bộ, kỹ sư, công nhân cùng hàng ngàn trang thiết bị, máy móc.

Giao thông
Hà Nội: Dự án mở rộng đường Âu Cơ sẽ được thông xe tạm thời một đoạn

Hà Nội: Dự án mở rộng đường Âu Cơ sẽ được thông xe tạm thời một đoạn

(CLO) Dự án hạ cốt mở rộng đường Âu Cơ trên địa bàn quận Tây Hồ sẽ được thông xe tạm thời tại vị trí có đông phương tiện lưu thông nhất là đoạn từ nút giao Xuân Diệu đến trước khách sạn Thắng Lợi.

Giao thông
Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác vật liệu thi công tại các mỏ đặc thù

Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác vật liệu thi công tại các mỏ đặc thù

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) yêu cầu các ban quản lý dự án trực thuộc phối hợp với địa phương tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại các mỏ đặc thù được cấp phép phục vụ thi công các dự án giao thông.

Giao thông
Hà Nội: Tập trung xử lý 5 nhóm hành vi vi phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Hà Nội: Tập trung xử lý 5 nhóm hành vi vi phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông

(CLO) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông.

Giao thông