Giải bài toán nhà ở xã hội cho công nhân:

Cấp thiết sửa đổi cơ chế để thu hút nhà đầu tư phát triển

Thứ năm, 25/11/2021 10:11 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Mặc dù nguồn cung nhà ở cho công nhân đang thiếu nghiêm trọng, thế nhưng, tại một số khu công nghiệp xuất hiện nghịch lý, nhiều khu nhà cho công nhân không có người dọn về ở. Thay vào đó, người lao động lại lựa chọn thuê nhà gần khu công nghiệp.

Nhà ở cho công nhân mới chỉ đáp ứng được 1/6 nhu cầu

Trong đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ 4 vừa qua, nhiều khu công nghiệp đã bị đại dịch “tấn công”, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các vấn đề an sinh xã hội, và gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng hàng hóa.

cap thiet sua doi co che de thu hut nha dau tu phat trien hinh 1

Hiện vẫn rất thiếu các dự án làm nhà ở cho công nhân, nhất là các khu công nghiệp.

Tuy nhiên, hiện nay, ở các khu công nghiệp đang thiếu hụt hạ tầng xã hội cho người lao động như thiếu nhà ở cho công nhân, thiếu các hoạt động vui chơi giải trí, thiếu trường mẫu giáo cho con em công nhân…

Điều này dẫn đến tình trạng nhiều khu công nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu chỗ ở, công nhân phải thuê trọ ngoài nhà dân, ở nơi chật chội, thiếu thốn và đông đúc. Khi dịch COVID-19 bùng phát, những khu nhà ở này tiềm ẩn nhiều mối lo do mật độ đông, điều kiện sống và sinh hoạt không đảm bảo…

Theo TS. Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn Chính phủ cho biết: Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, Bắc Ninh và Bắc Giang có xuất phát điểm gần giống với các tỉnh, thành phố phía Nam, tức là bùng dịch tại các khu công nghiệp.

Thế nhưng, Bắc Ninh và Bắc Giang dập dịch rất nhanh do 2 địa phương này tập trung được lượng lớn người lao động tại một điểm. Trong khi đó, tại các tỉnh thành phía Nam, do không thể tập trung được người lao động, nên việc kiểm soát các ca F0 rất khó khăn.

Từ đó, chúng ta thấy rằng, những doanh nghiệp nào mà thực hiện đúng quyết định của Chính phủ là xây nhà cho người lao động và tính chi phí sản xuất, thì công tác truy vết, phòng chống dịch rất nhanh, điều này giúp cho các đối tác thuê mặt bằng vẫn duy trì sản xuất”, TS. Nguyễn Đức Kiên nói.

Đồng tình với quan điểm này, TS. Phạm Gia Yên - chuyên gia xây dựng chia sẻ: Những năm qua, giá thành nhân công tại Việt Nam khá rẻ, nên việc khuyến khích và chăm lo đời sống công nhân tại các khu công nghiệp chưa được tốt.

Tuy nhiên, đợt dịch COVID-19 vừa qua, chúng ta đã có một cách nhìn khác về vấn đề này. Hàng trăm nghìn công nhân, người lao động rời bỏ các khu công nghiệp về quê, dẫn đến các khu công nghiệp thiếu lao động, tăng trưởng kinh tế hạn chế”, TS Phạm Gia Yên cho biết.

Trên thực tế, nguồn cung nhà ở xã hội mới chỉ đáp ứng được 1/6 nhu cầu của người lao động. Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, tính đến hết năm 2020, có 2,7 triệu lao động làm việc tại các khu công nghiệp, trong đó, có 1,2 triệu công nhân có nhu cầu về nhà ở.

Mặc dù nhu cầu nhà ở rất lớn, thế nhưng, tính đến tháng 9/2021, cả nước mới chỉ có 121 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân, với quy mô khoảng 54.000 căn hộ. Hiện tại, 100 dự án đang được triển khai, với quy mô cộng dồn là 134.000 căn hộ.

Làm công nhân cả đời chưa chắc đã đủ tiền mua nhà

Mặc dù nguồn cung nhà ở cho công nhân đang thiếu nghiêm trọng, thế nhưng, tại một số khu công nghiệp xuất hiện nghịch lý, nhiều khu nhà cho công nhân không có người dọn về ở. Thay vào đó, người lao động lại lựa chọn thuê nhà gần khu công nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, là do nhiều dự án không cho thuê, mà chỉ dành để bán. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn năm 2020, thu nhập của công nhân, bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, tiền chuyên cần và các loại phụ cấp khác, nằm trong khoảng từ 6,7 – 7,8 triệu đồng/người/tháng tùy theo từng ngành nghề.

Với mức thu nhập này, nếu không được hỗ trợ từ gia đình và người thân, người lao động rất khó có đủ tiền để mua nhà ở xã hội.

Về chi phí nhà ở, theo Báo cáo của Hội đồng tiền lương Quốc gia về xác định mức sống tối thiểu năm 2020 của người lao động, chi phí cho nhà ở, thuê nhà và sửa chữa nhỏ nhà ở, chiếm khoảng 9,6% đến 9,8% mức lương tối thiểu vùng. Chi phí này thấp hơn nhiều so với giá thuê nhà thực tế trên thị trường.

Ông Đỗ Văn Quảng - Phó Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam giải thích: Công nhân chưa tiếp cận được với nhà ở xã hội do một số nguyên nhân. Thứ nhất là thu nhập thấp, đặc biệt lao động phổ thông, lao động ngoại tỉnh nuôi con nhỏ, thu nhập gần như chỉ đủ chi tiêu tằn tiện; giá nhà ở xã hội, mặc dù đã khá thấp, nhưng vẫn vượt quá khả năng chi trả của hầu hết công nhân có nhu cầu mua nhà.

Thứ hai, phần lớn người lao động trẻ chưa xác định gắn bó lâu dài tại một doanh nghiệp, trên một địa bàn, thường nhảy việc, chuyển việc, dịch chuyển nhiều địa bàn nên chưa muốn ở một nơi cố định.

Ngoài ra, thiết kế, công năng, cách thức quản lý tại một số khu nhà ở xã hội chưa phù hợp với nhu cầu thực tế, thói quen, lối sống… của người lao động.

Cấp thiết sửa đổi cơ chế để thu hút nhà đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân

Trước những bất cập trên, ông Đỗ Văn Quảng kiến nghị, Nhà nước cần có các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển nhà ở xã hội cho công nhân.

Trong đó, các chính sách cấp thiết như vốn, quỹ đất, thủ tục hành chính, thiết kế mô hình mẫu… cần phải thực hiện càng sớm càng tốt, để giúp chủ đầu tư giảm thời gian xét duyệt hồ sơ, tiết giảm chi phí đầu tư, giảm giá nhà, gia tăng lợi nhuận. Có chính sách hỗ trợ công nhân khi mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, ông Quảng kiến nghị cơ quan chức năng cần có quy định cụ thể và kiểm soát chặt chẽ đối tượng được mua, thuê mua, thuê nhà tại các dự án nhà ở xã hội cho công nhân, đảm bảo các dự án nhà ở xã hội cho công nhân thì chỉ dành cho đối tượng là công nhân, không để người không đúng đối tượng được mua với mục đích đầu cơ, kiếm lời.

“Trước khi triển khai dự án nhà ở xã hội cho công nhân, cần tiến hành khảo sát, nắm chắc nhu cầu về nhà ở của công nhân trên địa bàn để có cơ cấu hợp lý giữa căn hộ để bán và cho thuê”, ông Quảng nói.

Đồng thời, thiết kế căn hộ hợp lý với từng đối tượng khách hàng là hộ gia đình, người độc thân,… Có chính sách giá bán, giá cho thuê phù hợp với đối tượng là công nhân, người có thu nhập thấp.

Các dự án nhà ở xã hội cho công nhân cần có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho đối tượng là công nhân như: nhà trẻ, mẫu giáo, bãi gửi xe, cây rút tiền ATM... Đặc biệt, cần có các cửa hàng tiện ích bán thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu với giá bán tương đương ở các khu nhà trọ, chợ dân sinh, các quán cơm bình dân.

“Tôi cho rằng, chúng ta nên có cách quản lý chuyên nghiệp, thủ tục đơn giản, thuận tiện đối với người thuê nhà, hỗ trợ xử lý kịp thời những vấn đề về điện, nước, phòng chống cháy nổ”, ông Quảng thẳng thắn chia sẻ.

Cũng theo ông Quảng, chủ đầu tư có thể ký kết các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp sử dụng lao động để các doanh nghiệp này có thể thuê toàn bộ hoặc một phần dự án để cho người lao động của mình thuê lại với chính sách ưu đãi riêng, tạo điều kiện và thu hút người lao động chuyển từ các khu nhà trọ đến sinh sống tại các dự án nhà ở xã hội.

Đối với công nhân ngành Xây dựng thi công trên các công trường, cần có quy định cụ thể về chi phí và trách nhiệm của chủ đầu tư và các nhà thầu trong việc đảm bảo nơi ở cho công nhân; cần có quy định tiêu chuẩn tối thiểu, các trang thiết bị thiết yếu đối với nhà tập thể, nhà tạm cho công nhân trên công trường”, ông Quảng nói.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

Tận dụng dòng khách thuê ổn định, căn hộ tại Bình Dương thu hút nhiều nhà đầu tư nắm giữ dài hạn

(CLO) Không chỉ hấp dẫn nguồn cầu ở thực từ TP HCM, Bình Dương còn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư căn hộ chung cư trong giai đoạn hiện tại nhờ khả năng kinh doanh dòng tiền, giúp tăng tỷ suất sinh lời khi nắm giữ dài hạn.

Bất động sản
Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

Huyện 'cửa ngõ' phía bắc của Tây Nam Bộ được quy hoạch 13 khu công nghiệp và 46 dự án nhà ở

(CLO) Mới đây, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Bến Lức (Long An) đến năm 2045. Định hướng đến năm 2045, xây dựng huyện này thành đô thị loại II và phát triển theo mô hình đô thị thông minh.

Bất động sản
Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

Tiềm năng đột phá từ các BĐS “2 trong 1” tại đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue

(CLO) Loại hình BĐS có thể vừa ở, vừa kinh doanh của Vinhomes Golden Avenue (Móng Cái, Quảng Ninh) ngày càng hiện diện nhiều hơn trong “giỏ hàng” phải có của các nhà đầu tư cũng như người mua ở thực, nhờ đẳng cấp sống vượt trội và lợi nhuận hấp dẫn cả trong ngắn và dài hạn.

Bất động sản
TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

TP HCM: Dừng hợp đồng BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng, chuyển sang đầu tư công

(CLO) Chủ tịch UBND TP HCM thống nhất đề xuất dừng đầu tư dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng BT). Đồng thời, chuyển dự án này sang phương thức đầu tư công.

Bất động sản
Các địa phương ồ ạt đấu giá đất nền, thị trường sắp “dậy sóng”?

Các địa phương ồ ạt đấu giá đất nền, thị trường sắp “dậy sóng”?

(CLO) Bộ Xây dựng cho biết, việc tổ chức đấu giá đất nền tại một số địa phương cũng được coi là một yếu tố có thể tác động giúp thị trường đất nền sôi động hơn trong thời gian tới.

Bất động sản