Cắt giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên:Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì?

Thứ tư, 02/06/2021 11:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, về kiến nghị cắt giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên, không có nghĩa là sẽ bỏ hết quy định mà chỉ là điều chỉnh giảm số lượng.

Mới đây, Bộ Nội vụ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức trong đó có chứng chỉ liên quan đến chức danh nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo. Ông Đặng Văn Bình – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Nhà Giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã có những trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

Tiến tới sẽ giảm bớt nhiều chứng chỉ chức danh nghề nghiệp (ảnh TL).

Tiến tới sẽ giảm bớt nhiều chứng chỉ chức danh nghề nghiệp (ảnh TL).

Bộ GD&ĐT thống nhất và đồng tình

PV: Việc Bộ Nội vụ đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức trong đó có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên. Vậy quan điểm của Bộ GD&ĐT về vấn đề này như thế nào?

Ông Đặng Văn Bình: Việc rà soát các chứng chỉ bồi đưỡng đối với công chức, viên chức của các Bộ, ngành thời gian vừa qua là thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Bộ GD&ĐT cũng đã có văn bản số 1242/BGDĐT-NGCB, ngày 31/3/2021 do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng kí báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các loại chứng chỉ bồi dưỡng đối với viên chức ngành Giáo dục.

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các Bộ, ngành chỉ rà soát đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý, còn Bộ Nội vụ là cơ quan có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Chính phủ về kết quả rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức của tất cả các ngành, lĩnh vực và tham mưu, đề xuất hướng giải quyết phù hợp với thực tiễn và đặc thù của các Bộ, ngành (Báo cáo số 2499/BC-BNV ngày 28/5/2021 của Bộ Nội vụ).

Về quan điểm, Bộ GD&ĐT hoàn toàn thống nhất và đồng tình với nội dung báo cáo và các ý kiến mà Bộ Nội vụ đã đề xuất. Tại thời điểm này, việc rà soát và có những điều chỉnh quy định về công tác bồi dưỡng, cấp và sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức của tất cả các ngành, lĩnh vực là việc làm cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển và đòi hỏi của thực tiễn.

Sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của các Bộ, ngành thời gian vừa qua cũng khẳng định cơ quan quản lý nhà nước các cấp đã thực sự cầu thị, nghiêm túc lắng nghe ý kiến phản biện của dư luận xã hội cũng như của các đối tượng trực tiếp chịu tác động của chính sách để xây dựng, điều chỉnh các chính sách đảm bảo vừa đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Bộ GD&ĐT trong thẩm quyền của mình và trong quy định của pháp luật cho phép đã bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên.

Từng 2 lần kiến nghị

-Được biết, trước đó Bộ GD&ĐT từng có kiến nghị về việc bỏ quy định chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh viên chức. Vậy ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về việc này. Việc Bộ Nội vụ có báo cáo Thủ tướng chứng tỏ những ý kiến của Bộ GD&ĐT đã được nghiêm túc tiếp thu. Ông có nghĩ vậy không?

Ông Đặng Văn Bình: Việc rà soát quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên đã được Bộ GD&ĐT chủ động triển khai và đề xuất với Bộ Nội vụ từ năm 2020.

Cụ thể, là trong quá trình góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP và xây dựng các Thông tư thay thế các Thông tư liên tịch số 20,21,22,23/2015/TTLT/BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã 2 lần ký văn bản gửi Bộ Nội vụ đề cập đến nội dung này.

Lần thứ nhất là công văn số 2814/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 29/7/2020 của Bộ GD&ĐT gửi Bộ Nội vụ đề xuất điều chỉnh quy định về bồi dưỡng viên chức tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.

Trong đó, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu với Chính phủ sửa đổi Nghị định số 101/2017/NĐ-CP theo hướng đối với viên chức ngành Giáo dục, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được thay thế bằng các chứng chỉ bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp do Bộ GD&ĐT quy định (trong trường hợp không thể thay thế tất cả thì chỉ yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức có nhu cầu thăng hạng chức danh nghề nghiệp).

Lần thứ hai là công văn số 2966/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 10/8/2020 của Bộ GD&ĐT gửi Bộ Nội vụ về việc xin cấp mã số hạng và thống nhất các dự thảo Thông tư. Trong đó, Bộ đã đề nghị không quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trong tiêu chuẩn về đào tạo, bồi dưỡng, mà quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng thường xuyên của các năm giữ hạng.

Tại thời điểm năm 2020, các ý kiến đề xuất của Bộ GD&ĐT đã được Bộ Nội vụ xem xét, nghiên cứu. Tuy nhiên, do các quy định của Luật Viên chức và Nghị định 101 nên chưa thể có điều chỉnh riêng với viên chức ngành Giáo dục.

Đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT đánh giá cao sự vào cuộc kịp thời của Bộ Nội vụ trong tổng hợp, đề xuất tham mưu với Chính phủ để cùng các Bộ, ngành giải quyết những tồn đọng, vướng mắc đối với công tác bồi dưỡng công chức, viên chức.

Điều chỉnh giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng

-Nếu Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Nội vụ. Vậy việc tiếp theo của Bộ GD&ĐT sẽ là gì – thưa ông?

Ông Đặng Văn Bình: Cần phải nhấn mạnh là, với đề xuất hiện nay của Bộ Nội vụ trong báo cáo Thủ tướng Chính phủ thì không phải là sẽ bỏ hết quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên mà là điều chỉnh giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên.

Với định hướng như vậy, nếu Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Nội vụ thì Bộ GD&ĐT sẽ sớm triển khai việc sửa đổi các các quy định tại chùm Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên cũng như các quy định về thi/xét thăng hạng và chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn

Trinh Phúc

Tin khác

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục