Nhà báo Đinh Đức Hoàng – Trưởng ban Góc nhìn, Báo Điện tử VnExpress:

Cấu một vảy vàng từ quá khứ của mình...

Chủ nhật, 23/06/2019 08:05 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Từ câu chuyện “tận dụng” được uy tín của những tác giả tham gia đến việc góp phần tạo nên uy tín cho chính tác giả xuất hiện trên chuyên mục... là những câu chuyện “bếp núc” đầy thú vị của nhà báo Đinh Đức Hoàng – Trưởng Ban Góc nhìn, Báo Điện tử VnExpress.

Đưa công chúng gần nhất đến sự thật

+ Xin đi thẳng vào vấn đề mà công chúng quan tâm nhất: vì sao “Góc nhìn” của Vnexpress  luôn phải có câu chuyện cá nhân của chính tác giả, thưa anh?

- Đó chính là điểm đặc biệt của chuyên mục này. “Góc nhìn” được xây dựng để nói lên quan điểm cá nhân tác giả, nó đề cao uy tín cá nhân người viết. Người viết ra trong yêu cầu của Ban Biên tập là sử dụng câu chuyện cá nhân, thậm chí không chỉ là cái tôi mà nói theo ngôn ngữ của Tổng Biên tập VnExpress Thang Đức Thắng là “Cấu một vẩy vàng từ quá khứ của mình”. Với Vnexpress, trong bối cảnh mà cơn bão thông tin nhiễu loạn như hiện nay thì thứ đáng kể nhất mà nhà báo có thể làm là đưa công chúng gần nhất đến sự thật.

Nhà báo Đinh Đức Hoàng.

Nhà báo Đinh Đức Hoàng.

+ “Cấu một vẩy vàng từ quá khứ của mình”, nghe có vẻ đầy “trìu tượng”, ý anh là câu chuyện thực ở ngoài đời của chính người viết?

- Đúng vậy, cấu một vẩy vàng của quá khứ để khẳng định sự tồn tại của tác giả với tư cách một con người và chịu trách nhiệm với những điều... “tôi sẽ nói”. Nhờ thế mà quan điểm đưa ra được bảo chứng bởi con người và có giá trị thực tiễn. Bởi nói thật, chúng ta đang sống trong thời điểm mà quan điểm đang thừa thãi trên mạng xã hội. Vì thế khi đưa ra ý kiến, đối mặt với sự thật của chính mình, viết lên từ cuộc sống thực của mình, gia đình mình chắc chắn sẽ có sức thuyết phục

+ Có vẻ điều này “hơi chạm” vào văn hóa của người Việt, đặc biệt là trí thức Việt?

- Đó là điều khó khăn. Thời điểm 2014 và những năm đầu khi xây dựng và triển khai “Góc nhìn”, thì ý tưởng ấy là một văn hóa còn tương đối mới. Trí thức Việt Nam vốn được tôn vinh về sự khiêm nhường đến mức cực đoan, đến nỗi để đăng ảnh chân dung bên cạnh bài viết, kí tên thật của mình dưới bài viết là chuyện không dễ để thuyết phục. Văn hóa chia sẻ câu chuyện của cá nhân mình cũng đồng nghĩa với sức ép, đối mặt với nhiều phản biện của dư luận trên mặt báo. Nhưng sức nặng của quan điểm sẽ khách quan và trung thực khi được bảo vệ bằng chính gương mặt, con người, bằng câu chuyện thật của tác giả.

+ Nhưng không dễ để thay đổi nếp nghĩ với người Việt Nam, chặng đường thuyết phục “chính mình” và cả những tác giả tham gia như thế nào, thưa Trưởng ban?

- Thực ra ngay từ đầu trong tư cách tác giả, tôi cũng cảm thấy khá khó khăn khi xuất hiện gương mặt trên tờ báo đông người đọc như VnExpress, thậm chí tôi còn xung đột với cơ quan cũ của mình sau những bài viết đầu tiên. Rồi với tư cách Biên tập viên đi đặt bài, nhiều người không muốn xuất hiện, câu thường xuyên tôi được nghe nhất là “Thôi anh chia sẻ thế, Hoàng viết đi”.  Ai cũng cảm nhận được trách nhiệm với  những điều mình viết, mình kí tên trước áp lực dư luận và phản biện hơn là phỏng vấn thông thường. Vượt qua thách thức đó, sau 5 năm chuyên mục này đã có nhiều uy tín, tác giả cũng quen và thoải mái hơn khi xuất hiện.

Tòa soạn báo VnExpress. Ảnh: Giang Huy

Tòa soạn báo VnExpress. Ảnh: Giang Huy

"Không gian nghị trường" để tranh luận

+ Và chắc hẳn cũng phải chấp nhận cá tính của người viết, hài hòa điều ấy như thế nào để vừa tạo được không gian chia sẻ vừa thuyết phục công chúng, thưa anh?

- Bài toán đó không dễ dàng. Nhưng sẽ trên một nguyên tắc rất rõ ràng. Đưa ra câu chuyện cá nhân là của tác giả nhưng thông điệp và tinh thần sẽ là của VnExpress. Vì vậy chúng tôi đều cố gắng trao đổi kỹ lưỡng với tác giả trước khi xuất bản. Chúng tôi cố gắng chọn người uy tín nhất để đưa ra quan điểm trên tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Với “Góc nhìn”, VnExpress muốn tạo ra một “không gian nghị trường” để tranh luận với nhau. Những bài trên “Góc nhìn” đôi lúc chỉ nêu ra vấn đề để mọi người tranh luận suy nghĩ sâu hơn hơn so với không gian mạng xã hội bị đan xen bởi giải trí và bỉm sữa. Chúng tôi muốn tạo ra không gian để nhiều người, các chuyên gia, quan chức, đại biểu Quốc hội và thậm chí là cả những người bạn nước ngoài, chuyên gia ngoại quốc bày tỏ chính kiến, góp tiếng nói vào một vấn đề thời cuộc được quan tâm.

 Nói chung việc đưa quan điểm thì đơn giản nhưng mong muốn, tham vọng quan điểm thực sự có giá trị riêng, trong thời đại “lạm phát” quan điểm này thì cũng tốn nhiều công sức. Ba năm trước đây thì “Góc nhìn” 2 ngày 1 bài, việc sản xuất khó, từ ngày tôi phụ trách quãng từ giữa 2016 đến giờ thì đẩy lên 1 ngày 1 bài, có ngày thay 2 bài, trung bình 6 bài/ 1 tuần. Việc có nhiều bài “Góc nhìn” được gửi tới khẳng định sự thành công của những người làm chuyên mục.

+ Đã là "Góc nhìn" thì không thể có những bài nhàn nhạt, chung chung. Thật khó xử khi rơi vào tình huống phải nói với những người có uy tín rằng: Bài ấy không dùng được?

- Đôi lúc cũng mất lòng nhiều tác giả, trên đe dưới búa lắm. Những người trong nghề khác hay chuyên gia đôi khi diễn đạt lại chưa tốt. Và đôi khi giới chuyên gia tham phân tích thuần túy khoa học và công chúng thấy khô khan khi tiếp nhận. Thế nên, việc bỏ bài cũng xảy ra, phải chấp nhận điều ấy chứ không thể vì cả nể mà sử dụng. Rồi quan điểm tòa soạn và tác giả phải thống nhất với nhau nên đã tham gia chuyên mục này thì sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu là rất quan trọng. Sau thời gian, chuyên mục “Góc nhìn” đã tự tin là không chỉ tận dụng được uy tín của tác giả mà đôi lúc còn góp phần mang lại uy tín cho tác giả khi xuất hiện trên chuyên mục.

+ Đọc bài trên “Góc nhìn” thấy rằng, hầu hết các bài đều hướng đến mục tiêu là đưa câu hỏi gắn với thời cuộc để gợi lên suy ngẫm cho mỗi người đọc. Và tôi thấy sự thành công là ở chỗ, có rất nhiều comment của độc giả bàn luận xung quanh các vấn đề mà các anh đưa ra?

- Có một điều may mắn là, Vnexpress có nền tảng độc giả chân thành gắn kết và thấu cảm, chia sẻ giá trị cốt lõi của tờ báo là sự khách quan và chính xác. Tờ báo mỗi tháng xuất bản 15 - 20.000 bình luận và sự gắn kết đó với “Góc nhìn” phần nào cũng đã được thừa hưởng. Thêm vào đó, thay vì đánh giá hoặc bình phẩm về vấn đề thì chúng tôi khuyến khích và đẩy quả bóng về phía công chúng để cùng tranh luận, suy nghĩ. Bản thân người viết không bao giờ giải quyết được vấn đề của xã hội, về văn hóa chính sách, triết học... mà phải luôn giải quyết bằng cuộc tranh luận xã hội. Ví dụ bàn về chọi trâu, vàng mã, thịt chó... nhưng trên tâm thế khuyến khích trao đổi chứ không đưa ra chân lý hay quy kết vấn đề đúng sai. Thực ra, dù là câu chuyện đòi hỏi cái tôi lớn nhưng cần giữ tinh thần khách quan.

Ngoài ra, chúng tôi còn có sự may mắn hơn nữa là không chịu sức ép quá lớn về traffic. Điều này sẽ giúp chúng tôi có quyền đưa ra luận điểm nhưng không chạy theo view bằng sự cực đoan, hung hãn như kiểu của những người viết trên MXH ngày nay. Còn thứ kỳ diệu nữa là đây là chuyên mục duy nhất không có quảng cáo. Điều đó giúp chuyên mục vừa khách quan, không chạy theo bất cứ điều gì mà hoàn toàn chỉ để bày tỏ và đưa ra ý kiến khách quan nhất. Đó cũng là cách chúng tôi tôn trọng những người viết, cách tạo nên uy tín thương hiệu và “đặc sản” riêng có.

+ Vâng, xin cảm ơn anh!

An Vinh (Thực hiện)

Tin khác

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo
Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo