Chấn chỉnh các lễ hội có yếu tố bạo lực

Thứ ba, 24/04/2018 14:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng nay (24/4), Bộ VHTT&DL đã tổ chức Họp báo quý I năm 2018, thông tin các vấn đề liên quan tới các lĩnh vực quản lý nhà nước mà Bộ đang thực hiện.

Báo Công luận 

Trong quý I, Bộ VHTT&DL đã thẩm định quyết định xếp hạng 5 di tích quốc gia, đưa 21 di sản văn hóa phi vật thể vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (tính đến nay đã có 249 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia). Nhiều di tích được quan địa phương đầu tư tu bổ, tôn tạo gắn với khai thác, phát triển du lịch.

Công tác quản lý và tổ chức lễ hội được tập trung chỉ đạo quyết liệt ngay từ trước Tết Nguyên đán. Nhìn chung, các lễ hội đầu xuân đã được tổ chức đúng quy định, thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống văn hóa, tập quán tốt đẹp của từng địa phương. 

Các nghi thức lễ hội có yếu tố bạo lực, gây phản cảm từ những năm trước đã được chỉ đạo, chấn chỉnh và quản lý tốt. Nhận thức về việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội của người dân được nâng lên rõ rệt. 

Tuy nhiên, tại một số địa phương công tác phòng chống cháy nổ chưa được đảm bảo (cháy ki-ốt trong khuôn viên đền Mẫu, Đồng Đăng, Lạng Sơn); hiện tượng tranh cướp tại Lễ hội Phết Hiền Quan vẫn chưa được khắc phục, gây phản cảm.

Bộ cũng đã cấp 05 Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh sản xuất phim nâng tổng số hãng phim được cấp giấy phép là 472 hãng; thẩm định, phân loại và cho phép phát hành 64 phim truyện các loại (02 phim không được phép phổ biến), 09 phim tài liệu và 03 phim ngắn.

Về lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, Bộ đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu, chấn chỉnh kịp thời những vi phạm; Thẩm định, cấp 83 giấy phép về biểu diễn nghệ thuật; Chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật tổ chức biểu diễn 162 buổi phục vụ nhiệm vụ chính trị, nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và những khu công nghiệp trước trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Thân 2018.

Trong quý I, Bộ đã thực hiện cấp 1224 Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan; Tiếp nhận, thụ lý 03 đơn khiếu nại, tố cáo vi phạm về quyền tác giả, quyền liên quan; đã giải quyết dứt điểm 02 đơn khiếu nại, tố cáo, 01 đơn hiện đang trong quá trình giải quyết theo trình tự thủ tục quy định.

Cũng trong quý I, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng, ước tính số khách quốc tế đến Việt Nam tháng 03 đạt 1.343.314 lượt khách, giảm 6,2% so với tháng 02/2018 và tăng 33,6% so với cùng kỳ năm 2017. 

Tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I năm 2018 đạt 4.205.401 lượt khách, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2017. Khách du lịch nội địa trong 3 tháng đầu năm đạt 23,5 triệu lượt, trong đó, khách lưu trú đạt 11,5 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 161.600 tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Tử Hưng

Tin khác

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

Du khách thích thú khám phá 'thủy cung không nước' tại Hà Nội

(CLO) Thủy cung không nước - Waterless Aquarium (Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông, Hà Nội) ứng dụng công nghệ để mô phỏng sinh vật biển, mang đến cho du khách trải nghiệm thú vị về một thế giới đại dương đầy màu sắc.

Đời sống văn hóa
Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

Thừa Thiên Huế: 4 ngày nghỉ lễ tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 170 tỷ đồng

(CLO) Thừa Thiên Huế đón khoảng 110.000 khách du lịch đến địa phương, tổng lượng khách đã đặt phòng lưu trú ước đạt 58.000 lượt (trong đó có khoảng 43.000 khách nội địa và 15.000 khách quốc tế), tổng doanh thu ước đạt 170 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

Đặc sắc lễ cầu mưa Yang Pơtao Apui của người Jrai

(CLO) Nghi lễ cúng cầu mưa Yang Pơtao Apui diễn ra trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang, được phục dựng nguyên bản theo phong tục của người Jrai bản địa.

Đời sống văn hóa
A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

A Huynh và hành trình chế tác cây đàn đá của người Ja Rai

(NB&CL) Dù không trải qua một trường lớp âm nhạc nào nhưng bằng tài năng thiên bẩm cùng với niềm đam mê cháy bỏng về các loại nhạc cụ cổ xưa của người Ja Rai, Nghệ nhân Ưu tú A Huynh ở Kon Tum đã kiên trì mày mò, tự nghiên cứu và chế tác thành công đàn đá, loại cụ kỳ lạ nhất của người Tây Nguyên, cũng là thứ nhạc cụ cổ xưa nhất của loài người.

Đời sống văn hóa
Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

Du khách hào hứng trải nghiệm không gian phố đi bộ Tam Đảo

(CLO) Hàng nghìn khách du lịch hòa mình vào không gian phố đi bộ đầu tiên ở thị trấn Tam Đảo, tham dự các chương trình vui chơi giải trí, thưởng thức âm nhạc và ẩm thực đường phố...

Đời sống văn hóa