“Chân trần - Chí thép” làm nên Bản anh hùng ca bất diệt

Thứ tư, 26/06/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm nay, trong rất nhiều tác phẩm được đánh giá cao tại Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIII- 2018 có tác phẩm “Bản hùng ca mùa xuân: Chân trần - Chí thép” của tác giả Thái Thành Chung, Đài Truyền hình TP.HCM – HTV.

Tác phẩm của anh giúp cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn về “thế trận lòng dân” của dân tộc ta, qua đó ý thức hơn về trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình mới.

Tác giả Thái Thành Chung được đánh giá cao ở tác phẩm “Bản hùng ca mùa xuân: Chân trần - Chí thép”. Bằng những lời bình chân thực, đầy xúc động, hình ảnh tư liệu quý giá chân thực của cuộc chiến, qua góc nhìn của những người trong cuộc và ý kiến của các nhà lãnh đạo, các tướng lĩnh, khách mời tham gia và nhiều tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tác giả Thái Thành Chung đã mang đến cho độc giả xem đài một cảm nhận sâu sắc về tinh thần bất khuất, ý chí quật cường, lòng dũng cảm vô biên và những tấm gương sáng ngời của chiến sĩ biệt động, an ninh, các chiến sĩ quân giải phóng. Đặc biệt khẳng định tầm quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc.

1

Trao đổi với báo NB&CL, tác giả Thái Thành Chung cho biết, năm 2018 tròn 50 năm Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 - một sự kiện lớn của đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng, vì vậy Đài Truyền hình TP.HCM đã có một kế hoạch tuyên truyền quy mô, trong đó chương trình cầu truyền hình “Bản hùng ca mùa xuân: Chân trần - Chí thép” là sự kiện mở màn. Chương trình có gần 650 nghệ sĩ và diễn viên tham gia thể hiện những hoạt cảnh, ca khúc phản ánh năm tháng hào hùng của dân tộc: Đường chúng ta đi, Dậy mà đi, Tự nguyện, Qua sông, Dáng đứng Việt Nam, Cung đàn mùa xuân, Hát mãi khúc quân hành, Giai điệu Tổ quốc…

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 là bản anh hùng ca thể hiện khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam. Đó là lời hiệu triệu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên khắp miền Nam, trọng tâm là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Đây là cuộc tổng tiến công đầy táo bạo, bất ngờ, đánh thẳng vào sào huyệt của kẻ thù, thể hiện sâu sắc tư tưởng chiến lược tiến công, nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân Việt Nam, là biểu hiện tập trung sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh, thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của dân tộc Việt Nam.

2

Sài Gòn thời điểm trước Mậu Thân 1968 đã trở thành một chiến trường tấn công địch trên tất cả các mặt trận. Điều này được thể hiện khá đậm nét thông qua các thước phim tư liệu, các phóng sự hiện trường và những câu chuyện kể của các nhân chứng lịch sử.

Đề cập đến những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai tác phẩm, tác giả Thái Thành Chung cho biết, thuận lợi đầu tiên phải kể đến là dù quy mô của cầu truyền hình trực tiếp có đến 3 điểm nhưng cả 3 đều là địa danh lịch sử trên địa bàn TP.HCM, gắn liền với sự kiện Mùa xuân Mậu Thân 1968: Hội trường Thống Nhất, Khu Tưởng niệm Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 (tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh) và Khu sinh hoạt văn hóa đa năng xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi (nơi đây 50 năm trước là địa điểm tập kết lực lượng để tiến quân vào nội thành và cũng là nơi đóng của trạm quân y tiền phương) .

Một thuận lợi quan trọng nữa là nguồn tư liệu, nhân vật của sự kiện Mậu Thân tại TP.HCM rất phong phú. Ngay từ khi bắt tay vào thực hiệc tác phẩm, HTV đã nhận được sự chỉ đạo và hỗ trợ rất lớn từ Thành ủy TP.HCM, Ban Tuyên giáo, Ban liên lạc Khối vũ trang Sài Gòn - Gia Định, các Cựu chiến binh thuộc các đơn vị Biệt động Sài Gòn, An ninh T4, các đơn vị bộ đội tham gia chiến dịch và các nhân chứng lịch sử...

3

Tuy nhiên, với thời lượng thể hiện tác phẩm có giới hạn nên đòi hỏi tác giả phải tính toán, chọn lựa những chi tiết, nhân vật, tư liệu tiêu biểu nhất trong muôn vàn những chi tiết, nhân vật, tư liệu phong phú của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân trên địa bàn TP.HCM. Ngoài ra, dự định ban đầu chỉ làm 2 điểm cầu, nhưng sau đó quyết định nâng quy mô lên 3 điểm, trong khi thời gian đầu tư phát triển kịch bản chỉ có chưa đầy 3 tuần nên cũng gặp không ít khó khăn.

Và đêm 21/1/2018, chương trình cầu truyền hình trực tiếp mang tên “Bản hùng ca mùa xuân: Chân trần - Chí thép” đã diễn ra, đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968-2018). Dù tác phẩm “Bản hùng ca mùa xuân: Chân trần - Chí thép” một lần nữa được giới chuyên môn đánh giá cao ở Giải Báo chí Quốc gia, song nhà báo Thái Thành Chung vẫn tỏ ra tiếc nuối: “Trong khuôn khổ một chương trình cầu truyền hình, dù cả đội ngũ HTV đã nỗ lực hết sức, nhưng vẫn chưa thể nói hết, khắc họa hết được sự đóng góp, hy sinh to lớn của các lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị. Và đặc biệt là sự hy sinh to lớn của các tầng lớp đồng bào của Sài Gòn - Gia Định và các địa phương trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân ở 50 năm trước”.

Chia sẻ về chi tiết thú vị trong quá trình làm nên tác phẩm “Bản anh hùng ca: Chân trần - Chí thép” bất diệt!, tác giả Thái Thành Chung xúc động: “Chỉ vài ngày trước khi chương trình sắp diễn ra thì tại chính địa bàn xã Bình Mỹ - nơi tổ chức điểm cầu - đã tìm được một số hài cốt liệt sỹ của đơn vị bộ đội đã hy sinh tại đây trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968”. Đó chính là những vị anh hùng đã anh dũng ngã xuống và nằm lại trên mảnh đất lịch sử, thể hiện tinh thần quả cảm “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Sài Gòn – Gia Định. Các nhân chứng lịch sử này càng khiến cho tác phẩm “Bản hùng ca mùa xuân: Chân trần - Chí thép” của tác giả Thái Thành Chung thêm chân thực về cuộc chiến, gợi lại hình ảnh những con người không quản hy sinh, mất mát để làm nên những năm tháng hào hùng nhất của đất nước.

Thanh Hải

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo