Chất vấn Bộ trưởng Bộ TT&TT: "Thách thức" lớn trong khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia

Thứ sáu, 04/11/2022 05:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga quan tâm đến việc làm sao để vừa khai thác được cơ sở dữ liệu quốc gia nhưng vẫn bảo mật được thông tin cá nhân? Theo bà Nga, đây là thách thức rất lớn đòi hỏi Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cần có giải pháp cụ thể.

Hôm nay (4/11), Quốc hội sẽ bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội ở lĩnh vực thứ hai là TT&TT. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng sẽ chịu trách nhiệm trả lời chính.

Trong ba vấn đề đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thì vấn đề thứ nhất được nhiều đại biểu cũng như dư luận, cử tri quan tâm là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý Nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số. Công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia.

chat van bo truong bo tttt thach thuc lon trong khai thac cac co so du lieu quoc gia hinh 1

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội về lĩnh vực của ngành.

Tỷ lệ dịch vụ công đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4 là 97,3%

Theo Bộ TT&TT, thời gian vừa qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý Nhà nước, xây dựng Chính phủ số, Chính quyền số. Công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng.

Theo đó, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế nhằm ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ số, Chính quyền số đã cơ bản được hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Các văn bản chỉ đạo điều hành về chuyển đổi số đến thời điểm hiện tại đã tương đối đầy đủ, bao trùm các nội dung của chuyển đổi số.

Đáng chú ý, về phát triển dịch vụ công trực tuyến, trong thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã chủ động hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương để cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Đến nay, tỷ lệ dịch vụ công đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4 là 97,3%; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ là 67,8%, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2021; tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến là 43,2%, tăng khoảng 14,57% so với cùng kỳ năm 2021. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, Việt Nam xếp hạng 76/193 quốc gia trên thế giới về chỉ số Dịch vụ trực tuyến (OSI - Online Service Index) - tăng 05 bậc so với năm 2020.

Việc phát triển các nền tảng số được coi là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Đến nay, đã có hơn 50 nền tảng công nghệ số được ra mắt phục vụ công cuộc chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Bộ TT&TT định kỳ cập nhật và công bố các nền tảng số quốc gia trên Cổng thông tin Chuyển đổi số quốc gia...

chat van bo truong bo tttt thach thuc lon trong khai thac cac co so du lieu quoc gia hinh 2

Đến nay, tỷ lệ hồ sơ xử lý trực tuyến là 43,2%, tăng khoảng 14,57% so với cùng kỳ năm 2021.

Thu thập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khoảng 99 triệu nhân khẩu

Trong công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác các Cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG). Trong đó có CSDLQG về dân cư và căn cước công dân; Theo Bộ TT&TT cho biết, Bộ Công an đã hoàn thành xây dựng CSDLQG về dân cư. Kết quả đã thu thập vào CSDLQG về dân cư khoảng 99 triệu nhân khẩu, đạt trên 99%. Bộ Công an cũng đã phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ rà soát, cập nhật trên 92 nghìn trường hợp thôi quốc tịch, gần 5 triệu trường hợp thay đổi thông tin trong hộ tịch để phục vụ việc làm sạch dữ liệu; cấp số định danh cá nhân cho trẻ em mới sinh được hơn 5,3 triệu trường hợp.

Về căn cước công dân, Bộ Công an đã thu thập được hơn 50,2 triệu hồ sơ cấp căn cước công dân trong đó: Nhân khẩu thường trú đã nhận được hơn 49,3 hồ sơ, nhân khẩu tạm trú là 883 nghìn hồ sơ, tổng số hồ sơ căn cước công dân từ các địa phương đã chuyển lên Trung ương là 34,7 triệu hồ sơ, tổng số hồ sơ đã phê duyệt là 22,8 triệu hồ sơ và đã trả được hơn 13 triệu thẻ.

Về CSDLQG về đăng ký doanh nghiệp: Số lượng doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu là 1.456.551 doanh nghiệp. Đã kết nối, chia sẻ dữ liệu cho: 10 bộ, ngành bao gồm: Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ TT&TT, Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ (Cổng Dịch vụ công quốc gia), Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước; 60 địa phương (03 địa phương còn lại chưa kết nối: Bạc Liêu, Khánh Hoà, Tuyên Quang).

Cũng theo Bộ TT&TT, Bộ Tư pháp đã triển khai phần mềm hộ tịch điện tử với khoảng 18 nghìn người dùng tại hơn 10 nghìn xã, 700 huyện và 63 Sở Tư pháp. Dữ liệu trong hệ thống đã lưu trữ được 31,3 triệu đăng ký khai sinh, 6,79 triệu đăng ký kết hôn, 4,53 triệu đăng ký khai tử và 8 triệu đăng ký hộ tịch khác. Qua đó, bước đầu hình thành cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tập trung toàn quốc...

chat van bo truong bo tttt thach thuc lon trong khai thac cac co so du lieu quoc gia hinh 3

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương.

Vừa khai thác được dữ liệu quốc gia nhưng vẫn bảo mật được thông tin cá nhân

Trao đổi liên quan đến phiên chất vấn thuộc lĩnh vực TT&TT với báo chí, đại biểu Quốc hội Hoàng Minh Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An cho rằng, cần có các công cụ để đánh giá về sự cần thiết và tính hiệu quả trong việc xây dựng hoặc nâng cấp các ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Nhà nước; đặc biệt là việc xây dựng và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phải lấy tính tiện dụng, tính thuận lợi của người dân làm trọng tâm, tránh gây mất thời gian, công sức của người dân trong việc sử dụng các dịch vụ này.

Ông Hoàng Minh Hiếu đề nghị Chính phủ sớm hoàn thành việc xây dựng danh mục tổng thể các cơ sở dữ liệu trong các cơ quan Nhà nước; phân định rõ trách nhiệm của từng ngành, lĩnh vực trong việc việc xây dựng các cơ sở dữ liệu của Nhà nước và tăng cường sự kết nối giữa các cơ sở dữ liệu để tránh trường hợp nhiều cơ quan Nhà nước cùng thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu; từ đó, vừa bảo đảm tính hiệu quả, vừa không gây phiền hà, mất thời gian đối với người dân và doanh nghiệp.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương bày tỏ quan tâm đến việc phát triển chính quyền điện tử, Chính phủ số như thế nào? Việc khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia làm sao để có thể là vừa khai thác được dữ liệu quốc gia nhưng vẫn bảo mật được thông tin cá nhân. Theo bà Nga, đây là thách thức rất lớn đòi hỏi Bộ TT&TT cần có giải pháp cụ thể.

Đại biểu đoàn Hải Dương cũng quan tâm đến tư duy, năng lực của con người trong khi ứng dụng công nghệ thông tin. Bởi vì hiện nay, có hiện tượng ở rất nhiều địa phương và các Bộ ngành có hạ tầng và được trang bị về công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ nhưng năng lực của con người chưa thể vận dụng, ứng dụng các công nghệ hiện đại đó.

Nhóm vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, gồm:

Một là, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ số, chính quyền số. Công tác xây dựng, kết nối, chia sẻ, khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia.

Hai là, việc tiếp cận thông tin và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Ba là, việc quản lý các thuê bao, đầu số của các nhà mạng; công tác kiểm tra, quản lý các trang mạng, trang thông tin điện tử và các nền tảng trực tuyến khác. Việc xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc, sai sự thật trên các trang thông tin điện tử, thu thập, mua bán trái phép dữ liệu thông tin cá nhân.

Gia Phát

Bình Luận

Tin khác

Đại Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thăm, tặng quà tri ân các gia đình có công với cách mạng tại Thanh Hóa

Đại Tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an thăm, tặng quà tri ân các gia đình có công với cách mạng tại Thanh Hóa

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ, chiều 5/5, Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dâng hương, dâng hoa tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và đến thăm hỏi, tặng quà 2 gia đình thương binh, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.

Tin tức
Sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để mở rộng đoạn cao tốc TP HCM - Long Thành

Sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để mở rộng đoạn cao tốc TP HCM - Long Thành

(CLO) Về phương án đầu tư mở rộng đoạn Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành thuộc Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ: Nhiệm vụ quan trọng thời điểm này là sớm lựa chọn phương án đầu tư phù hợp nhất để triển khai các bước tiếp theo.

Tin tức
Linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng

Linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu rõ, chủ trương chung của Trung ương là tinh giản biên chế, vì thế trong tổng biên chế được giao, các địa phương phải linh hoạt trong bố trí biên chế cho lực lượng quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - Kon Tum

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm việc tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray - Kon Tum

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao công tác phòng, chống cháy rừng của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng lưu ý, năm 2024 thời tiết rất khắc nghiệt, đòi hỏi cần có sự chủ động của các đơn vị chủ rừng nhằm thực hiện công tác phòng, chống cháy rừng tốt hơn.

Tin tức
Hàng ngàn người dân Thanh Hóa theo dõi chương trình Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hàng ngàn người dân Thanh Hóa theo dõi chương trình Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 5/5, Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với chủ đề "Dưới lá cờ Quyết thắng" thu hút hàng ngàn người dân Thanh Hóa tham dự.

Tin tức