CHẬT VẬT nghề gốm!

Thứ năm, 17/03/2016 09:43 AM - 0 Trả lời

Nghề gốm truyền thống của tỉnh Bình Dương nổi tiếng khắp cả nước, đóng góp rất lớn kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay sự thay đổi của thị trường đang khiến không ít lò gốm gia đình phải chật vật tìm hướng tồn tại.

(NBCL) Nghề gốm truyền thống của tỉnh Bình Dương nổi tiếng khắp cả nước, đóng góp rất lớn kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay sự thay đổi của thị trường đang khiến không ít lò gốm gia đình phải chật vật tìm hướng tồn tại.

[caption id="attachment_87165" align="aligncenter" width="778"]gomnung Muốn tồn tại các lò gốm cần thay đổi công nghệ thân thiện với môi trường. (Trong ảnh: Sản xuất gốm xuất khẩu của một doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao).[/caption]

Thay đổi công nghệ và mẫu mã

Ông Trần Thành Nhân - chủ lò gốm tại Thủ Dầu Một cho biết, mặt hàng lu tráng men của ông đang dần khó tìm kiếm đầu ra. Bởi xu thế hiện tại, thói quen dùng lu chứa nước không còn nữa. Người ta dùng bình chứa nước bằng inox, bằng nhựa dung tích lớn hơn, gọn nhẹ dễ vận chuyển. Chính vì thế lu của ông chủ yếu phục vụ cho những người trồng giá (đỗ), hay một số nơi làm mắm. Cơ sở của ông đang dần thu hẹp thị trường, không những thế ông còn đau đầu với vấn đề môi trường. Ông Nhân cho biết thêm, cơ sở ông nhiều lần bị nhắc nhở vì chủ yếu đun lò bằng củi, gây ô nhiễm. Nhưng để đầu tư một hệ thống đun lò bằng gas hay điện với số tiền lên đến hàng tỷ thì nằm ngoài khả năng đầu tư của gia đình ông.

Đó là thực trạng chung của những hộ gia đình làm gốm truyền thống ở tỉnh Bình Dương. Theo chủ trương chung của tỉnh, những lò gốm truyền thống sử dụng củi đun sẽ phải di dời khỏi nơi dân cư, và tỉnh cũng rất hạn chế chấp nhận cho những lò gốm đun bằng củi hoạt động.

Bên cạnh đó, nghề gốm cũng đang bị thách thức bởi sức ép phải đa dạng mẫu mã, chủng loại để đáp ứng nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Bà Cao Thị Mỹ chủ doanh nghiệp gốm T.V.P chia sẻ, thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng đối với mặt hàng gốm mỹ nghệ ngày càng yêu cầu khắt khe. Ngoài công nghệ tráng men, người ta còn đòi hỏi sức sáng tạo về mẫu mã và thẩm mỹ của sản phẩm. Bài toán này rất khó cho các hộ sản xuất gốm thích ứng để tồn tại. Bởi đầu tư trong lĩnh vực sáng tạo mẫu mã đôi khi “quá sức” với mỗi hộ sản xuất gia đình. Xu hướng chung hiện tại của nghề gốm là sử dụng khuôn đúc (bằng silicon) để nhân bản sản phẩm, thay cho qui trình tạo hình gốm bằng bàn xoay. Công đoạn này giúp cơ sở sản xuất gốm tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí nhân công. Đầu tư khuôn cho một mẫu gốm tốn rất nhiều tiền, trong khi đó một lò gốm thường có hàng chục sản phẩm khác nhau, vì thế ngay cả việc làm khuôn cũng ngốn hàng trăm triệu đồng cho mỗi cơ sở.

Cần sự nỗ lực để giữ vững nghề

Ông Vương Siêu Tín- Cty gốm PDL-Phó chủ tịch Hiệp hội gốm sứ mỹ nghệ nhận định, đầu tư vào hệ thống lò đun bằng gas rất tốn kém. Lò nhỏ tầm 70- 80m3 tốn 3-4 tỷ đồng, đây không phải là số tiền nhỏ nên không phải lò gốm nào cũng đáp ứng đủ kinh phí. Nhưng bù lại, lò đun gas chất lượng đun gốm tốt hơn, giảm tỷ lệ hư hao sản phẩm, vả lại đây là xu thế chung của nghề gốm trước đòi hỏi khắt khe của tỉnh trong chính sách bảo vệ môi trường.

Hiện tại, nghề gốm truyền thống chia làm hai phân khúc. Phân khúc thị trường xuất khẩu chủ yếu thuộc về các Cty lớn như Minh Long, Minh Phát, Cường Phát, Phước Dũ Long… Các doanh nghiệp này đã tích cực đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng lẫn mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu khắt khe của các nước châu Âu, châu Mỹ để tồn tại và phát triển nghề gốm lên một tầm cao mới. Trong khi đó, phân khúc thị trường nội địa, chiếm hơn 80% số cơ sở truyền thống hiện nay vẫn loay hoay với bài toán đầu ra của sản phẩm.

Ông Tín cho biết thêm, bản thân nghề gốm không chỉ chịu sự cạnh tranh với nhau, sản phẩm gốm còn chịu ảnh hưởng từ các vật liệu thay thế mới như polime, inox, nhôm… Chính vì thế, nghề gốm truyền thống sẽ phân cấp mạnh mẽ hơn nữa, các lò gốm không nhanh chân thay đổi tư duy phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, lẫn nâng cao công nghệ sản xuất tất yếu sẽ bị đào thải. Khó khăn lẫn thách thức của nghề gốm truyền thống, ngày càng nhiều hơn, nếu các cơ sở không nỗ lực đa dạng hóa mẫu mã, thay đổi công nghệ thì rất khó khăn cho mỗi gia đình, cơ sở trong việc gìn giữ nghề truyền thống gắn bó với mình bao đời qua.❑

Phùng Trúc Linh

Tin khác

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

Nam Định: Sản xuất công nghiệp tiếp tục đà tăng trưởng

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh Nam Định tăng 13,27% so với cùng kỳ năm trước - mức tăng cao nhất từ 2019 đến nay; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,57%.

Kinh tế vĩ mô
Sáng 16/5: NHNN công bố tên doanh nghiệp trúng thầu vàng miếng SJC nhiều nhất 

Sáng 16/5: NHNN công bố tên doanh nghiệp trúng thầu vàng miếng SJC nhiều nhất 

(CLO) Tại các phiên đấu thầu vừa qua, Công ty SJC đều trúng thầu với khối lượng 2.000 lượng mỗi phiên. Các tổ chức khác dè dặt hơn khi tham gia đấu thầu vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bình Dương lên kế hoạch di dời các khu công nghiệp

Bình Dương lên kế hoạch di dời các khu công nghiệp

(CLO) Mới đây, Sở Công Thương Bình Dương đã có thông tin về kế hoạch, lộ trình di dời các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Bất động sản
Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

Vì sao càng chỉ đạo, Ngân hàng Nhà nước càng quản giá vàng lại càng tăng?

(CLO) GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội đặt câu hỏi: Phải chăng là đấu thầu lại đang là nhân tố để làm cho giá vàng trên thị trường tăng lên. Xóa bỏ độc quyền vàng miếng, trả vàng trang sức về cho thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Ấn Độ đáp trả cảnh báo của Mỹ về thỏa thuận vận hành cảng của nước này với Iran

Ấn Độ đáp trả cảnh báo của Mỹ về thỏa thuận vận hành cảng của nước này với Iran

(CLO) Giữa những lời cảnh báo từ Mỹ, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nhấn mạnh hôm 15/5, thỏa thuận lâu dài giữa New Delhi và Tehran về việc vận hành cảng chiến lược Chabahar là vì “lợi ích của mọi người”.

Thị trường - Doanh nghiệp