Chạy theo ngành dễ tuyển sinh, nhiều trường đại học không còn chú trọng chất lượng đào tạo

Thứ sáu, 02/06/2023 06:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh), cơ chế tự chủ đã làm cho cạnh tranh giữa các trường đại học ngày càng gay gắt hơn; các trường đại học sẽ chạy theo những ngành đào tạo dễ tuyển sinh, làm mất cân đối trong chiến lược phát triển nhân lực quốc gia.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ cho rằng, sau 5 năm thực hiện Luật số 34, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, một số cơ sở giáo dục đại học trong cả nước bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất định trong thực hiện quyền tự chủ, được xã hội công nhận, góp phần đưa giáo dục đại học Việt Nam hội nhập vào giáo dục đại học trên thế giới.

Tự chủ giáo dục đại học một mặt giúp các trường đại học chủ động hơn trong việc quyết định một số vấn đề về chuyên môn, tài chính, nhân sự, nhưng mặt khác lại là thách thức trong vấn đề huy động các nguồn lực tài chính.

chay theo nganh de tuyen sinh nhieu truong dai hoc khong con chu trong chat luong dao tao hinh 1

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị Quỳnh Thơ (ảnh quochoi.vn).

Qua thực tế khảo sát tại một số trường đại học cho thấy cũng chính từ cơ chế tự chủ đã làm cho cạnh tranh giữa các trường đại học ngày càng gay gắt hơn.

Các trường đại học sẽ chạy theo những ngành đào tạo dễ tuyển sinh, làm mất cân đối trong chiến lược phát triển nhân lực quốc gia, chất lượng đầu vào và đầu ra của sinh viên, học viên, đặc biệt là trong đào tạo thạc sĩ chất lượng giảng dạy tại nhiều trường đại học không còn là mối quan tâm hàng đầu nữa mà thay vào đó là nguồn thu, số lượng sinh viên, học viên có thể tuyển sinh được.

Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ còn cho rằng, bên cạnh đó, do vẫn còn sự chưa thống nhất giữa Luật Giáo dục đại học và một số luật chuyên ngành khác trong việc điều chỉnh các hoạt động giáo dục đại học làm cho các công cụ chính sách để thực hiện các nội dung tự chủ vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều trường đại học gặp khó trong hoạt động tự chủ của mình.

Cụ thể, về quản lý nhân sự, các cơ sở giáo dục đại học công không được tự quyết định các vấn đề tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, bổ nhiệm, chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ, viên chức mà phải thực hiện theo đúng thủ tục, quy trình, quy định của Luật Viên chức và các quy định của cơ quan chủ quản.

Điều này sẽ làm cho việc tuyển dụng lao động và bố trí nhân sự phù hợp, có chất lượng gặp khó khăn.

Về tài chính, có nhiều rào cản do sự thiếu đồng bộ trong các quy định của Luật Giáo dục đại học và một số luật chuyên ngành khác như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Cùng với sự ra đời của Nghị định số 60, Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị sự nghiệp công phải thực hiện cắt giảm ngân sách theo lộ trình mỗi thời kỳ ổn định 5 năm làm cho việc chi tiêu tại các cơ sở giáo dục đại học ngày càng bị thắt chặt hơn, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, hoạt động nghiên cứu.

Về học thuật, các hoạt động chuyên môn theo quy định của luật, việc tuyển sinh mở mã ngành, tổ chức quản lý đào tạo thuộc trách nhiệm của các cơ sở đào tạo. Song, các quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành như quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo còn áp đặt nhiều quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ sở giáo dục đại học vẫn chưa được quyền quyết định.

Vì vậy, vị đại biểu Quốc hội này cho rằng, cần có sự tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện tự chủ đại học sau 5 năm thực hiện Luật số 34.

Theo đó, cần phải nhanh chóng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, định hướng phát triển của vùng kinh tế và các địa phương.

Quy hoạch các cơ sở giáo dục đại học cần phải dựa trên việc phân tầng các trường đại học, từ đó có chiến lược phát triển theo tầng để học từ cao xuống thấp.

Mỗi tầng đại học sẽ thực hiện chức năng, nhiệm vụ riêng và khai thác thị trường riêng, không có quy định chung đối với tất cả các trường đại học trong cả nước.

Quán triệt nguyên tắc song song với quyền tự chủ và thực hiện quyền tự chủ là tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học. Quyền tự chủ đến đâu thì trách nhiệm tương xứng tới đó.

“Đối với các trường đại học công lập địa phương, cần phân định rõ các chức năng cơ bản, nhiệm vụ cụ thể và sứ mệnh cốt lõi theo chiến lược phát triển địa phương; đào tạo theo địa chỉ của các bên có nhu cầu; không đặt nặng vấn đề tự chủ tài chính đối với các trường đại học này; các trường đại học địa phương cần đánh giá lại thực trạng và hiệu quả đào tạo trong thời gian qua.

Có thể không cần lấn sâu vào các chương trình đào tạo mang nặng tính lý luận mà nên xây dựng, cải tiến chương trình đào tạo phù hợp để khai thác thị trường nhanh. Để thực hiện được điều này, cần có sự giao thoa giữa Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp” - đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ nhấn mạnh.

Cũng theo vị này, Nghị quyết số 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo đã khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân.

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chi ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu gồm chi thường xuyên và chi đầu tư.

“Theo tôi, các khoản chi trong khoản mục chi thường xuyên cho ngành giáo dục nên được coi như là chi đầu tư phát triển để từ đó có chiến lược đầu tư, phân bổ một cách hợp lý hơn và để thực hiện việc phát triển ngành giáo dục, đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học một cách đúng mục tiêu và đúng định hướng đề ra” - bà Bùi Thị Quỳnh Thơ nhấn mạnh.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

TP HCM: Cô giáo chủ nhiệm lớp 12 cho 6 học sinh đánh bạn ngay trước lớp

TP HCM: Cô giáo chủ nhiệm lớp 12 cho 6 học sinh đánh bạn ngay trước lớp

(CLO) Do em K. đi muộn, cô giáo chủ nhiệm lớp 12 của trường THPT Nguyễn Thị Diệu đã cho 6 học sinh dùng thước nhựa đánh vào mông em này.

Giáo dục
Hải Phòng: 25.670 thí sinh dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025

Hải Phòng: 25.670 thí sinh dự Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025

(CLO) Ngày 16/5, theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, đến ngày 10/5, tổng số thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025 là 25.670 thí sinh.

Giáo dục
Thái Bình: Hơn 22.880 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Thái Bình: Hơn 22.880 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Chiều ngày 16/5, Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 nghe Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo dự thảo Kế hoạch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Thái Bình năm 2024; phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Thái Bình năm 2024.

Giáo dục
Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng

Việt Nam đảm bảo công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng

(CLO) Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam tham dự Hội nghị Giáo dục ASEAN về Công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng.

Giáo dục
Tái diễn 'ép' học sinh không thi vào lớp 10: Khi giáo dục “phi giáo dục”!

Tái diễn "ép" học sinh không thi vào lớp 10: Khi giáo dục “phi giáo dục”!

(NB&CL) Kỳ thi lớp 10 năm nay diễn ra ngày 5 - 6/6 (hệ chuyên thi thêm ngày 8/6). Hơn 53.000 học sinh đăng ký thi, tăng 7.000 so với năm ngoái và đông nhất 10 năm qua. Ngành giáo dục dự kiến khoảng 10.000 em không có chỗ vào công lập. Liên tiếp những ngày đầu tháng 5, một số trường THCS tổ chức thực hiện chưa tốt, gây dư luận về nội dung “ngăn cản” học sinh đăng ký thi lớp 10 THPT công lập, Sở GD&ĐT các địa phương yêu cầu chấn chỉnh.

Giáo dục