Nhà báo Hồ Viết Thịnh – Báo Pháp Luật TP.HCM:

Chạy theo thông tin, dễ đánh mất đi bản sắc của mình

Thứ năm, 12/03/2020 09:31 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực mình theo dõi sẽ có được những bài viết hay, không để mình bị cùn mòn trong chính lĩnh vực của mình bằng nỗ lực từng ngày trau dồi và học hỏi... là những chia sẻ của nhà báo Hồ Viết Thịnh – báo Pháp Luật TP.HCM trong cuộc trò chuyện với chúng tôi về chuyện nghề.

Nhà báo Hồ Viết Thịnh trong chuyến công tác miền núi.

Nhà báo Hồ Viết Thịnh trong chuyến công tác miền núi.

Các bài viết cần phải có đủ yếu tố đó là chiều sâu và sự hấp dẫn

+ Khi sáng tạo các tác phẩm có nội dung văn hóa, những tác phẩm của anh được xây dựng như thế nào và những tác phẩm này cần hội tụ những điều gì?

- Trong nghề, thỉnh thoảng tôi vẫn thường được bạn bè đồng nghiệp nói vui rằng, những đề tài mảng văn hóa thường được giao cho những người mới, hoặc dành cho những phóng viên không biết giao mảng gì thì cứ giao mảng văn hóa. Rất nhiều người có suy nghĩ rằng văn hóa là mảng viết dễ, kiểu vô thưởng vô phạt. Tôi cũng như rất nhiều phóng viên văn hóa hiện nay đang phải chạy theo thời sự, kiểu viết chủ yếu vẫn là những bản tin, những buổi tường thuật, các sự kiện… thật sự rất ít những bài viết về văn hóa có chiều sâu. Bởi vậy, sáng tạo đối với những đề tài văn hóa thời sự, đôi khi chỉ nằm ở chỗ chọn lựa câu chữ, sắp xếp bố cục, chắt lọc thông tin hay mà thôi. Tôi hoàn toàn không cho rằng mình là một phóng viên văn hóa tốt, nhưng nhìn rộng ra ở những đồng nghiệp viết văn hóa tốt hiện nay, tôi nghĩ tác phẩm ở lĩnh vực này ngoài việc phản ánh được đời sống văn hóa, gặp gỡ trò chuyện được những người có ảnh hưởng, đưa ra được những góc nhìn đa chiều… Các bài viết cần phải có đủ yếu tố đó là chiều sâu và sự hấp dẫn. Bên cạnh đó, yếu tố thông tin dĩ nhiên cũng là điều quan trọng, tuy nhiên chạy theo thông tin cũng dễ làm cho nhà báo đánh mất đi chiều sâu tác phẩm, thậm chí sẽ đánh mất đi bản sắc của chính mình.

+ Có ý kiến cho rằng, phóng viên mảng văn hóa cần phải là người có kỹ năng viết tốt, giàu vốn sống cũng như phải hiểu biết về văn hóa rất nhiều, anh nghĩ sao về điều đó?

- Với nghề báo - một nghề gắn với chữ nghĩa thì một trong những yêu cầu quan trọng đó là kỹ năng viết, nhưng chỉ vậy chưa đủ. Muốn thể hiện được tác phẩm đúng, trước tiên người viết phải hiểu vấn đề, lựa chọn được cách khai thác, tìm đúng nhân vật để trò chuyện… Chính vì vậy càng am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực mình theo dõi sẽ rất tốt để có được những bài viết hay, đáp ứng cả yêu cầu về chuyên môn lẫn mong mỏi của bạn đọc.

Nhà báo Hồ Viết Thịnh và đồng nghiệp.

Nhà báo Hồ Viết Thịnh và đồng nghiệp.

Áp lực đôi khi còn là một điều kiện để nỗ lực

+ Có kinh nghiệm cả thập kỷ viết về mảng này ở báo Pháp Luật TP.HCM, vậy đâu là áp lực lớn nhất đối với 1 phóng viên văn hóa làm việc ở những tờ nhật báo thưa anh?

- Tốt nghiệp trường báo năm 2009 xong tôi cũng là người theo mảng văn hóa ngay từ đầu khi trở thành phóng viên của báo Pháp Luật TP.HCM. Tôi nhận thấy rằng khi đã trở thành một nhà báo chuyên nghiệp, thì áp lực đôi khi còn là một điều kiện để nỗ lực. Cơ quan báo chí của tôi ngoài báo in còn có một tờ báo điện tử. Bởi vậy, thông tin trên báo hiện nay ngoài việc chính xác cần phải siêu nhanh, siêu độc, hấp dẫn và tạo sức hút độc giả… Chính vì vậy, áp lực của người phóng viên hiện nay là phải chạy đua như tên lửa với thông tin và thời gian, nhạy bén tìm và phát hiện đề tài nào có thể thu hút người đọc thật nhanh, sau đó lên kế hoạch để đi tác nghiệp để có sản phẩm nộp đăng báo đúng hạn. Không chỉ vậy, mảng văn hóa rất rộng lớn nên còn phải đối mặt với áp lực chuyên môn, bài viết cũng cần phải phù hợp với văn phong, phong cách tờ báo, cùng với đó những tác phẩm sáng tạo ra mỗi ngày cũng cần phải có chiều sâu, đó sẽ là những tiêu chí để tòa soạn quyết định có cho đăng bài hay không. Từ đó, những áp lực này sẽ thúc đẩy nỗ lực cá nhân, đòi hỏi người phóng viên phải luôn bồi đắp kiến thức cho mình, luôn học hỏi đồng nghiệp và những người xung quanh. Và cũng như với tác phẩm, tác giả cũng không để mình bị cùn mòn trong chính lĩnh vực của mình.

+ Có nhận định cho rằng các bài báo văn hóa hiện nay về “chất” và “lượng” khác ngày xưa, bởi những bài viết này thường bám theo thị hiếu khán giả trẻ nhiều, thông tin được truyền tải rất nhanh cùng với số lượng nhiều, tuy nhiên về nội dung lại hời hợt, nông, thiếu vốn sống và không sâu sắc như các bài viết của thế hệ làm báo trước. Anh nhận định thế nào về quan điểm trên?

- Nhận định đó là một thực tế đang diễn ra. Báo chí ngày nay bị cạnh tranh thông tin bởi mạng xã hội. Bạn đọc ngày nay cũng là bạn đọc của thời đại công nghệ thông tin, họ luôn cần thông tin nhanh, chính xác, kịp thời nhưng cũng phải đảm bảo sự tin cậy. Thời gian họ dành cho một bài báo cũng không phải là quá nhiều, vì thế dung lượng chữ trong bài viết cũng cần phù hợp với xu hướng đó. Đồng nghiệp của tôi hay nói vui với nhau là: “Nhà báo đừng làm bạn đọc mệt mỏi khi phải bơi trong chữ nhiều quá”.

Trong các cơ quan báo chí hiện nay, có rất nhiều cây viết có thể đáp ứng được những yêu cầu về những bài viết sâu sắc, nhiều thông tin… nhưng tôi cho rằng đôi khi chính bạn đọc cũng là những người quyết định lựa chọn các tác phẩm thuộc dạng đó hay không. Bởi vậy, nhiều khi có những bài viết sâu chỉ để phục vụ cho một nhóm nhỏ bạn đọc, những bài định vị vị thế của tờ báo, hay nói một cách đời thường là làm “sang” cho tờ báo.

Hoàng Huy (Thực hiện)

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo