Chen chân "giật" lộc chùa Bà Bình Dương

Thứ sáu, 03/04/2015 10:24 AM - 0 Trả lời

Chen chân "giật" lộc chùa Bà Bình Dương

(Congluan.vn) – Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày Tết chùa Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu ở thị xã Thủ Dầu Một - Bình Dương lại đông nghìn nghịt khách tới cúng viếng. Đông nhất dòng người trả lễ và xin lộc cầu làm ăn năm mới phát đạt. 
 
Chiều mùng hai Tết Giáp Ngọ, người đến viếng chùa Bà đông nghịt. Khách thập phương đến đây chẳng những chỉ để cầu phúc, cầu an mà còn mượn “lộc” về làm ăn, qua một năm họ mới đến trả lại số vốn đã mượn của Bà năm trước và lại mượn “lộc” để lấy may mắn trong năm mới. Chị Nguyễn Song Đình Đình hớn hở trong tiết trời ngày xuân nói: “Chùa Bà linh lắm đó! Tôi nghe người ta bảo đến chùa Bà cầu xin, gì cũng được nên cuối tháng 9 năm rồi, tôi có ghé chùa cầu xin Bà phù hộ cho tôi chuyển được công việc mới. Vậy mà linh nghiệm liền. Ngay hôm sau tôi xin được công việc mới liền à! Tết này tôi xuống cảm ơn Bà và cầu xin cho gia đình mạnh khỏe, làm ăn phát đạt! Ngày Tết chùa đông người quá, chờ mãi từ sớm tôi mới lấy được lộc đó!”.
 
Lần tìm lịch sử, thực ra tên gọi chính xác của chùa Bà là Miếu bà Thiên Hậu (Thiên Hậu cung). Đây là nơi diễn ra lễ bái quan trọng trong tín ngưỡng của đồng bào người Việt gốc Hoa trên đất Thủ Dầu Một. Không ai biết chính xác chùa Bà được xây dựng từ năm nào, chỉ biết rằng thuở đầu chùa nằm tại con rạch Hương Chú Hiếu (nay đã xây dựng lại ngôi miếu trên vị trí ban đầu của xưa kia). Đến năm 1923, người Hoa ở 4 bang: Hẹ, Triều Châu, Quảng Đông và Phúc Kiến đã chung sức với nhau tái tạo ngôi chùa ở vị trí bây giờ.

Dân gian truyền rằng Thiên Hậu Thánh Mẫu vốn dĩ là người tỉnh Phúc Kiến – Trung Hoa, được sinh vào đời Tống, là con gái của một ngư phủ. Bà tên thật là Lâm Mi Châu. Chuyện cũng kể rằng, khi còn sống, bà là người có linh tính đoán định được những điều quá khứ vị lai. Một ngày nọ, cha và hai anh của Bà ra biển đánh cá, chẳng may gặp lúc trời nổi giông gió, biển động, thuyền bị đánh chìm.

Báo Công luận
 
Nườm nượp khách ở chính điện
 
Lúc đó, Bà đang ngồi dệt lụa tại nhà bỗng nhiên nhắm nghiền mắt lại, đưa tay ra phía trước với dáng điệu như cố níu kéo lấy một vật gì đó. Thấy thế, người mẹ vội vàng lay gọi Bà. Bà thu tay lại, ngước mắt cho mẹ hay rằng cha đã mất, chỉ cứu được hai anh. Từ đó, dân làng rất ngưỡng vọng Bà, mỗi khi ra biển, họ cũng đều nhờ Bà giúp đỡ. Đến năm 27 tuổi thì Bà mất. Một vị vua nhà Tống đã sắc phong cho Bà là Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí khi viết về đền thờ Thiên Hậu, có viết rằng Bà nguyên là người Phúc Kiến, con gái nhà họ On, lên 8 tuổi đi học phép tiên. 12 tuổi luyện được đan, có tài gọi gió gọi mưa, từng bay ra biển cứu giúp những người bị nạn. Thần được các triều đại Tống, Minh, Thanh phong là Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Chùa Bà Thiên Hậu ngày nay được xây dựng thành ba dãy nhà, ở giữa chánh điện đề 3 chữ “Thiên Hậu Cung”, trên hai cánh cửa chính đề 4 chữ Quốc Thái Dân An. Mái trước của chisnhd diện được lợp ngói âm dương với những đường chỉ đắp nổi, trang trí Lưỡng long tranh châu, cá chép hóa rồng.

Trong chánh cung thờ chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, tượng có áo mão nghiêm trang và thường được thay mới hàng năm. Bên trái bà là khám thờ Ngũ Hành Nương Nương. Bên phải thờ Bổn (Bổn đầu công công).

                                                                                                           
Một số hình ảnh lễ hội chùa Bà: 
 
Báo Công luận
 
Bán cây cành vàng lá ngọc lễ chùa
 
Báo Công luận
 
 Bán chim phóng sinh ngày Tết
 
 
Báo Công luận
 
 Người khuyết tật bán vé số trước cổng chùa
 
 
 
Báo Công luận
 
 
 Khách đến viếng chùa Bà
 
 
Báo Công luận
 
Đông quá nên đành đốt nhang ngoài sân luôn
 
 
Báo Công luận
 
Không chen vào trong điện được nên nhiều người đành cúng ngoài sân
 
Báo Công luận
 
 Khói nhang nghi ngút nên chốc chốc có người dùng cào cào nhang đang cháy dở đi đốt
 
Báo Công luận
 
 Đem nhang đi đốt
 
Báo Công luận
 
Ghi tên cúng cầu an
 
Báo Công luận
 
Phát phong bao lì xì lấy lộc
 
Báo Công luận
 
 Chen chúc nhau trước điện Bà chờ xin lộc
 
Báo Công luận
 
 Người phụ nữ này chờ đợi hoài mà chưa tới lượt mình lấy lộc
 
Báo Công luận
 
Cây cành vàng lá ngọc
 
Báo Công luận
 
 Em bé này đã lấy được "lộc" Bà
                                                                                                       
                                                                                               Hải Âu
 
 
 
 
 
 

Tin khác

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa
Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

Khẳng định công lao của Giáo sư Đào Duy Anh đối với cách mạng và nền học thuật Việt Nam

(CLO) Ngày 28/4, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Hội thảo “Giáo sư Đào Duy Anh: Từ chiến sĩ cách mạng đến học giả uyên bác” nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024).

Đời sống văn hóa
Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

Quân dân cả nước và bạn bè quốc tế đồng lòng chung sức với chiến sĩ Điện Biên

( CLO) Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ bước vào giai đoạn then chốt, Trung ương Đảng quyết tâm giành toàn thắng, đã động viên quân dân toàn quốc cùng nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho các chiến sĩ, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho đồng đội trên tiền tuyến và phối hợp chiến đấu với chiến trường Điện Biên Phủ.

Đời sống văn hóa
Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Du khách mãn nhãn với màn pháo hoa khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Tối ngày 27/4, chương trình bắn pháo hoa tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã diễn ra khiến nhiều người dân hò reo, dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc đẹp của màn pháo hoa nghệ thuật.

Đời sống văn hóa