Chênh hàng tỷ đồng giá trị DNNN sau khi Kiểm toán nhà nước vào cuộc

Thứ ba, 22/08/2017 10:02 AM - 0 Trả lời

Kê khai giá trị doanh nghiệp thấp hơn so với thực tế đang là vấn đề nổi cộm trong quá trình cổ phần hóa, cần sớm hoàn thiện khung pháp luật.

(CLO) Kê khai giá trị doanh nghiệp thấp hơn so với thực tế đang là vấn đề nổi cộm trong quá trình cổ phần hóa, cần sớm hoàn thiện khung pháp luật.   [caption id="attachment_179223" align="aligncenter" width="580"]Báo Công luận Qua kiểm toán cho thấy, kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa của các tổ chức tư vấn định giá và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp do Kiểm toán nhà nước xác định còn có sự chênh lệch lớn. (Ảnh minh hoạ)[/caption]
Chênh hơn 8.454 tỷ đồng  Tại Hội thảo quốc tế “Xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa và vai trò của Kiểm toán Nhà nước”, Ths. Nguyễn Anh Tuấn, Kiểm toán trưởng, Kiểm toán Nhà nước Chuyên ngành VI cho biết, đã có hàng nghìn tỷ đồng giá trị doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thêm. Trong năm 2016, qua kiểm toán 08 DNNN được các tổ chức tư vấn định giá xác định theo phương pháp tài sản, KTNN đã kiến nghị điều chỉnh tăng thêm vốn Nhà nước hơn 8.454 tỷ đồng. Trong đó, đứng đầu là Công ty trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Bình Sơn. Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo báo cáo là hơn 40.342 tỷ đồng tuy nhiên, sau kiểm toán, con số này lên tới hơn 44.900 tỷ đồng, thức chênh lệch hơn 4.586 tỷ đồng. Tương tự, Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam cũng có con số báo cáo giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 31.500 tỷ đồng. Tuy vậy, con số trên sau kiểm toán lại lên tới hơn 33.500 tỷ đồng (chênh lệch trên 2.000 tỷ đồng). Các doanh nghiệp còn lại cũng có mức chênh lệc lên tới hàng trăm tỷ đồng như: Công ty mẹ - Tổng Công ty Dầu Việt Nam (chênh 512 tỷ đồng), Công ty mẹ - Tập đoàn Cao su Việt Nam (chênh 440 tỷ đồng), Công ty mẹ - Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (chênh lệch 72 tỷ đồng)…
Từ thực trạng trên có thể thấy rằng kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa của các tổ chức tư vấn định giá và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp do Kiểm toán nhà nước xác định còn có sự chênh lệch lớn. Bên cạnh đó, Kiểm toán nhà nước còn chỉ ra được những điểm chưa phù hợp về mặt phương pháp do các tổ chức tư vấn thực hiện trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa như là không áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu, dẫn đến có sự chênh lệch giữa kết quả xác định của các tổ chức tư vấn định giá và kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, mà theo ý kiến của Kiểm toán nhà nước là có thể gây ra định giá vốn nhà nước thấp hơn giá trị thực tế khi tiến hành cổ phần hóa. Nguyên nhân nào? Theo Ths Nguyễn Tuấn, Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Tài Chính), dưới góc độ cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định giá, qua quá trình kiểm tra các doanh nghiệp thẩm định giá nằm trong danh sách các tổ chức tư vấn định giá doanh nghiệp để cổ phần hóa có thể nhìn thấy một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như sau:
Thứ nhất, phương pháp mà các tổ chức tư vấn định giá sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ mục đích cổ phần hóa phải thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Tuy nhiên, theo quy định tại các văn bản này thì các phương pháp thẩm định giá mà tổ chức tư vấn định giá được áp dụng có độ mở cao dẫn đến việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá, cách thức tiến hành phụ thuộc vào lập luận, đánh giá của các tổ chức tư vấn định giá; người sử dụng kết quả thẩm định giá và các bên liên quan, trong đó có cơ quan quản lý nhà nước khó có thể khẳng định được các lập luận này là hợp lý hay không hợp lý.
Thứ hai, theo quy định của Nghị định số 59/2011/ NĐ-CP, tổ chức tư vấn định giá có thể là doanh nghiệp thẩm định giá, công ty chứng khoán, công ty kiểm toán. Về nguyên tắc, hoạt động chuyên môn của các công ty này chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thẩm định giá, chứng khoán, chế độ kế toán, kiểm toán. Nhưng, việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa mang tính đặc thù, chịu sự điều chỉnh của pháp luật về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do cơ quan quản lý các doanh nghiệp nhà nước tham mưu ban hành,do đó, việc kiểm tra về mặt chuyên môn liên quan đến hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, về tiêu chuẩn, điều kiện của tổ chức tư vấn định giá, theo quy định tại Thông tư 127/2012/ TT-BTC, các tổ chức tư vấn định giá nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam chỉ được phép cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá khi hợp tác, liên danh với các tổ chức tư vấn định giá trong nước được Bộ Tài chính công nhận. "Quy định như vậy đã hạn chế các tổ chức tư vấn định giá nước ngoài cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa ở Việt Nam, kéo theo làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường, hạn chế việc học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, trong khi, đó có thể là những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa", ông Tuấn nhận định.

Bảo Quyên

 

Tin khác

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, Mỹ sẽ tốt hơn nếu duy trì hệ thống thương mại mở thay vì áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng Washington và Bắc Kinh nên hợp tác cùng nhau để giải quyết căng thẳng thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bình Định sắp đấu giá hơn 200 lô đất tại Khu kinh tế Nhơn Hội

Bình Định sắp đấu giá hơn 200 lô đất tại Khu kinh tế Nhơn Hội

(CLO) Trong đợt đấu giá này, 217 lô đất tại Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Khu kinh tế Nhơn Hội sẽ được đưa ra đấu giá.

Bất động sản
Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

(CLO) Xoay quanh sự việc một cửa hàng kinh doanh bikini tố khách trả hàng khi đã mặc được một tuần gây nên nhiều tranh cãi về chính sách hoàn hàng trong vòng 15 ngày của Shopee.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sóc Trăng được chuyển đổi 50 ha đất lúa để phát triển cụm công nghiệp

Sóc Trăng được chuyển đổi 50 ha đất lúa để phát triển cụm công nghiệp

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chấp thuận cho UBND tỉnh Sóc Trăng quyết định chuyển mục đích sử dụng 50 ha đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Xây Đá B mới tại huyện Châu Thành.

Bất động sản
Quy định “oái oăm” khiến chủ đầu tư không thể xây dựng dự án trên chính đất của mình

Quy định “oái oăm” khiến chủ đầu tư không thể xây dựng dự án trên chính đất của mình

(CLO) Thị trường hiện nay có khoảng 15% trong tổng số các dự án nhà ở thương mại mà nhà đầu tư đang có đất khác không phải là đất ở. Do đó, họ không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại trên đất của chính mình.

Bất động sản