"Chỉ có nước mắt và sự im lặng"

Thứ tư, 03/04/2019 14:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) "Gần như mọi người mà chúng tôi tiếp cận đều đang đau buồn, hoặc sốc", Charlotte Greenfield, phóng viên của Reuters chia sẻ về hành trình đưa tin vụ thảm sát ở Christchurch làm 50 người thiệt mạng.

Tom Westbrook, phóng viên của Reuters trao đổi với Farid Ahmed về vụ xả súng ở Christchurch. Ảnh: Reuters

Tom Westbrook, phóng viên của Reuters trao đổi với Farid Ahmed về vụ xả súng ở Christchurch. Ảnh: Reuters

"Điều đầu tiên tôi cần làm là không làm mọi người bị ám ảnh lần nữa, và điều thứ 2 là tôi cần phải thu thập đủ thông tin để kể nên một câu chuyện sâu sắc và chính xác nhất", cô chia sẻ.

Một trong những khó khăn hàng đầu với các nhà báo khi đưa tin về các vụ thảm sát là không được để tình cảm lấn át, tại thời điểm mà cả nước đang đau buồn, và những người được phỏng vấn mới chỉ trải qua một chấn động lớn. Đội ngũ của Reuters có 9 phóng viên, nhiếp ảnh tại Christchurch để đưa tin về vụ thảm sát.

Greenfield càng khó khăn hơn khi bản thân cô là người New Zealand.Cô cảm thấy gần gũi với những nạn nhân hơn bất kỳ ai khác.

Khi bay từ Wellington tới Christchurch trong đêm đó, Greenfiled đã chứng kiến nhiều cảnh sát được vũ trang xuất hiện tại sân bay, nghe thấy tiếng cứu thương cũng như tiếng cánh quạt của trực thăng.

"Những âm thanh đó tôi mới chỉ được nghe ở Kabul, nơi tôi làm việc hồi tháng 1 vừa qua. Trong đêm đầu tiên, tôi thường xuyên tỉnh giấc, cứ nghĩ rằng mình đã trở lại Afghanistan", cô cho hay. Bản thân Charlotte cũng đã làm việc ở Indonesia để đưa tin về vụ rơi máy bay năm 2014 làm 162 người thiệt mạng.

Cô cho biết bản thân khó có thể bình tĩnh khi tiến hành các cuộc phỏng vấn gia đình các nạn nhân.

"Cách tốt nhất để bắt đầu có lẽ là hỏi xem họ đang cảm thấy thế nào và cố gắng đồng cảm với nỗi đau và mất mát của họ", cô nói. 

"Chính những người tôi phỏng vấn đã dạy cho tôi điều đó, từ người đi đường kể rằng anh ấy đã trốn thoát khỏi vụ việc trong gang tấc ra sao, tới người phụ nữ đã cho tôi xem ảnh của chồng cô ấy, người đã thiệt mạng vì chạy lại nhà thờ dù đã trốn thoát trước đó".

"Nhiều khi, tôi cảm thấy mắt mình ươn ướt. Nhưng những người kể chuyện cho tôi có vẻ không màng điều đó".

Tom Westbrook, phóng viên tại Sydney của Reuters, người tới Christchurch trong ngày hôm sau nói rằng anh bị chấn động trước sự im ắng của thành phố. 

"Trong 5 ngày sau đó, tôi gần như không nghe thấy người ta nói chuyện", Westbrook cho hay. "Cả thành phố bị chấn động. Người dân tụ tập trong im lặng và tưởng nhớ những người đã khuất".

"Những âm thanh to nhất là tiếng ve kêu, tiếng gió lùa qua tán cây, hay những tiếng ồn ào của máy móc".

Westbrook cho biết anh thường đưa tin về thị trường chứng khoán ở Sydney. Anh gặp phải rất nhiều khó khăn khi bắt đầu các câu chuyện với gia đình các nạn nhân.

"Một trong những cuộc nói chuyện khó khăn nhất là với Farid Ahmed, người đã mất đi vợ trong vụ xả súng còn bản thân ông ấy thì sống sót. Trong suốt 2 tiếng ông ấy kể chuyện, chúng tôi không thể kìm được nước mắt".

Là một nhà báo, anh cần phải gạt đi cảm xúc của mình và đảm bảo anh kể một câu chuyện khách quan, Westbrook chia sẻ.

"Chúng tôi cần kiểm chứng nhiều điều với ông ấy: ông ấy đã ở vị trí nào bên trong nhà thờ, trốn thoát bằng cách nào, tên trường học của vợ ông ấy là gì... Đó không phải là điều dễ làm khi đối phương đang nghẹn ngào và có lẽ cũng không minh mẫn cho lắm, và việc chúng tôi cần làm là gợi tới chúng một cách tự nhiên nhất'.

Greenfied chia sẻ rằng 1 tuần sau đó, cả đất nước vẫn chưa hết bàng hoàng.

"Sau giờ cầu nguyện, cả đất nước đã đứng im trong 2 phút, Trẻ con dừng các lớp học và nhắm mắt, những giao dịch dừng lại, nhân viên xuất nhập cảnh ngừng kiểm tra, các đài radio ngừng phát sóng, hàng nghìn người đứng bên ngoài các nhà thờ".

"Trong khoảnh khắc đó, câu chuyện duy nhất còn lại là sự im lặng".

Hoàng Việt (Theo Reuters)

Tin khác

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

Báo Phụ nữ TP HCM công bố Cuộc thi viết “Vẻ đẹp của nước”

(CLO) Ngày 2/5, Báo Phụ nữ TP HCM phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo công bố Cuộc thi viết với chủ đề “Vẻ đẹp của nước”.

Nghề báo
Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

Toạ đàm về xu hướng truyền thông mới: Biến khó khăn thách thức thành cơ hội phát triển

(CLO) Nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động Đoàn gắn với công tác chuyên môn nghiệp vụ, chiều 2/5, Ban chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình tọa đàm “Xu hướng truyền thông mới – Cơ hội và thách thức”.

Nghề báo
Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

Bổ nhiệm ông Trần Văn Biên làm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp

(CLO) Sáng 2/5, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

Nghề báo
“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo