Chỉ định thầu cao tốc Bắc - Nam: Cần cân nhắc kỹ lưỡng!

Thứ năm, 11/06/2020 10:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều chuyên gia lo ngại việc chỉ định thầu các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam có thể sẽ làm giảm tính cạnh tranh, công khai minh bạch, nếu không thận trọng dễ nảy sinh cơ chế xin - cho, để lại những hệ lụy khôn lường .

Nhiều chuyên gia khẳng định không nên chỉ định thầu làm đường cao tốc Bắc - Nam vì sẽ làm giảm tính cạnh tranh, công khai minh bạch (Ảnh minh họa)

Nhiều chuyên gia khẳng định không nên chỉ định thầu làm đường cao tốc Bắc - Nam vì sẽ làm giảm tính cạnh tranh, công khai minh bạch (Ảnh minh họa)

Những dự án chậm tiến độ, đội vốn và các đại án tham nhũng đã xảy ra từ hình thức chỉ định thầu thi công xây dựng, thực hiện. Nhưng trước và sau khi chính thức được chuyển đổi sang hình thức đầu tư công, một số doanh nghiệp đã đăng ký nhà thầu, thậm chí còn “được xin” chỉ định thầu thực hiện cao tốc Bắc - Nam khiến dư luận không khỏi băn khoăn, lo lắng.

Đơn vị làm ăn thua lỗ...được đề xuất chỉ định thầu làm cao tốc Bắc - Nam?

Mới đây, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đề nghị xem xét, chỉ định thầu Tổng công ty Sông Đà thi công một số đoạn đường bộ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dù doanh nghiệp đang thua lỗ.

Theo Bộ xây dựng, về công nghệ xây dựng, công nghệ làm đường ở Việt Nam, không chỉ Sông Đà mà còn rất nhiều đơn vị khác làm được. Nhưng về mặt kinh tế xã hội, đây là doanh nghiệp có truyền thống nên ủng hộ.

Tổng công ty Sông Đà - CTCP là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước vào năm 2018. Đơn vị có nhiều công trình, dự án trọng điểm quốc gia qua các thời kỳ như: Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Ialy, Sông Hinh, Sơn La, Lai Châu và thực hiện nhiều dự án hạ tầng giao thông như: đường cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh, đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Đường Quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh...

Do đó, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng xin được cho phép Tổng Công ty Sông Đà được tham gia thi công một số đoạn đường trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông theo hình thức chỉ định thầu.

Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp này đã rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, doanh nghiệp này đang đứng trước những khoản nợ lớn. Quá trình cổ phần hóa, bán vốn cho tư nhân tại Tổng công ty Sông Đà cũng không mấy suôn sẻ, dù được cổ phần hóa từ năm 2018 nhưng đến nay tỉ lệ sở hữu nhà nước tại tổng công ty này vẫn lên tới 99,79% vốn điều lệ.

Nợ phải trả của Tổng công ty tính đến cuối năm 2019 là hơn 11.000 tỷ đồng; trong đó hàng loạt công ty con rơi vào tình trạng thua lỗ, có nguy cơ mất vốn nhà nước. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty là khoảng 2,8 lần, xấp xỉ mức báo động rủi ro tài chính (3 lần).

Không chỉ định thầu làm đường cao tốc Bắc - Nam!

Xoay quanh việc Bộ Xây dựng đề xuất chỉ định thầu Tổng công ty Sông Đà làm cao tốc Bắc - Nam, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình cho biết, kế hoạch đầu tiên, dự án cao tốc Bắc - Nam đưa ra đấu thầu ở quốc tế nhưng sau đó đấu thầu ở Việt Nam vì các đại biểu cho rằng nên mở rộng cho doanh nghiệp Việt Nam tổ chức đấu thầu chứ không nên cho doanh nghiệp nước ngoài vào. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào một số dự án làm cản trở và quá trình thực hiện không đúng tiến độ làm chi phí tăng lên gấp hai lần.

"Tôi không đồng tình chỉ định thầu vì theo quy định luật pháp phải đấu thầu. Trong việc chỉ định thầu luôn có biểu hiện không lường được là lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, lợi ích doanh nghiệp và đồng thời không dễ rà soát được đối tượng chỉ định thầu đó có đúng hay không" ông Phương nhấn mạnh.

Việc chỉ định doanh nghiệp thua lỗ, nợ vốn, năng lực cạnh tranh hạn chế thì lại càng là điều không nên. Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình đánh giá, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì không nên có giải pháp đầu tư giúp đỡ và tạo điều kiện. Đây có thể là biểu hiện chạy chọt và cá nhân lợi ích nhóm.

Còn theo chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên (Nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải Thành phố Hà Nội) khẳng định :“Đã đưa ra đầu tư công là sử dụng vốn nhà nước thì dứt khoát phải đấu thầu như vậy mới minh bạch, mới công bằng, cứ theo quy định của Luật Đầu thầu mà thực hiện, gắn trách nhiệm của từng đơn vị nếu sai phải đền bù thiệt hại.

Một dự án lớn bao nhiêu thì càng phải công khai minh bạch bấy nhiêu và không được chỉ định thầu. Nếu đơn vị được chỉ định thầu không có năng lực và tiến độ giải phóng mặt bằng chậm thì dự án cũng sẽ không thể thực hiện nhanh hơn được...”

Trước thông tin có doanh nghiệp đề xuất được chỉ định thầu thực hiện cao tốc Bắc - Nam, trao đổi với báo chí, PGS,TS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam cho hay, ông vẫn ủng hộ phương án đấu thầu nhưng phải thực hiện đúng pháp luật, minh bạch công khai. Trường hợp phải chỉ định thầu, có thể ưu tiên các doanh nghiệp quốc phòng thực hiện ở các dự án xung yếu ở các khu vực có nhu cầu cao về đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Ngoài ra, PGS,TS. Trần Chủng cũng cho rằng, phần lớn các dự án khác nên chọn hình thức đấu thầu sẽ tạo cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hơn giữa các doanh nghiệp. Đặc biệt kiểm soát được tình trạng “ép giá”, “ép tiến độ” vì hậu quả của thực trạng này là chất lượng công trình kém. Việc quan trọng cần khắc phục đó là việc quản lý sau đấu thầu, phải gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước tổ chức lựa chọn nhà thầu cả trong giai đoạn sau đấu thầu.

Hệ quả nhãn tiền từ những dự án “chỉ định thầu”

Theo các chuyên gia, đấu thầu công khai minh bạch để chọn được nhà thầu đủ năng lực thực hiện. Nhưng nhiều năm qua, công tác đấu thầu có nhiều bất cập như cố tình hạ giá thành, quân xanh quân đỏ, ép giá, ép tiến độ sẽ không đồng hành với chất lượng công trình.

Nhiều gói thầu khi bỏ giá thấp nhất đều khó thực hiện được dẫn đến chất lượng kém do bị giảm cấp, giảm khối lượng của vật liệu, giảm năng lực thi công. Nếu không kiểm soát được đấu thầu một cách minh bạch, công bằng, khoa học thì sẽ phải trả giá lớn do chất lượng công trình kém.

Điển hình như Cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng, nhà thầu bỏ giá thấp nhất thi công nhiều công trình đáng lẽ phải 15 năm mới phải trùng tu nhưng chỉ sau 5 năm đã phải thực hiện trùng tu bảo dưỡng gây tốn kém và lãng phí. Hay việc chỉ định thầu với các dự án BOT quốc lộ trước đây đang để lại nhiều hệ lụy lớn, mà tới nay vẫn chưa xử lý hết.

Đặc biệt là những hậu quả nặng nề từ việc chỉ định nhà thầu kém năng lực là Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Ngoài những thiệt hại ban đầu xác định được, Dự án đã kéo dài gấp đôi, làm đội vốn đầu tư gần chục ngàn tỷ đồng, số tiền nếu phạt theo tiến độ của hợp đồng EPC đã lên tới hàng trăm triệu USD.

Việc đấu thầu minh bạch hơn chỉ định thầu và các dự án được đầu tư bằng ngân sách nhà nước cần đấu thầu theo quy định Luật đầu tư công. Để công tác đấu thầu nhanh, cần đẩy nhanh phê duyệt các thủ tục và đưa ra tiêu chí phù hợp để rút ngắn việc lựa chọn nhà thầu. Nếu áp dụng chỉ định thầu thì phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, nhà thầu được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí về năng lực thi công, năng lực tài chính, kinh nghiệm.

Hoàng Lan

Tin khác

Hà Nội: Mở rộng thí điểm vé liên thông đa phương thức cho vận tải công cộng

Hà Nội: Mở rộng thí điểm vé liên thông đa phương thức cho vận tải công cộng

(CLO) Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.Hà Nội vừa tiếp tục mở rộng thí điểm hệ thống vé liên thông đa phương thức cho vận tải hành khách công cộng với nhiều tuyến xe buýt trên địa bàn.

Giao thông
Cục Hàng không Việt Nam nói gì về việc giá vé máy bay tăng 'sốc'?

Cục Hàng không Việt Nam nói gì về việc giá vé máy bay tăng 'sốc'?

(CLO) Đánh giá của Cục Hàng không, từ đầu năm 2024 đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông trên một số đường bay (giá đã bao gồm thuế, phí) của các hãng hàng không Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Giao thông
Đầu tư xây dựng loạt dự án giao thông trọng điểm khu vực Tây Nguyên

Đầu tư xây dựng loạt dự án giao thông trọng điểm khu vực Tây Nguyên

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành kế hoạch về thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên.

Giao thông
Chính thức khai thác 2 cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội)

Chính thức khai thác 2 cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội)

(CLO) Từ ngày hôm nay (6/5), 2 cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch trên tuyến đường Vành đai 3 chính thức được tháo dỡ rào chắn phục vụ người dân đi lại.

Giao thông
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư được phân công là Chủ tịch Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình.

Giao thông