Chi tiêu cho thực phẩm của châu Á tăng gấp đôi lên hơn 8.000 tỷ USD vào năm 2030

Thứ bảy, 25/09/2021 05:46 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo một báo cáo chung mới của PwC, Rabobank và Temasek, người tiêu dùng châu Á sẽ tăng gấp đôi chi tiêu cho thực phẩm lên hơn 8 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Theo báo cáo chung mới của PwC, Rabobank và Temasek, người tiêu dùng châu Á dự kiến sẽ tăng gấp đôi chi tiêu cho thực phẩm vào năm 2030, với việc đưa ra các lựa chọn lành mạnh và bền vững hơn.

chi tieu cho thuc pham cua chau a tang gap doi len hon 8000 ty usd vao nam 2030 hinh 1

Khách hàng mua rau tại một siêu thị vào ngày 9 tháng 9 năm 2021 ở Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: VCG | Getty Images.

“Báo cáo Thách thức Thực phẩm Châu Á 2021” của nhóm các nhà nghiên cứu đã cho biết hôm thứ 3 rằng: Chi tiêu cho thực phẩm trong khu vực sẽ đạt hơn 8 nghìn tỷ USD vào đầu thập kỷ tới - tăng từ 4 nghìn tỷ USD vào năm 2019 - trở thành thị trường thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới.

Phần lớn nhu cầu đó sẽ đến không những từ việc thay đổi thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng trong một khu vực ngày càng có ý thức về sức khỏe, hiểu biết về kỹ thuật số, mà còn do dân số đang gia tăng nhanh chóng. Đến năm 2030, châu Á dự kiến sẽ là nơi sinh sống của 4,5 tỷ người và 65% tầng lớp trung lưu trên toàn thế giới.

Anuj Maheshwari, giám đốc điều hành kinh doanh nông sản của Temasek, nói với tờ CNBC rằng: “Người dân châu Á muốn thực phẩm lành mạnh hơn, an toàn hơn, họ muốn mua các sản phầm trực tuyến và họ muốn nguồn cung thực phẩm luôn bền vững”.

Ấn Độ và Đông Nam Á được coi là những quốc gia có mức tăng chi tiêu lớn nhất, tăng với tốc độ kép hàng năm lần lượt là 5,3% và 4,7%. Tuy nhiên, nhìn chung Trung Quốc sẽ vẫn là thị trường lớn nhất tại châu Á.

Những kết quả nghiên cứu của báo cáo trên đã dựa trên cuộc khảo sát 3.600 người tiêu dùng trên 12 quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương, cũng như các cuộc trò chuyện với các giám đốc điều hành cấp cao trong lĩnh vực thực phẩm và phân tích hơn 3.000 công ty thực phẩm và đồ uống được giao dịch công khai.

Cơ hội đầu tư trị giá 1,5 nghìn tỷ USD

Sự gia tăng nhanh chóng gây áp lực lên một hệ sinh thái lương thực vốn đã mỏng manh và đang phải chịu áp lực to lớn kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Theo báo cáo, sẽ cần 1,55 nghìn tỷ USD đầu tư vào năm 2030 trên toàn bộ chuỗi giá trị để đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của khu vực.

Giám đốc Maheshwari cho biết, điều đó sẽ mang lại cơ hội thương mại đáng kể cho các nhà đầu tư. Ông gọi đây là một “khu vực rộng lớn ở châu Á”.

Cụ thể, báo cáo nêu rõ sáu “xu hướng quan trọng” để phát triển nghành công nghiệp thực phầm tại châu Á, bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, sản phẩm tươi sống, nguồn gốc thực phẩm an toàn và có thể truy xuất nguồn gốc, tiêu dùng bền vững, protein thay thế và mua hàng trực tuyến.

Ông Maheshwari nói: “Những xu hướng này là những gì các doanh nghiệp nông nghiệp cần tập trung vào và đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể mua được loại thực phẩm này với số lượng vượt mức mà chúng tôi cần ở những thị trường bùng nổ như châu Á.”

Theo AgFunder - công ty đầu tư mạo hiểm mới trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm, các khoản đầu tư vào công nghệ nông nghiệp tại châu Á đã tăng đáng kể kể từ năm 2014, tăng 377% lên 30,5 tỷ USD.

Huy Hoàng (Theo CNBC)

Tags:
Bình Luận

Tin khác

Châu Âu đang gián tiếp nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ

Châu Âu đang gián tiếp nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ

(CLO) Theo báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) và Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ (CSD), Liên minh châu Âu (EU) đã nhập khẩu 3 tỷ euro sản phẩm dầu từ các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu xử lý các sản phẩm dầu của Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Nga: Xe điện Trung Quốc khiến Mỹ 'lo lắng'

Tổng thống Nga: Xe điện Trung Quốc khiến Mỹ "lo lắng"

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp báo ở thành phố Cáp Nhĩ Tân trong chuyến đi hai ngày tới Trung Quốc: Chính quyền Mỹ đã áp đặt thuế đối với xe điện (EV) do Trung Quốc sản xuất vì chúng đã trở nên tốt hơn, đồng thời nhấn mạnh đây là hành động ngăn chặn đối thủ mạnh xâm nhập vào thị trường nội địa nước này.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, Mỹ sẽ tốt hơn nếu duy trì hệ thống thương mại mở thay vì áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng Washington và Bắc Kinh nên hợp tác cùng nhau để giải quyết căng thẳng thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

(CLO) Xoay quanh sự việc một cửa hàng kinh doanh bikini tố khách trả hàng khi đã mặc được một tuần gây nên nhiều tranh cãi về chính sách hoàn hàng trong vòng 15 ngày của Shopee.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

(CLO) Giá vàng, bạc và bạch kim đã tăng vọt từ đầu năm đến nay và các chiến lược gia cho rằng các kim loại quý này có thể tiếp tục đạt mức cao kỷ lục mới trong những tháng tới.

Thị trường - Doanh nghiệp